5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
chủ trương, chính sách của địa phương
Thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ của cán bộ thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thanh tra. Ngoài ra có chế độ đãi ngộ cao đối với cán bộ thanh tra để họ yên tâm công tác và hạn chế những tiêu cực, gắn chế độ đãi ngộ cao với những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật. Cán bộ thanh tra làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho DNVVN.
Khắc phục tình trạng kiểm tra, giám sát chồng chéo. Theo quy định hiện hành, DNVVN phải chịu sự kiểm tra, giám sát của rất nhiều cơ quan nhà nước như: cảnh sát kinh tế, kiểm toán, hải quan, thuế, quản lý vốn, quản lý thị trường, bảo hiểm... từ Trung ương đến địa phương; cùng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cấp trên, cấp dưới của DNVVN. Do DNVVN phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan với những lĩnh vực và nội dung khác nhau nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung và thời gian gây khó khăn cho hoạt động của DNVVN. Vì vậy, việc kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước nên tổ chức định kỳ mỗi năm không nên có quá 2 đoàn kiểm tra đối với một DNVVN, tạo điều kiện cho DNVVN yên tâm sản xuất kinh doanh.
Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm. Bên cạnh đó, các cơ quan cần hiệp thương, rà soát thời gian, đối tượng thanh, kiểm tra, quản lý chặt chẽ kế hoạch thanh, kiểm tra DNVVN hằng năm, tránh chồng chéo về nội dung thanh tra. Thanh tra, kiểm tra phải dựa trên kế hoạch đã được duyệt, trừ trường hợp thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần nhìn nhận đúng đắn và thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra DNVVN, thông qua đó hướng dẫn, giúp đỡ các DNVVN chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện cho DNVVN phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNVVN.