7. Cấu trúc Luận văn
3.2.2. Tác động đến kinh tế gia đình
Kết quả điều tra phỏng vấn, đa số các hộ gia đình, cá nhân tại 02 dự án đều đánh giá điều kiện kinh tế của gia đình tốt hơn so với trƣớc khi bị thu hồi đất (bảng 3.3). Số liệu bảng 3.3 cho thấy tại dự án 1 tỷ lệ các hộ gia đình, cá nhân đánh giá kinh tế tăng sau khi bị thu hồi đất là 42,50%, có 45,00% số hộ đánh giá là không
thay đổi, chỉ có 12,50% đánh giá kinh tế kém đi. Tại dự án 2, kết quả điều tra đánh giá cũng có quy luật tƣơng tự với các tỷ lệ lần lƣợt là 45,00%; 33,75% và 21,25%.
Bảng 3. 3: Đánh giá của các hộ gia đình, cá nhân điều tra phỏng vấn về kinh tế của hộ sau khi bị thu hồi đất tại hai dự án nghiên cứu
STT Chỉ tiêu đánh giá Dự án 1 Dự án 2
Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Tăng 22 68,75 25 67,56
2 Giảm 3 9,37 4 10,81
3 Không thay đổi 7 21,88 8 21,63
Tổng 32 100,00 37 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả
Hình 3. 1: Biểu đồ thu nhập bình quân của hộ/1 tháng tại 02 dự án nghiên cứu
Hình 3.1 cho thấy bình quân thu nhập đầu ngƣời hàng tháng của các hộ gia đình, cá nhân tại 2 dự án sau khi thu hồi đất cao hơn so với trƣớc khi bị thu hồi đất. Cụ thể: ở dự án 1, thu nhập bình quân hàng tháng sau khi thu hồi đất là 4,72 triệu đồng, tăng xấp xỉ 500 nghìn đồng so với trƣớc khi bị thu hồi đất; ở dự án 2, thu nhập bình quân hàng tháng sau khi thu hồi đất là 3,98 triệu đồng, tăng hơn 300 nghìn đồng so với trƣớc khi bị thu hồi đất.