Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 102 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm nên chất lượng công tác chưa cao; nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, chưa có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật để áp dụng, thi hành và phòng, chống rủi ro trong kinh doanh.

Quan điểm và chính sách hỗ trợ DNNVV nói chung và hỗ trợ DNNVV nói riêng của ta vẫn nặng về những hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất như giảm thuế, xoá nợ, trợ cấp giá mua nguyên vật liệu, trợ cấp tiền cước vận chuyển… để giảm giá đầu vào và giảm giá thành sản xuất. Nhận thức của xã hội, của các ngành các cấp còn chưa đầy đủ và chưa xác định được rằng: Việc tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển DNCNVV là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Một số cán bộ, nghiệp vụ của các tổ chức này hầu như mới chỉ nhìn thấy những mặt trái của DNNVV nhất là các DNTN, đó là sự thiếu ổn định, hiệu quả thấp, rủi ro cao… như các phần trên đã phân tích mà chưa thấy hết các vai trò to lớn của các DN này trong nền kinh tế nhiều thành phần và trong những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay. Vì vậy, trong thực tế vẫn tồn tại một quan niệm dai dẳng ngăn cản sự phát triển của các chính sách hỗ trợ đối với DNNVV là sự phân biệt giữa DNNN và DNTN mà chủ yếu là DNNVV khi xử lý các công việc liên quan đến vấn đề hỗ trợ nhất là các chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng.

Thiếu sự liên hệ, phối hợp và thống nhất giữa các chính sách hỗ trợ DNNVV của nhà nước, của các ngành, các cấp với hoạt động hỗ trợ, tài trợ của các hiệp hội, các chương trình quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà trường, các viện, các trung tâm… nên hiệu quả tác động của các chính sách hỗ trợ cho các DNNVV là rất thấp.

Một loạt các bất cập khác làm hạn chế khả năng tác động của các chính sách hỗ trợ đối với DNNVV trong quy định của ngân hàng về tài sản thế chấp, về tín chấp, về bộ chứng từ cần xuất trình để được tài trợ tín dụng như phân tích ở DV tài chính ngân hàng …

Do thu nhập và đời sống của cư dân thấp, nhu cầu và khả năng tiêu dùng là rất thấp. Về phía các DNNVV, do không có tích lũy, thiếu vốn, nhưng laođộng lại thừa nên các DNNVV cố gắng tự thực hiện hết các công việc để giảm bớt chi tiêu tài chính.

Thực tế triển khai các chính sách, chương trình còn ở mức độ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của DNNVV; hệ thống triển khai các chương trình chưa kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Một số chính sách hỗ trợ được triển khai trong thời gian dài song hiệu lực, hiệu quả thực thi còn thấp như: tỷ lệ DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và vốn ngân hàng thấp, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV kém hiệu quả....

Nhận thức về thành phần kinh tế tư nhân chưa đúng, chưa chú trọng phát triển DNNVV.Tư duy chậm đổi mới, vẫn coi DN là đối tượng quản lý mà chưa coi là đối tượng cần được khuyến khích, hỗ trợ phát triển. Công tác thể chế hóa còn nhiều bất cập, việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số bộ ngành, địa phương còn hạn chế; chưa tham khảo ý kiến cộng đồng DN khi ban hành chính sách nên thiếu tính khách quan, thực tiễn và khả thi thấp, nhiều chính sách không đi vào được cuộc sống. Hệ thống thị trường hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu vào của sản xuất chưa đồng bộ, chưa thông suốt, chưa hoàn thiện.Vai trò của các hiệp hội ngành hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó là sự yếu kém từ nội tại các DNNVV như quy mô còn nhỏ, cơ cấu ngành chưa hợp lý, năng lực, trình độ quản lý còn yếu, kỹ năng người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu…

Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)