7. Cấu trúc Luận văn
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội Quận Nam Từ Liêm
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Nam Từ Liêm nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của thành phố, giữa các tuyến giao thông trọng điểm: đƣờng vành đai III, vành đai IV, Đại lộ Thăng Long nối trung tâm Hà Nội tới các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức đi Hòa Bình và quốc lộ 32 đi thị xã Sơn Tây; Quận Nam Từ Liêm có đƣờng địa giới hành chính tiếp giáp với các quận, huyện sau:
- Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm; - Phía Nam giáp quận Hà Đông;
- Phía Đông giáp quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân; - Phía Tây giáp huyện Hoài Đức.
Hình 2. 1: Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm
2.1.1.2. Địa hình, địa mao
Quận nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ chảy qua. Địa hình nghiêng theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam, cao độ trung bình 6,0m- 6,5m; khu vực có địa hình cao nhất tập trung ở
phía Bắc dọc theo sông Hồng, cao từ 8m-11m; khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam của Quận.
Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Tuy nhiên đất đai phần lớn là đất phù sa mới nên cƣờng độ chịu tải của đất kém, khi đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tƣ xử lý nền móng.
2.1.1.3. Về khí hậu
Quận nằm trong khu vực khí hậu chung của Thành phố, chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mƣa nhiều. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC; lƣợng mƣa trung bình năm là 1.600mm-1.800mm; độ ẩm không khí cao trung bình khoảng 82%.
2.1.1.4. Về thủy văn
Trên địa bàn quận có hệ thống sông ngòi tƣơng đối dày đặc, chịu sự ảnh hƣởng của chề độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ.
2.1.1.5. Về tài nguyên đất
Đất đai của Quận đƣợc hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, bao gồm 5 loại chính: Đất phù sa sông Hồng đƣợc bồi đắp hàng năm; đất phù sa sông Hồng không đƣợc bồi hàng năm, không glây, không loang lổ; đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, có tầng loang lổ, đất phù sa sông Hồng không đƣợc bồi hàng năm có tầng glây; đất phù sa sông Hồng không đƣợc bồi hàng năm, úng nƣớc. Đất đai của quận đề có nguồn gốc phù sa, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong đất khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa dạng hóa nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ƣu thế phục vụ đô thị.
2.1.1.6. Về tài nguyên nước
Nguồn nƣớc mặt: Nguồn tài nguyên nƣớc mặt của Quận khá phong phú đƣợc cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ… Đây là các đƣờng dẫn tải và tiêu nƣớc quan trọng trong sản xuất cũng nhƣ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cƣ. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lƣợng mƣa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nƣớc cho nhu cầu sử dụng của Quận.
Nguồn nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng: Tầng 1: có độ sâu trung bình 13,5m, nƣớc có độ nhạt mềm đến hơi cứng chứa
Bicacbonnatcanxi, có hàm lƣợng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,42- 0,93 mg/l; Tầng 2: có độ sâu trung bình 12,4m, nƣớc có thành phần Bicacbonnatnatri, hàm lƣợng sắt từ 2,16-17,25mg/l; Tầng 3: có độ sâu trung bình 40-50m, nguồn nƣớc dồi dào, sử dụng để khai thác với quy mô công nghiệp. Tổng đô khoáng hóa từ 0,25-0,65g/l, thành phân fhoas học chủ yếu là cacbonnat- Clorua- Natri- Canxi. Hàm lƣợng sắt từ 0,42- 47,4mg/l; hàm lƣợng Magan từ 0,028- 0,075mg/l; hàm lƣợng NH4 từ 0,1-1,45mg/l. [16]
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về phát triển kinh tế
a. Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng
Quận đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển; trong đó, tập trung chỉ đạo kiểm soát thị trƣờng, tạo thuận lợi về mặt bằng, thủ tục hành chính, thông tin thị trƣờng, thực hiện tốt chính sách giãn, hoãn một số sắc thuế, do vậy, thúc đẩy kinh tế của quận tăng trƣởng nhanh1, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao… Tốc độ tăng giá trị sản xuất chung bình quân của quận giai đoạn 2014-2018 đạt cao, tăng 15,7% (quy mô giá trị sản xuất chung các ngành kinh tế đến năm 2018 đạt: 44.585 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với năm đầu thành lập). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng: Thƣơng mại, dịch vụ: 57,5% (tăng 2,9% so với năm 2014) - công nghiệp, xây dựng: 42,3% (giảm 2,9% so với năm 2014) - nông nghiệp: 0,2%. Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao; Thu nhập bình quân đầu ngƣời tiếp tục tăng, đến năm 2018 đạt 56 triệu đồng/ngƣời (tăng 15 triệu đồng/ngƣời so với năm đầu thành lập).
