Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm huyện Hoài Đức, Hà Nội

Sau 8 năm thực hiện, dự án phát triển DNNVVtại huyện Hoài Đức, Hà Nội, giống như một luồng gió mang tư duy mới về quản trị doanh nghiệp, xây dựng nông thôn mới cho người dân nơi đây, giúp các doanh nghiệp địa phương biết cách tạo thế đứng vững chắc để tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Khối doanh nghiệp này vừa là động lực tăng trưởng và cũng là xương sống của nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Chính vì vậy, công tác hỗ trợ DNNVV được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp này đổi mới sáng tạo, phát triển, đóng góp ngày càng cao cho nền kinh tế.

Trong xu thế phát triển chung của đất nước, cũng như của Hà Nội, huyện Hoài Đức hiện có gần 3.000 doanh nghiệp đang đầu tư hoạt động và hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh (SXKD), sự phát triển của các doanh nghiệp và hộ SXKD đang góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của huyện.

Trong những năm qua với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và tâm huyết của Tổ chức Thanh niên với sứ Mệnh Youth With A Mission (goi tắt là YWAM), triển khai thực hiện dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường, đặc biệt triển khai thực hiện dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Hoài Đức đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ SXKD phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ- thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Ông Đỗ Đức Chung-Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, ngoài về mặt bằng, ngoài các điều kiện về hạ tầng kinh tế xã hội, huyện vẫn đầu tư nhưng một vấn đề hết sức quan trọng đó là kiến thức quản trị, kiến thức điều hành, kiến thức tổ chức và đảm bảo hoạt động sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường đủ sức cạnh tranh bảo vệ môi trường, an

toàn thực phẩm và giải quyết vấn đề xã hội đó là giải quyết lao động, an sinh là hết sức quan trọng.

Dự án được triển khai từ năm 2009 đến nay thu hút đông đảo sự quan tâm của hầu hết các chủ doanh nghiệp trong việc tiếp cận dần với các cơ chế, chính sách xuyên suốt, điều kiện để đầu tư cả về quy mô, lẫn thị trường mới trong sản xuất kinh doanh, ổn định để có thể tự cạnh tranh bằng thực lực trong nền kinh tế thị trường. Dự án cũng góp phần nâng cao sự chuyên nghiệp trong việc quản trị, điều hành doanh nghiệp, quản lý lao động, cơ sở vật chất, mặt bằng, năng lực về thị trường hay thủ tục pháp lý…nhằm giảm những thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản xuất kinh doanh thúc đẩy môi trường làm việc an toàn- hiệu suất- chuyên nghiệp.

Doanh nghiệp Việt Nam có vị thế để đi tới tương lai.

Là người luôn theo sát dự án, Bà Roslyn Jackson - Giám đốc Tổ chức Thanh Niên Với Sứ Mệnh (YWAM) đại diện tại Việt Nam cho rằng: “Cho đến thời điểm này chúng ta có thể chứng kiến các thành quả của nhiều học viên ứng dụng những gì họ học và thúc đẩy nó. Vì thế chúng tôi thấy nhiều doanh nghiệp thành công đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho các lao động địa phương.

Chúng tôi cũng thấy môi trường làm việc của người lao động cải thiện rất nhiều và điều kiện lao động cũng an toàn hơn nhiều, nơi mà các chủ doanh nghiệp hiểu vai trò lãnh đạo doanh nghiệp chứ không chỉ tất bật việc nọ, việc kia để có giải quyết các vấn đề phát sinh. Các doanh nghiệp Việt Nam có vị thế để đi tới tương lai, đặc biệt khi Việt Nam đổi mới, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, sản xuất và tôi thấy các học viên có vị thế tốt để phát huy các nguồn lực họ có”.

Đổi mới DN trong tiến trình hội nhập là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, mở rộng thị trường của DN thông qua các lớp tập huấn về quản trị doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh; các buổi tư vấn nhóm lớn theo chủ đề, các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng quản trị sau các đợt tập huấn. Bên cạnh đó là hoạt động truyền thông về hậu quả của sự cạnh tranh không lành mạnh và sự cần

thiết hợp tác để phát triển bền vững giữa các doanh nghiệp; thăm các mô hình làm ăn thành công sau khi tham dự lớp tập huấn và tư vấn trực tiếp tại doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ ứng dụng công cụ và kiến thức đã học từ lớp tập huấn; khẳng định rõ tầm quan trọng của người đứng đầu DN đối với vận mệnh của mình trong việc vận dụng tối ưu hóa vào sản xuất, thực hiện văn bản quản trị nội bộ và xây dựng thương hiệu từng bước bền vững.

Ông Vương Trí Lâm - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại và Kinh doanh Tùng Lâm một trong những doanh nghiệp chia sẻ: Nhờ hỗ trợ của tổ chức YWAM công ty đã thực hiện được nhiều chương trình, những công cụ đưa vào sản xuất như quản trị nội bộ có nhiều mặt tích cực trong công tác lãnh đạo khi đưa ra những đường hướng mục tiêu mới chỉ ra được từng chi tiết công việc cụ thể làm cho tất cả bộ phận trong công ty có những bước đi nhẹ nhàng, không bị áp lực trong công việc.

Phát triển bền vững đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, trong đó DN đóng vai trò tích cực trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững đó. Nhằm đóng góp vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, trong thời gian qua việc gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong chiến lược kinh doanh của DN đang được đặc biệt quan tâm và chú trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Hiện tại, có một số DN ngày càng quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững. Họ không chỉ quan tâm đến mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của DN mà còn kết hợp với thực hiện các mục tiêu xã hội, đảm bảo môi trường nơi làm việc, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng luôn được các DN đặt lên hàng đầu.

