7. Cấu trúc Luận văn
3.2.4. Tác động đến môi trường sống
Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn ngƣời dân đánh giá CSHT tại khu vực 02 dự án nghiên cứu đều tốt hơn so với thời điểm trƣớc khi giải phóng mặt bằng (dự án 1 là 56,25%, dự án 2 là 59,46%); có 43,75% hộ gia đình ở dự án 1 và 40,54% hộ gia đình ở dự án 2 đánh giá ở mức không đổi; không có ai đánh giá ở mức kém đi (Bảng 3.5).
Bảng 3. 5: Tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng của các hộ gia đình sau khi giải phóng mặt bằng STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Cơ sở hạ tầng tốt hơn 18 56,25 22 59,46 2 Cơ sở hạ tầng kém đi 0 0,00 0 0,00 3 Cơ sở hạ tầng không đổi 14 43,75 15 40,54 Tổng 32 100,00 37 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả
Nhƣ vậy, sau khi thu hồi đất, CSHT tại khu vực 02 dự án có sự chuyển biến đáng kể, tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận các dịch vụ tốt hơn, thuận lợi trong trao đổi hàng hóa.
Tuy nhiên, theo đánh giá từ các hộ gia đình, cá nhân đƣợc điều tra phỏng vấn về tác động đến các vấn đề môi trƣờng thì hầu hết đều thấy môi trƣờng không khí kém hơn so với trƣớc khi bị thu hồi đất (dự án 1 là 43,75%, dự án 2 là 43,24%); mức đánh giá về tác động đến môi trƣờng đất bị kém đi tại 2 thấp hơn môi trƣờng không khí với tỷ lệ lần lƣợt là 37,50% và 37,84%; môi trƣờng nƣớc cũng có mức đánh giá kém đi tại dự án 1 là 34,37% và tại dự án 2 là 32,43% (Bảng 3.6).
Qua bảng 3.6 cho thấy, việc thực hiện 02 dự án đã một phần ảnh hƣởng đến các vấn đề về môi trƣờng tại địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình thi công dự án, khói bụi và đất cát xây dựng đã ảnh hƣớng xấu đến môi trƣờng sống của ngƣời dân ở khu vực xung quanh. Sau đó, khi đi vào sử dụng thì mật độ dân cƣ tại đây tăng cao, lƣợng rác thải và nƣớc thải từ các khu dân cƣ và khói bụi từ các phƣơng tiện lƣu thông làm ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.
Bảng 3. 6: Tác động của các dự án nghiên cứu đến môi trƣờng
STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Môi trƣờng đất - Tốt hơn 0 0,00 0 0,00 - Kém đi 12 37,50 14 37,84 - Không đổi 20 62,50 23 62,16 2 Môi trƣờng nƣớc - Tốt hơn 0 0,00 0 0,00 - Kém đi 11 34,37 12 32,43 - Không đổi 21 65,63 25 67,57 3 Môi trƣờng không khí - Tốt hơn 0 0,00 0 0,00 - Kém đi 14 43,75 16 43,24 - Không đổi 18 56,25 21 56,76
3.3. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng bồi thường, hỗ trợ, GPMB của hai dự án nghiên cứu
3.3.1. Những mặt đạt được
- Về trình tự và tổ chức thực hiện công tác GPMB của 02 dự án nghiên cứu đã đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho nhân dân đƣợc thực hiện nghiêm túc, công khai theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo dân chủ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.
- UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phƣơng. Đã áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tƣ, kiện toàn và nâng cao trách nhiệm và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng; vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về công tác giải phóng mặt bằng để giải quyết khó khăn cho các dự án ...
- UBND thành phố đã can thiệp kịp thời vào những khiếu nại của các hộ gia đình có phần đất thuộc dự án buộc phải thu hồi để đƣa ra phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ mới đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân.
- Công tác kiểm tra đƣợc thực hiện khá tốt, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình kiểm kê, giúp tiết kiệm ngân sách Nhà nƣớc đồng thời đảm bảo cho sự công bằng cho ngƣời dân.
Nhờ vậy trong công tác bồi thƣờng và GPMB đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều dự án đầu tƣ sau khi đƣợc cấp đất đã triển khai xong công tác bồi thƣờng để thực hiện công việc đầu tƣ (điển hình nhƣ dự án nghiên cứu số 1). Tiến độ bồi thƣờng, GPMB đối với các dự án triển khai trong thời gian gần đây đạt kết quả khả quan, đa số nhân dân đều đồng tình ủng hộ.
3.3.2. Những khó khăn, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân Những tồn tại, hạn chế: Những tồn tại, hạn chế:
Về thu hồi đất
- Việc thực hiện thu hồi lại phần diện tích đất nông nghiệp công ích trong dự án số 2 gặp nhiều khó khăn do một số ngƣời dân không đồng thuận với phƣơng án
của UBND quận Nam Từ Liêm. Dự án 1 có một số khó khăn ban đầu về thu hồi đất khi trong số đó có 2 hộ gia đình không có GCNQSDĐ nên số tiền bồi thƣờng phải trừ đi khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật của những năm trƣớc đó, điều này đã gây cản trở cho việc thu hồi đất, nhƣng sau khi đƣợc giải thích cặn kẽ thì ngƣời dân cũng đã giao lại đất để dự án thực hiện đƣợc đúng tiến độ đề ra.