- Ngành thƣơng mại, dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng cao, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 17,3%. Các ngành dịch vụ chất lƣợng cao đang hình thành và phát triển: Văn phòng cho thuê, khách sạn, siêu thị; viễn thông, văn hóa, giáo dục, y tế…, trong đó, ngành dịch vụ viễn thông chiếm tỷ trọng 30%, thƣơng mại chiếm 20%, lƣu trú chiếm 5%, vận tải chiếm 6%, kinh doanh bất động sản chiếm 10%...
Hạ tầng thƣơng mại dịch vụ phát triển với nhiều trung tâm thƣơng mại, siêu thị quy mô lớn và hệ thống chợ dân sinh đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhân dân; đến
nay. Đến nay, toàn quận có 02 trung tâm thƣơng mại, 02 khách sạn 5 sao, 05 siêu thị, 10 chợ dân sinh.
- Ngành công nghiệp- Xây dựng có mức tăng trƣởng khá, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 13,8%. Ngành nghề chủ yếu: Ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại chiếm 22,2%, ngành chế biến thực phẩm chiếm 20%, ngành sản xuất đồ uống chiếm tỷ trọng 5%...; ngành xây dựng chiếm tỷ trọng trên 50% cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng…
Trên địa bàn quận có cụm công nghiệp vừa và nhỏ với diện tích 28,5 ha với 36 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 1300 lao động. Toàn quận có 04 làng nghề duy trì phát triển phù hợp với phát triển đô thị và một số làng nghề đƣợc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm: Bún Phú Đô, cốm Mễ Trì…
- Ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần, phù hợp với quá trình đô thị hóa của quận, giá trị sản xuất giảm bình quân 3,7%. Tuy nhiên, do tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng giảm diện tích lúa, tăng diện tích trồng cây ngắn ngày có giá trị và hiệu quả kinh tế cao: Hoa, rau; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất, thực hiện tốt công tác thú y, bảo vệ thực vật, do vậy, giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp hàng năm đều tăng (Đến năm 2018 ƣớc đạt 137 triệu đồng/ha, tăng 21 triệu đồng/ha so với năm 2013); Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng trên 80% giá trị sản xuất; Trên địa bàn quận có các vùng cây ăn quả đặc sản: Cam Canh, Bƣởi Diễn, là sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng.
b. Về thu, chi ngân sách
Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đã tạo ra đƣợc “sự bứt tốc “ ngay từ năm đầu tiên thành lập (vƣợt 40% so với dự toán), tạo đà cho những năm tiếp theo. Kết quả, thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn giai đoạn 2014-2018 đạt 31.926,72 tỷ đồng, tăng bình quân 36,4%/năm. Năm 2018 thu ngân sách đạt 8.418 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2014; trong đó, thu ngân sách trên địa bàn (không tính tiền sử dụng đất) đạt 4.763 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với năm 2014. Thu ngân sách hàng năm đều vƣợt dự toán đƣợc giao và đứng trong 05 quận có số thu cao nhất Thành phố, điều này phản ảnh rõ nét sự phát triển kinh tế của quận, Quận đã đảm bảo thu cân đối ngân sách.