Tám năm triển khai thực hiện dự án phát triển DNNVV tại huyện Hoài Đức là khoảng thời gian không dài, nhưng cũng không ngắn, đủ để DNNVV nhận thấy muốn tồn tại và phát triển vững chắc trong thời kỳ hội nhập, cần xác định rõ vai trò vị trí của mình, phát hiện đúng xu thế phát triển của thời đại, của thị trường và của địa phương mình trong thời kỳ hội nhập, biết cách tạo thế đứng thật vững chắc để tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhưng

cũng cần nhận được sự đồng lòng từ các cấp chính quyền địa phương, Ban quản lý dự án, các hội phụ nữ, doanh nghiệp, nông dân…để các DNNVV của huyện Hoài Đức tự tin hội nhập với bạn bè quốc tế.[dantri.com]

1.2.1.2. Kinh nghiệm huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Hiện nay, trên địa bàn huyện có gần 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau với hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư và là nguồn thu ngân sách chủ yếu của huyện, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành nghề đăng ký đã có sự chuyển biến theo hướng tăng doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm trong lĩnh vực xây dựng.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của doanh nghiệp, BCH Đảng bộ huyện khóa 21 đã ban hành Nghị quyết về 5 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển KTXH của huyện, trong đó thu hút đầu tư, phát triển CN-TTCN được xác định là nhiệm quan trọng. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2016-2020; triển khai có hiệu quả các chính sách của nhà nước trong việc phát triển CN-TTCN- Thương mại và dịch vụ; Phối kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong công tác GPMB, tập trung cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuê đất, xây dựng cơ sở hạ tầng…để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó cũng quan tâm, tạp điều kiện hỗ trợ cho hoạt động của Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện.

Huyện đã Quy hoạch đất phát triển CN-TTCN và Thương mại dịch vụ với tổng diện tích khoảng trên 800 ha, trong đó đất dành cho công nghiệp là 507 ha và quan tâm đầu tư hạ tầng các cụm cộng nghiệp, các khu đất thương mại. Hiện nay, Khu đô thị công nghiệp Nham Sơn - Yên Lư đã thu hút 2 dự án lớn và một số dự án nhỏ vào đầu tư, tạo sức thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Trong thời gian tới, để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển sản xuất - kinh doanh, cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết

liệt của các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn với các giải pháp cụ thể như sau: Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng công khai và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, môi trường, thuế... Tổ chức gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin, xử lý nhanh chóng các phản ánh của doanh nghiệp. Củng cố, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Hội Doanh nghiệp huyện, phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham vấn của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng. Đồng thời hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp; khuyến khích các hộ cá thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khi có đủ điều kiện; Có các chính sách mời gọi các doanh nghiệp từ các địa phương khác về hoạt động trên địa bàn huyện.Tiếp tục rà soát quỹ đất để đề xuất, bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng. Đề xuất bố trí doanh nghiệp sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư vào các cụm, khu công nghiệp, đảm bảo nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp; Tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Xây dựng Website hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm.Đề xuất, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các đợt hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đặc biệt ưu tiên mua sắm hàng hóa và giao thầu các công trình xây dựng cơ bản do huyện làm chủ đầu tư cho các hội viên Hội Doanh nghiệp của huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Với những giải pháp trên, nếu được triển khai và tiếp nhận đúng hướng, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làn cho xã hội. Không chỉ góp phần tăng ngân sách Nhà nước, mà khi doanh nghiệp ăn nên

làm ra, luôn đóng góp và đồng hành cùng với chính quyền tiên phong trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và góp phần an sinh xã hội tại địa phương, giúp cơ cấu kinh tế của huyện sẽ phát triển đúng hướng theo tinh thần nghị quyết mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.[yendung.bacgiang.gov.vn]

1.2.2. Bài học kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Hỗ trợ giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển sản xuất - kinh doanh, cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn với các giải pháp cụ thể như sau: Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng công khai và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, môi trường, thuế... Tổ chức gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin, xử lý nhanh chóng các phản ánh của doanh nghiệp.

Hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp; khuyến khích các hộ cá thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khi có đủ điều kiện; Có các chính sách mời gọi các doanh nghiệp từ các địa phương khác về hoạt động trên địa bàn huyện.Tiếp tục rà soát quỹ đất để đề xuất, bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng. Đề xuất bố trí doanh nghiệp sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư vào các cụm, khu công nghiệp, đảm bảo nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp; Tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Xây dựng Website hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, huyện vẫn đầu tư nhưng một vấn đề hết sức quan trọng đó là kiến thức quản trị, kiến thức điều hành, kiến thức tổ chức và đảm bảo hoạt động sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường đủ sức cạnh tranh bảo vệ môi trường, an toàn thực

phẩm và giải quyết vấn đề xã hội đó là giải quyết lao động, an sinh.

Đổi mới DN trong tiến trình hội nhập là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, mở rộng thị trường của DN thông qua các lớp tập huấn về quản trị doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh; các buổi tư vấn nhóm lớn theo chủ đề, các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng quản trị sau các đợt tập huấn.

Doanh nghiệp cần quan tâm đến mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của DN mà còn kết hợp với thực hiện các mục tiêu xã hội, đảm bảo môi trường nơi làm việc, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng luôn được các DN đặt lên hàng đầu.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là gì?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn?

- Giải pháp nào phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu từ các trang thông tin điện tử chuyên ngành, báo cáo chính thức, niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Chi cục Thống kê huyện Chợ Đồn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và các tài liệu sách báo, tạp chí khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)