- Với phần diện tích đất nông nghiệp có các cây hàng năm và lâu năm thì đa số ngƣời dân đều không muốn giao lại. Những loại cây đó hàng năm vẫn mang lại cho ngƣời dân một khoản tiền lợi nhuận chính trong thu nhập của hộ nên việc thu hồi là rất khó khăn.
- Trong quá trình giao đất trƣớc kia, có một số hộ chƣa xác định đƣợc nguồn gốc và thời gian sử dụng phải mở ra các cuộc họp để lấy ý kiến dân cƣ, điều này gây tốn thời gian, chậm chễ trong việc GPMB.
- Còn có sự nhầm lẫn, thiếu sót trên hồ sơ: diện tích bản đồ trích đo thấp hơn so với diện tích giao trên sổ bộ thuế, diện tích bản đồ trích đo thấp hơn GCNQSDĐ. Vì vậy, phải tiến hành kiểm tra, rà soát lại số liệu và lập phƣơng án điều chỉnh, bổ sung. Dẫn đến việc kéo dài thời gian chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân, làm chậm công tác GPMB;
- Do thiếu sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các dự án tại địa phƣơng nên khi tiến hành GPMB đã xảy ra tình trạng chồng chéo diện tích đất thu hồi, bồi thƣờng giữa các dự án với nhau. Gây khó khăn cho việc xác định diện tích thu hồi và diện tích đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ tại các dự án.
Về bồi thường, hỗ trợ
- Nguồn vốn để thực hiện các dự án của địa phƣơng còn hạn chế, thiếu tiền chi trả bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân, làm chậm công tác GPMB, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án (đặc biệt là dự án số 2, vốn đầu tƣ từ Bộ tƣ pháp).
- Bồi thƣờng đất nông nghiệp: Giá đất nông nghiệp ở cả hai dự án đều đƣợc chi trả bằng với giá đất nông nghiệp theo quy định của Nhà nƣớc. Tuy nhiên giá đất này so với thực tế năm 2017 – 2019 là thấp hơn nên ở dự án 02 việc thu hồi cũng tốn nhiều thời gian.
- Các tài sản trên đất: Một số hộ gia đình có diện tích cây ăn quả đang trong thời gian chuẩn bị và đang thu hoạch, cây lâu năm sắp đƣợc thu hoạch đều không đồng tình với mức giá bồi thƣờng của dự án. Ngƣời dân cho rằng công sức họ bỏ ra để chăm sóc cây đến thời điểm thực hiện dự án là tốn rất nhiều thời gian và công sức nên bồi thƣờng nhƣ vậy thì quá thấp, không phù hợp. Nhƣng ngƣời dân sau đó vẫn đồng thuận để giao đất lại cho chủ đầu tƣ.
- Một số công trình ngƣời dân mới xây dựng đƣợc bồi thƣờng hỗ trợ còn thấp so với công sức họ xây dựng và thấp so với giá trị sử dụng nên ban đầu vẫn có những ý kiến không đồng tình từ ngƣời dân.
- Việc chính sách hỗ trợ chuyển đổi việc làm là tiền mặt, vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của một số hộ dân trong dự án. Họ có mong muốn đƣợc đào tạo và hỗ trợ về việc làm để phát triển kinh tế một cách thuận lợi.
- Ngoài ra, vấn đề tâm linh từ đời cha ông để lại nên vẫn còn 02 hộ trong dự án 2 chƣa di dời phần mộ đã xây đi đến nơi khác vì họ sợ sẽ động đến long mạch. Và ngƣời dân thấy rằng mức đền bù chƣa đủ để họ di chuyển mộ đến nơi mới.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Do các chủ đầu tƣ khó khăn về nguồn vốn chậm chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ hoặc các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thủ tục giải ngân chậm, làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án. Mặt khác, do chế độ chính sách trong công tác GPMB có nhiều thay đổi, chính sách sau cao hơn chính sách trƣớc ngƣời chấp hành thiệt thòi hơn ngƣời chây ỳ dẫn đến đơn thƣ khiếu nại nhiều.
- Chủ đầu tƣ chƣa quan tâm, chƣa coi trọng việc khớp nối hạ tầng làm ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân. Chủ đầu tƣ khi thực hiện dự án chƣa quan tâm đến thực hiện nghĩa vụ của mình, không phối hợp giải quyết dứt điểm dự án gây bức xúc trong nhân dân dẫn đến nhiều đơn thƣ, khiếu nại phải giải quyết.
- Cơ chế chính sách còn có những bất cập, thay đổi nhiều chƣa đồng bộ, thƣờng xuyên phải xử lý, giải quyết bằng các chính sách đặc thù dẫn đến sự mất cân đối và phá vỡ mặt bằng chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ.
- Chủ đầu tƣ và các đơn vị có liên quan chƣa phối hợp chặt chẽ trong thực hiện công tác GPMB dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chƣa đạt theo kế hoạch.
