5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Tăng cường công tác triển khai chủ trương, định hướng và chính
*Đẩy mạnh tuyên truyền về hội nhập kinh tế, cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường trong và ngoài nước cho DNNVV
Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích xuất khẩu phù hợp với cơ chế chính sách phát triển kinh tế nói chung của tỉnh; loại bỏ các quy định không tương hợp với quy định của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo tính nhất quán, rõ ràng để dễ triển khai thực hiện;
Hàng năm, tỉnh cần dành một khoản ngân sách đáng kể để hướng dẫn, tổ chức, cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài nước; các cam kết với WTO, quy định pháp lý của các quốc gia, cách thức xâm nhập vào các thị trường thế giới, các tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp.
* Chính sách hỗ trợ vốn vay
- Cần phải tạo chính sách bình đẳng về tín dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, để tất cả các doanh nghiệp đều tuân thủ những thể lệ tín dụng như nhau, được những ưu đãi và điều kiện tín dụng của nhà nước như nhau. Đối với ngân hàng vấn đề quan trọng phải là sự tin cậy về khả năng trả nợ của người đi vay.
+ Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần xây dựng được các phương án SXKD mang tính khả thi làm cơ sở vay vốn.
+ Về phía các ngân hàng: Để tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận với các nguồn tín dụng thuận lợi cũng như trợ giúp cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vượt lên phát triển sản xuất, bằng cách xem xét từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp. Cải tiến giản đơn các thủ tục vay vốn cho phù hợp với yêu cầu SXKD của từng loại doanh nghiệp; nghiên cứu giảm lãi suất ngân hàng xuống mức cần thiết cho từng loại doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Ngân hàng cần tham gia tích cực hơn trong việc hỗ trợ tư vấn, lập dự án, thẩm định dự án khả thi để cho vay đối với các DNNVV. Hình thành hệ thống tín dụng thương mại rộng khắp đến các vùng kinh tế của tỉnh. + Về phía nhà nước (huyện và tỉnh): Xúc tiến, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV để bảo lãnh cho các doanh nghiệp có phương án, ngành nghề kinh doanh mang lại nhiều giá trị gia tăng và giải quyết nhiều lao động, tháo gỡ một phần khó khăn của DNNVV về thiếu vốn kinh doanh.
Phải có các biện pháp cụ thể để xử lý nợ nần dây dưa giữa các DN nhằm lành mạnh hóa môi trường tài chính, những biện pháp cụ thể trong việc xử lý thế chấp và giải thể…tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hồi vốn.
Thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các làng nghề, khắc phục tình trạng có doanh nghiệp thừa vốn, nhưng bên cạnh có các doanh nghiệp trong cùng làng nghề lại thiếu vốn. Mở rộng hình thức tổ
chức tiết kiệm và cho vay vốn ở nông thôn để giúp nhau tạo lập cơ sở sản xuất, mở rộng phát triển kinh tế.
* Chính sách hỗ trợ về thị trường
Hỗ trợ tư vấn cho các DNNVV về các kiến thức kinh doanh, thị trường, cách tiếp cận thị trường, giá cả...một cách kịp thời, thường xuyên thông qua các hình thức như: phát hành ấn phẩm, các thông tin chuyên đề, tổ chức hội thảo, giúp các DNNVV giới thiệu sản phẩm thông qua triển lãm, hội chợ.
Công khai hóa thông tin về kế hoạch xây dựng, kế hoạch mua sắm của các cơ quan nhà nước nhằm giúp cho các DNNVV tham gia đấu thầu, cung ứng các trang thiết bị phục vụ hoạt động cho các cơ quan nhà nước, đấu thầu sữa chữa nhà cửa, y tế, trường học, xây dựng mới cơ sở hạ tầng
Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách tỉnh có kỹ thuật, công nghệ không phức tạp, nếu điều kiện cho phép và phù hợp với các quy định hiện hành thì có thể chia dự án thành các gói thầu nhỏ để DNNVV có thể tham gia.
Khuyến khích các mối quan hệ kinh tế giữa các DN lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa như Công ty cổ phần MDF Geruco, Công ty Nhựa Thông Quảng Phú…với các đơn vị chế biến, sản xuất kinh doanh lâm sản, các doanh nghiệp xây dựng, DN chế biến nông -thủy sản…có thể hỗ trợ cho DNNVV thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm, làm đại lý…nhằm đảm bảo thị trường, công ăn việc làm ổn định, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ doanh nghiệp lớn sang DNNVV.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra và quản lý thị trường, xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận thương mại, hàng lậu, hàng giả, hàng trốn lậu thuế…
* Chính sách hỗ trợ về đất đai, mặt bằng hạ tầng kinh doanh
Đẩy nhanh các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ về đất đai theo quy định của pháp luật, giúp các doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư, kinh doanh.
Xây dựng hệ thống thông tin đất đai cũng như công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch các khu công nghiệp, khu công nghiệp phân tán, các chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp…
Đối với các DNNVV đang hoạt động tại các làng nghề truyền thống muốn mở rộng diện tích mặt bằng cần mua lại quyền sử dụng đất hoặc thuê đổi đất với người dân thì tạo mọi điều kiện để các hộ có thể chuyển đổi nhanh chóng và thuận lợi theo quy định của pháp luật.
Tập trung đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các khu công nghiệp phân tán theo quy hoạch các cụm công nghiệp. Triển khai thực hiện nhanh chóng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để kêu gọi động viên các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng.
* Chính sách hỗ trợ về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
- Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chương trình hỗ trợ DN áp dụng công nghệ tiên tiến, tiêu chuẩn tiên tiến, đổi mới hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh; chương trình Hỗ trợ DN áp dụng công nghệ mới và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ để sớm triển khai thực hiện.
- Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, xây dựngchính sách khuyến khích các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết vào các lĩnh vực ưu tiên như: nghiên cứu công nghệ và thiết bị trong bảo quản nông, lâm sản, đặc biệt là công nghệ chế biến nông sản hàng hóabảo quản rau quả nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; cải tiến và hiện đại hoá công nghệ truyền thống nhằm tạo sự thay đổi về chất và lượng của các làng nghề.