Tổng chi ngân sách giai đoạn 2014- 2018 đạt 9.775,178 tỷ đồng, tăng bình quân 18,4%/năm; chi thƣờng xuyên đảm bảo thực hiện đẩy đủ các chế độ, chính sách và đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý; Chi đầu tƣ chiếm tỷ lệ 63%, trong đó, ƣu tiên chi đầu tƣ cho giáo dục chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng chi ngân sách quận.
c. Huy động vốn đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại:
Trong 05 năm 2014-2018, quận đã huy động các nguồn lực đầu tƣ từ nguồn ngân sách và nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn ngân sách, tập trung vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực đầu tƣ ƣu tiên, các dự án hạ tầng văn hoá xã hội còn thiếu, xây dựng hạ tầng khung. Riêng nguồn vốn ngân sách do quận quản lý trong 05 năm 2014-2018: 4.235,5 tỷ đồng.
2.1.2.2. Về phát triển văn hóa- xã hội
a. Công tác phát triển văn hóa thể thao, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã đƣợc triển khai sâu rộng, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội.
Đặc biệt, năm 2018, hoàn thành xây dựng Đề án “phƣờng đạt chuẩn văn minh đô thị” giai đoạn 2018-2020, định hƣớng đến năm 2030, đƣợc HĐND quận thông qua, làm cơ sở để triển khai thực hiện trong các năm tiếp theo.
Thành quả đạt đƣợc trong trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở nhƣ các mô hình văn hoá: gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá… tỷ lệ năm sau đều đạt cao hơn năm trƣớc và đƣợc nhân rộng (đến năm 2018, tỷ lệ hộ gia đình đƣợc công nhận “Gia đình văn hóa” đạt 88,5% (tăng 0,5% so với năm 2013); tỷ lệ tổ dân phố văn hóa đạt 85,5%; nếp sống văn minh đô thị đƣợc củng cố, nâng cao; các tệ nạn xã hội đƣợc ngăn chặn, đẩy lùi. Công tác khảo sát, đặt tên đƣờng phố đƣợc quan tâm; từ năm 2014 đến nay, đã báo cáo Thành phố đặt tên cho 20 tuyến đƣờng. Hàng năm, tổ chức thực hiện tốt một số lễ hội kết hợp tuyên truyền, quảng bá du lịch: Làng nghề Cốm Mễ Trì, làng nghề Bún Phú Đô.
Công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa luôn đƣợc quan tâm. Công tác quản lý lễ hội đƣợc tăng cƣờng, nhờ đó đã có chuyển biến tích cực, các lễ hội đảm bảo tính truyền thống, an toàn, tiết kiệm, đúng
quy định của pháp luật; phần lễ và phần hội đƣợc kết hợp hài hòa, phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng của nhân dân. Các hoạt động tín ngƣỡng nơi thờ tự diễn ra lành mạnh, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội. Hoạt động quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục đƣợc quan tâm.
