Các nhân tố bên ngoài doanhnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 92 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanhnghiệp

a. Thể chế, chính sách * Chính sách của nhà nước

Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 về việc ban hành chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp;

Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017, định hướng 2020;

Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ tài chính, Bộ tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán

kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

Nghị quyết 19/2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;

Nghị quyết 35/2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 về việc tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.

* Chính sách của tỉnh

Văn bản số 2941/UBND-KT của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ngày 07/6/2018 về việc xây dựng chính sách khuyến khích hộ sản xuất, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Văn bản số 4237/UBND-THVX của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ngày 07/8/2018 về việc thực hiện công bố và công khai thông tin trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Văn bản số 6508/UBND-THVX ngày 15/11/2018 về việc thực hiện nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp;

Tờ trình 62/TTr-UBND về việc dự thao nghị quyết hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

Quyết định số 475/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020.

Quyết định số 31/2017/NQ-UBND ngày 19/10/2017 ban hành quy chế phối hợp trong hoạt động tiếp nhận, giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp về những quy định của pháp luật, xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn

thiện các quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

Như vậy các chính sách của nhà nước, chính phủ và tỉnh Bắc Kạn đã tạo cơ chế, hành lang pháp lý cho DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn áp dụng. Đây là nhân tố mang lại sự tác động tích cực, thuận lợi ,tạo bản lề cho DNNVV có điều kiện phát triển cả về chất và lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

b. Thị trường

Các thị trường mà DNNVV huyện Chợ Đồn đang tiếp cận trọng quá trình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là nội tỉnh và một số tỉnh lân cận ở khu vực phía Bắc. Thị trường luôn đòi hỏi sản phẩm của DN phải thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng về hình thức và chất lượng. Tuy nhiên các DNNVV trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp, dược liệu nguyên nhân là do địa hình đồi núi cao các DNNVV ngành công nghiệp khó phát triển hơn so với vùng đồng bằng, do đó phụ thuộc loại hình mà DNNVV phát triển và cung cấp sản phẩm tương ứng cho thị trường.

Bảng 3.23: Một số thị trường chủ yếu của DNNVV huyện Chợ Đồn giai đoạn 2015-2017

Thị trường Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nội tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn Bắc Kạn

Ngoại tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Nội,

Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ

Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Lai Châu,…

Qua các năm 2015-2017, quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm cho DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn được mở rộng thêm số lượng, các sản phẩm của DN chủ yếu là dạng thô, một số doanh nghiệp chế biến như dược liệu (sả, nghệ,…), quy mô phát triển chưa theo hướng tập trung theo chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa làm cho hiệu quả sẩn xuất kinh doanh còn hạn chế. Như vậy, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực, DNNVV chưa đủ tiềm lực cạnh tranh thị trường để cung cấp sản phẩm trong cả nước và xuất khẩu.

c. Kết cấu hạ tầng

Trong giai đoạn 2011 - 2017, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Bắc Kạn khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển hạ tầng kinh tế khoảng 12.000 tỷ đồng. Hằng năm, kế hoạch vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo và cơ bản hoàn thành kế hoạch được giao, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đều đạt bình quân trên 90%/năm.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế - xã hội, do đó việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông được ưu tiên hàng đầu.Đến nay, các tuyến đường giao thông, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn, đường giao thông đến khu du lịch, các khu trung tâm hành chính đã được tập trung ưu tiên đầu tư, nâng cấp. Trên địa bàn tỉnh, tất cả các xã, phường, thị trấn đều có đường giao thông ô tô đi đến trung tâm trong 4 mùa; 1.025 thôn có đường giao thông đến trung tâm thôn. Từ năm 2011 đến hết năm 2017, toàn bộ mạng lưới giao thông đường bộ tăng 371,007km. Chất lượng mặt đường tốt tăng từ 15% lên tỷ lệ 21%... Đặc biệt, tuyến đường Quốc lộ 3 mới từ Thái Nguyên đến Khu Công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới được đưa vào sử dụng không chỉ tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn đi lại được thuận tiện mà còn góp phần phát triển giao thương của tỉnh.