- Trong cùng một thời điểm, phải triển khai nhiều dự án GPMB mới; trong đó các dự án cũ đã thực hiện nhiều năm còn tồn tại, khó khăn, vƣớng mắc; do đó khối lƣợng công việc rất lớn, lực lƣợng cán bộ trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn bồi thƣờng, hỗ trợ còn mỏng, chƣa đồng bộ.
- Những vấn đề có tính lịch sử trong quản lý, sử dụng đất đai phát sinh, việc thực hiện phƣơng án giao đất theo Nghị định 64/CP còn tiếp tục phải giải quyết làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện công tác GPMB các dự án.
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
3.4.1. Quan điểm đề xuất giải pháp
- Hệ thống pháp luật chặt chẽ; các cơ chế, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ phải đƣợc dân cƣ góp ý để đảm bảo tính công bằng, dân chủ.
- Lợi ích của ngƣời bị thu hồi đất: dự án đƣợc thực hiện khi ngƣời dân đang tạo lập tài sản nên cần phải đƣa ra các cơ chế bồi thƣờng và hỗ trợ phù hợp với lợi ích của ngƣời dân hiện tại và tƣơng lai sau khi thu hồi đất.
- Rút ngắn khoảng thời gian thu hồi và GPMB.
- Định hƣớng trƣớc việc hỗ trợ chuyển đổi nghề gắn với tạo việc làm mới nhằm hạn chế ảnh hƣởng đời sống của ngƣời bị thu hồi đất. Hỗ trợ chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác thông qua đào tạo, hƣớng nghiệp, truyền nghề; ƣu tiên tiếp nhận vào các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp - dịch vụ tại chỗ.
- Công tác tổ chức thực hiện khoa học, hạn chế những thủ tục rƣờm rà, cán bộ luôn nhiệt tình cung cấp và hoàn thiện hồ sơ cho các hộ gia đình trong diện bị thu hồi đất.
- Tiềm năng phát triển của chủ đầu tƣ quyết định một phần trong tiến độ thực hiện dự án và chất lƣợng của dự án.
3.4.2. Một số giải pháp cụ thể
Để nâng cao hơn nữa tính khả thi, hạn chế tối đa các vƣớng mắc trong việc áp dụng và tổ chức thực hiện của công tác bồi thƣờng GPMB khi Nhà nƣớc thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tƣ, cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.4.2.1. Về cơ chế, chính sách
Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai nói chung, chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ nói riêng còn thiếu đồng bộ, không ổn định, thƣờng xuyên thay đổi. Vì vậy đã gây khó khăn phức tạp cho công tác bồi thƣờng GPMB.
- Trong thời gian tới cần tập trung, tiếp tục đầu tƣ nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai đảm bảo tính khoa học, kế thừa, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và giải quyết đƣợc căn bản các mối quan hệ về đất đai.
- Từng bƣớc hoàn thiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, đảm bảo giá bồi thƣờng đất, các loại tài sản trên đất tƣơng đƣơng với giá thực tế trên thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng, tƣơng quan với các quận lân cận. Đặc biết, đối những khu vực đất bị thu hồi nhƣng chƣa có GCNQSDĐ cần phải đƣợc điều tra nguồn gốc sử dụng, thẩm định minh bạch để thỏa đáng với ngƣời dân có đất bị thu hồi.
- Tăng cƣờng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp sử dụng đất, xây dựng các công trình không đúng quy hoạch;
- Đổi mới nâng cao chất lƣợng công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất, tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trong công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào việc lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch. Trƣớc mỗi kì phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, nên tổ chức rộng rãi công khai phƣơng án quy hoạch trƣớc toàn dân để giải trình những phƣơng án quy hoạch mà thành phố cũng nhƣ UBND quận đã thống nhất trƣớc đó. Từ đó để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực sự là công cụ quan trong trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB nói riêng.
- Cần bố trí kinh phí thích đáng để xây dựng Bảng giá đất phù hợp với giá đất thực tế của địa phƣơng và từng khu vực. Tăng cƣờng công tác quản lý giá đất, từng bƣớc hoàn thiện bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố; kịp thời điều chỉnh bảng giá đất khi có biến động lớn, khắc phục tình trạng giá bồi thƣờng về đất thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế trên thị trƣờng. Mỗi quận sẽ có những đặc tính về kinh tế - xã hội khác nhau nên việc ảnh hƣởng đến giá đất cũng rất khác nhau. Vì vậy, cần có một cơ quan độc lập để xác định giá đất theo quy định để không bị
chênh lệch quá nhiều so với giá chuyển nhƣợng thực tế bằng một hệ số để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
- Cần đẩy mạnh và phát huy có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn từ Quỹ phát triển đất. Sử dụng nguồn vốn vay (trích từ 30% - 40% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm để thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) tranh thủ các nguồn lực, tạo quỹ đất sạch thu hút nhà đầu tƣ.
- Đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội các đề án hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất phải đảm bảo hài hoà 3 lợi ích: Nhà nƣớc, ngƣời có đất bị thu hồi và chủ đầu tƣ.
- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả bộ máy quản lý và những ngƣời làm công