5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu từ các trang thông tin điện tử chuyên ngành, báo cáo chính thức, niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Chi cục Thống kê huyện Chợ Đồn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và các tài liệu sách báo, tạp chí khác.
Căn cứ vào kết quả ĐTDN hàng năm của Cục Thống kê Bắc Kạn; tiến hành thu thập, rà soát, trích lược, tổng hợp và xử lý số liệu trên phần mềm chuyên ngành của Tổng cục Thống kê ban hành áp dụng trong cả nước.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a.Đối tượng chọn mẫu: Là người đại diện cho DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng, nhân viên của doanh nghiệp.
b.Quy mô mẫu:Tính đến 31/12/2017 số lượng DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn là 72 doanh nghiệp nên tác giả tiến hành điều tra tổng thể cả 72 doanh nghiệp. Số liệu được tổ chức điều tra, phỏng vấn thông qua bảng
hỏi; tổng hợp, phân tích từ phiếu điều tra của 72 DNNVV (tương ứng 72 phiếu); trong đó 25 DN thuộc lĩnh vực Khai thác khoáng sản, 27 DN thuộc lĩnh vực CN-XD và 20 DN thuộc lĩnh vực TM-DV. Về chức vụ thì có 17 phiếu hỏi giám đốc/ phó giám đốc DN, 30 phiếu hỏi cấp trưởng/ phó trưởng phòng và 25 phiếu hỏi nhân viên.
c.Thời gian, địa điểm khảo sát
Thời gian khảo sát tiến hành tháng 7,8 năm 2018
Địa điểm: Các DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
d.Cấu trúc phiếu khảo sát
Để đánh giá công tác phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…
- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết. Câu hỏi được thiết kế theo thang hỏi Likert với 5 mức độ: 1-Kém; 2-Yếu; 3-Bình thường; 4- Khá và 5-Tốt (chi tiết bảng hỏi tại phụ lục).