Hệ thống điện trên địa bàn tỉnh cũng đã được đầu tư tương đối đồng bộ, đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến hết năm 2017, 96,91% hộ trên địa bàn tỉnh đã được sử dụng điện. Hiện tại, nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bắc Kạn chủ yếu lấy từ lưới điện cao thế quốc gia 110KV tuyến Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Ngoài ra, Bắc Kạn có 3 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất là 11,1MW. Trên địa bàn tỉnh có 01 trạm cắt 220KV; có 2 trạm biến áp hạ thế 110KV; 139,9km đường dây cao thế 220KV; 159km đường dây 110KV; gần 1.500km đường dây trung thế; gần 1.690km đường dây hạ thế và có 839 trạm biến áp hạ thế để cung cấp điện dùng cho sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống thủy lợi thường xuyên được đầu tư xây dựng và củng cố, nhất là hệ thống kè bờ sông; hệ thống kênh, mương, hồ chứa đảm bảo tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.Các công trình thủy lợi được xây dựng đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp.Đến hết năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới tiêu của toàn tỉnh đạt 20.938ha, 84/110 xã đạt tiêu chí thủy lợi trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng đã tập trung đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, góp phần đưa tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 85% năm 2011 lên 95,5% năm 2017.

Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, số lượng, chất lượng các dịch vụ viễn thông, internet đáp ứng được nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin của nhân dân; mạng thông tin di động được phủ sóng 100% các huyện, thành phố. Hạ tầng thiết bị mạng cơ bản ổn định, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành và trao đổi văn bản của các đơn vị, địa phương.

Trong những năm qua, mặc dù kết cấu hạ tầng của tỉnh Bắc Kạn được tăng cường đầu tư nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là đường cấp phối, đường đất đi lại khó khăn. Các công trình thủy điện đều là thủy điện quy mô

nhỏ, công suất thấp, hoạt động chưa ổn định, thường xuyên bị ảnh hưởng do thời tiết mưa lũ. Hạ tầng công nghệ thông tin tuy đã được quan tâm đầu tư, song còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ với cơ sở dữ liệu, phân tán không có sự liên thông giữa các chương trình ứng dụng nên hiệu quả sử dụng chưa cao, nhiều trạm truyền thanh đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, sửa chữa kịp thời. Hệ thống cấp nước đô thị mới đáp ứng được 50 - 60% nhu cầu. Hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đa số công trình thủy lợi được xây dựng từ nhiều năm trước nên đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng, nhất là sau mưa lũ nên ảnh hưởng đến an toàn của vùng hạ du và làm giảm năng lực phục vụ tưới tiêu...

Như vậy, kết cấu hạ tầng của tỉnh đã khá đồng bộ, đáp ứng cho yêu cầu phát triển DNNVV trong hoạt động kinh doanh về đường bộ, hạ tầng thông tin, thủy lợi, điện, nước sản xuất kinh doanh,…đó là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

d. Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ

Ngoài khu công nghiệp Thanh Bình ở huyện Chợ Mới, theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ có 21 cụm công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ thực hiện rất chậm và gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực đầu tư.

Trong số các cụm công nghiệp đã quy hoạch có hai cụm công nghiệp đã lập quy hoạch chi tiết là cụm công nghiệp Pù Pết, huyện Ngân Sơn và cụm công nghiệp Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn. Nhưng đến nay cả hai đều chưa có chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Năm 2016, tỉnh đã thành lập cụm công nghiệp Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông nhưng đến nay chủ đầu tư đã dừng triển khai do điều kiện xây dựng không thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng các nhà máy. Còn lại tất cả các cụm công nghiệp khác đã quy hoạch nhiều năm nay nhưng chỉ mới dừng lại ở bước quy hoạch đầu tiên, chưa triển khai được gì thêm. Nguyên nhân được xác định là do tỉnh hạn chế về nguồn lực, trong khi đó, việc thu hút các doanh nghiệp tham gia xây dựng các cụm công nghiệp

chưa được triển khai hiệu quả.

Như vậy, tại huyện Chợ Đồn chưa có quỹ đất đủ lớn để phát triển các khu, cụm công nghiệp hình thành ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ nên cơ hội các DNNVV huyện Chợ Đồn phát triển lâu dài sẽ nhiều khó khăn. Đây là yếu tố có tác động cản trở đến quá trình phát triển DNNVV huyện Chợ Đồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)