b. Công tác giáo dục- đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Giáo dục đào tạo đƣợc quận đặc biệt quan tâm và đã đạt đƣợc nhiều thành tích nổi bật, đến năm 2018, ngành giáo dục quận đứng thứ 6 toàn Thành phố, tăng 03 bậc so với năm đầu thành lập, đƣợc tặng Cờ thi đua xuất sắc của Thành phố và Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong năm 2015, Quận xây dựng Đề án 94/ĐA-UBND về “Đổi mới giáo dục và đào tạo quận Nam Từ Liêm giai đoạn
2015-2020”, trong đó tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất, đào tạo chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên, đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học và cập nhật chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, trọng tâm là tiếng anh, tin học, kỹ năng sống. Kết quả, đã đầu tƣ khoảng trên 1500 tỷ xây dựng, cải tạo và trang bị thiết bị các trƣờng học; Tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trƣờng 112 lớp với hơn 14.354 lƣợt học viên tham gia; Về tăng cƣờng môn Tiếng anh: 100% các trƣờng đã triển khai chƣơng trình liên kết Tiếng Anh, 100% các trƣờng tiểu học, THCS triển khai dạy sách Tiếng Anh mới hệ 10 năm theo chƣơng trình của Bộ GD&ĐT; Cuộc thi Festival Tiếng Anh đƣợc tổ chức hàng năm theo các chủ đề khác nhau đã thu hút đƣợc đông đảo số lƣợng học sinh các nhà trƣờng tham gia; Môn tin học: 100% các trƣờng đƣợc kết nối Internet; 100% giáo viên tin học đƣợc đào tạo và cấp chứng chỉ IC3; 100% giáo viên các trƣờng công lập đƣợc tập huấn thiết kế bài giảng E-leaning. 100% giáo viên lên lớp dạy bằng giáo án điện tử (Ít nhất 1 tiết/ngày).
Mạng lƣới trƣờng học ngày càng phát triển, đến năm 2018, toàn quận có 101 trƣờng phổ thông (tăng 37 trƣờng so với năm 2013), trong đó trƣờng công lập khối THCS, tiểu học và mầm non: 39 trƣờng (tăng 11 trƣờng so với năm 2013); Có 12 trƣờng THPT, 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thƣờng xuyên và 10 Trung tâm học tập cộng đồng. Một số trƣờng đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu về chất
lƣợng, phạm vi tuyển sinh toàn thành phố: Tiểu học và THCS Việt- Úc, Lô mô nô xốp, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, THCS Nam Từ Liêm, Tiểu học Nam Từ Liêm... Số học sinh: 66.924 học sinh công lập và ngoài công lập theo học, tăng 169% so với năm học 2013-2014, trong đó, công lập chiếm tỷ trọng 53%; ngoài công lập chiếm tỷ trọng 47%.
c. Công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt:
Trong 5 năm, quận đã quan tâm, đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo các trạm y tế cho các phƣờng còn thiếu và xuống cấp. Kết quả, hoàn thành xây dựng 04 trạm y tế cho các phƣờng còn thiếu, góp phần tiếp tục duy trì chuẩn Quốc gia về y tế tại 10/10 phƣờng, trong đó có 01 phƣờng đạt chuẩn quốc gia y tế chất lƣợng cao.
- Công tác Dân số- KHHGĐ tiếp tục chú trọng, bảo đảm ổn định mức tăng dân số và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dân số. Thực hiện tốt chƣơng trình nâng cao chất lƣợng dân số, đặc biệt là thực hiện Đề án “Tầm soát, phát hiện sớm một số tật,
bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Tiếp tục triển
khai thực hiện tuyên truyền chính sách về dân số KHHGĐ. Tỷ suất sinh thô giai đoạn 2014-2018 giảm trung bình 0,05‰/năm; Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm trung bình 0,02%/năm, Các chỉ tiêu đều hoàn thành kế hoạch giao hàng năm.
d. Đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội
- Trong những năm qua, Quận đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, cụ thể là đã thực hiện nhiều biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định, cải thiện cuộc sống, đảm bảo cung ứng điện, nƣớc, vệ sinh môi trƣờng; thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách ngƣời có công; các chính sách lao động, việc làm.
- Thực hiện tốt các chính sách đối với ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách, ngƣời có công với cách mạng và bảo vệ trẻ em. Tổ chức chi trả kinh phí tặng quà Tết tới các đối tƣợng chính sách ngƣời có công, đối tƣợng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cán bộ hƣu trí, mất sức, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với 50.989 suất quà, tổng kinh phí: 16.394 triệu đồng. Đặc biệt, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày Thƣơng binh- Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2017) đã thực hiện hoàn
thành và hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao, đƣợc Thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc.