5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Các nhân tố bên trong doanhnghiệp
a. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Khả năng tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý doanh nghiệp đạt kết quả ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và trình độ của chủ doanh nghiệp, họ là người vừa có vốn, vừa có kinh nghiệm, đam mê kinh doanh. Chất lượng trình độ chủ DN càng cao cho thấy khả năng chèo lái của doanh nghiệp được khẳng định trên thị trường.
Bảng 3.19: Trình độ chủ DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Đại học 12 16 15 20,55 16 22,22 Cao đẳng 17 22,67 10 13,7 11 15,28 Trung cấp 13 17,33 16 21,92 16 22,22 Tốt nghiệp THPT, THCS,… 33 44 32 43,84 29 40,28
(Nguồn: Phòng Đăng ký kinh doanh huyện Chợ Đồn)
Bảng số liệu 3.13 phản ánh trình độ chủ DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn thay đổi hàng năm. Cơ cấu chủ doanh nghiệp chủ yếu thuộc nhóm tốt nghiệp THPT, THCS, năm 2015 chiếm 44,0%, năm 2016 chiếm 43,84% và năm 2017 chiếm 40,28%, nguyên nhân là do trên địa bàn cơ cấu DNNVV chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, điều kiện ràng buộc khi đăng ký kinh danh đối với loại hình này là chỉ cần có vốn, kinh nghiệm từ đó dễ dàng thành lập doanh nghiệp. Tỷ lệ chủ DNNVV có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thấp hơn và chủ yếu là chủ của Cty TNHH, Công ty cổ phần,…(bảng số liệu 3.13). Như vậy có thể thấy, đa số trình độ chủ DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn thấp, ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của doanh nghiệp trước bối cảnh cạnh tranh và hội nhập.
b. Trình độ thiết bị và công nghệ
Để có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ mới, mà muốn tiếp nhận được công nghệ mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có 3 yếu tố là nguồn vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói chung và DNNVV huyện Chợ Đồn nói riêng lại thiếu cả ba yếu tố trên.
Bảng 3.20: Nguồn gốc thiết bị và công nghệ các DNNVV đã và đang sử dụng trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng DN 75 100 73 100 72 100 Trong nước 60 80 61 83,56 60 83,33 Nhập khẩu 15 20 12 16,44 12 16,67
(Nguồn: Phòng Đăng ký kinh doanh huyện Chợ Đồn)
Bảng số liệu 3.20 cho thấy hiện nay công nghệ và thiết bị mà DNNVV trên địa bàn sử dụng chủ yếu là công nghệ trong nước với máy móc thiết bị nhỏ, hình thức liên doanh liên kết nên chất lượng công nghệ không bền theo thời gian. Chủ yếu là các máy móc, công nghệ gia công, cải tiến lại với kích cỡ nhỏ, giá thành rẻ phù hợp với chế biến để bảo quản, chưa ứng dụng công nghệ trong chế biên sâu, chế biến tinh sản phẩm nông sản, dược liệu, khoáng sản, …Năm 2015, thiết bị và công nghệ có nguồn gốc trong nước chiếm 80%, nhập khẩu 20%, năm 2016 trong nước chiếm 83,56% và nhập khẩu chiếm 16,44%, năm 2017 trong nước chiếm 83,33% và nhập khẩu chiếm 16,67%. Như vậy có thể thấy khả năng ứng dụng thiết bị và công nghệ các DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn là nhân tố cản trở đến quá trình phát triển doanh nghiệp.Trong tương lai, các doanh nghiệp muốn đáp ứng thị trường bắt buộc phải ứng dụng thiết bị công nghệ trong chế biến sản phẩm.
c. Trình độ lao động trong doanh nghiệp
Chất lượng lao động trong các DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn hiện nay đã được cải thiện đáng kể. Trình độ của lao động ở mức trên đại học, đại học ngày càng tăng, lao động phổ thông giảm hàng năm.
Bảng 3.21: Trình độ lao động tại các DNNVV đã và đang sử dụng trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng lao động 1416 100 1494 100 1527 100 Trên đại học 32 2,26 41 2,74 43 2,82 Đại học 356 25,14 403 26,97 457 29,93 Cao đẳng 324 22,88 357 23,9 386 25,28 Trung cấp 241 17,02 230 15,39 211 13,82 Nghề 215 15,18 165 11,04 178 11,66 LĐ phổ thông 248 17,51 298 19,95 252 16,5
(Nguồn: Phòng Đăng ký kinh doanh huyện Chợ Đồn)
Đối với trình độ trên đại học, năm 2015 chiếm 2,26%, năm 2016 chiếm 2,74% và năm 2017 chiếm 2,82%, số này thuộc về ban quản lý doanh nghiệp như ban giám đốc, trưởng phó phòng ban. Đối với trình độ đại học, năm 2015 chiếm 25,14%, năm 2016 chiếm 26,97% và năm 2017 chiếm 29,93%. Trình độ cao đẳng, năm 2015 chiếm 22,88%, năm 2016 chiếm 23,9% và năm 2017 chiếm 25,28%. Trình độ trung cấp, năm 2015 chiếm 17,02%, năm 2016 chiếm 15,39% và năm 2017 chiếm 13,82%. Đối với lao động có bằng nghề, năm 2015 chiếm 15,18%, năm 2016 chiếm 19,95% và năm 2017 chiếm 11,66%. Cuối cùng là lao động phổ thông, năm 2015 chiếm 17,51%, năm 2016 chiếm 19,95% và năm 2017 chiếm 16,5%. Như vậy, bảng 3.21 phản ánh, cơ cấu trình độ lao động của DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn đa dạng, mặc dù có sự cải thiện về trình độ nhưng diễn ra còn chậm, chủ yếu trình độ thấp, đây là yếu tố ảnh hưởng cản trở đến quá trình phát triển DNNVV trên địa bàn.
d. Năng lực tài chính doanh nghiệp
Tại bảng 3.6 đã phản ánh kết quả kinh doanh cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn thấp, tiềm lực và khả năng phát triển còn hạn chế do quy mô vốn còn nhỏ, ngay ban đầu đăng ký kinh doanh vốn điều lệ và vốn pháp định cho thấy, nguồn vốn quá nhỏ, do đó mà hầu hết
các doanh nghiệp không quay vòng vốn kịp thời cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo và ảnh hưởng lợi nhuận kinh doanh chậm cải thiện. Đây là nhân tố ảnh hưởng cản trở đến quá trình phát triển DNNVV trên địa bàn.
e. Năng lực marketing của doanh nghiệp
Marketing như là công cụ quan trọng có tác động quyết định đến hoạt động kinh doanh, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, hoàn thành các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, cũng như xây dựng, nâng cao thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
ĐVT: %
Hình 3.1: Tỷ lệ NNL được thực hiện đào tạo hoạt động marketing tại các DNNVV đã và đang sử dụng trên địa bàn huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Phòng Đăng ký kinh doanh huyện Chợ Đồn)
Đối với các DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỷ lệ lao động cử tham gia chương trình marketing ở mức thấp, so với tổng số lao động trên địa bàn đang làm việc tại doanh nghiệp, năm 2015 tỷ lệ lao động tham gia là 2,9%, năm 2016 tỷ lệ lao động tham gia là 3,01% và năm 2017 tỷ lệ lao động tham gia là 2,82%, đây là một tỷ lệ quá nhỏ mà người lao động được tham gia đào tạo
2.9 3.01 2.82 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 3.05
chương trình marketing. Như vậy, yếu tố này ảnh hưởng cản trở đến quá trình phát triển DNNVV trên địa bàn.
f. Năng lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của mọi nền kinh tế. Đối với Việt Nam, một quốc gia hiện đang trong quá trình đổi mới và phát triển, thì hội nhập quốc tế vừa là thời cơ để mở rộng thị trường, vừa là thách thức lớn đối với chất lượng và giá thành sản phẩm của hàng hóa Việt Nam. Trước sức ép của hội nhập, các doanh nghiệp cần có một kế hoạch tổng thể bao gồm đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, nâng cấp hệ thống thông tin và quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc thấy được vai trò quan trọng của hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D) và tìm ra những giải pháp thích hợp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có được năng lực cạnh tranh dựa vào hoạt động R&D, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong hội nhập là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Khả năng nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp tùy vào khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình như sau:
- Nghiên cứu cải tiến các quy trình sản xuất hiện có: Việc cải tiến các quy trình sản xuất bao gồm: cải tiến về công nghệ, cải tiến về máy móc, về phương pháp sản xuất, thay thế nguyên vật liệu,…
- Nghiên cứu cải tiến sản phẩm và thiết kế đưa ra sản phẩm mới: Loại hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành cao tiếp theo là nghiên cứu cải tiến sản phẩm và thiết kế đưa ra sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, môi trường, thời trang, thị hiếu,…
- Nghiên cứu áp dụng các quy trình sản xuất mới: Với một số doanh nghiệp, việc nghiên cứu áp dụng các quy trình sản xuất mới thường được thực hiện với tính chất là mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.22: Kết quả đánh giá tầm quan trọng của năng lực nghiên cứu phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn,
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
Hoàn toàn không quan trọng 0 0
Không quan trọng 7 9,72
Bình thường 14 19,44
Quan trọng 31 43,06
Rất quan trọng 20 27,78
Tổng 72 100
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Đối với DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn, các doanh nghiệp xác định tầm quan trọng của nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp với các ý kiến, “không quan trọng” chiếm 9,72%, “bình thường” chiếm 19,44%, “quan trọng” chiếm 43,06% và rất quan trọng chiếm 27,78%. Như vậy, mức đánh giá cho thấy các doanh nghiệp đã ý thức nhưng năng lực hạn chế vê vốn, công nghệ, chất lượng lao động là nhân tố tác động không cho phép khả năng này có tác động tốt đến phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.