L ỜI CẢM ƠN
3.2 Các giải pháp
3.2.2 Giải pháp đánh giá, khen thưởng, kỷ luật CBC
Để áp dụng hiệu quả HTQLCL ISO 9001:2008 vào trong công tác quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất là CBCC thực hiện phải có ý thức trách nhiệm, trình độ hiểu biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; việc khen thưởng những CBCC thực hiện tốt các tiêu chuẩn ISO cũng như có hình thức kỷ luật kịp thời CBCC sai phạm hoặc có thái độ làm việc không chuẩn mực hay báo cáo không trung thực là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào các DVHCC của tỉnh và của Sở. Để có hình thức khen thưởng, kỷ luật chính xác kịp thời cần đưa các tiêu chí về tuân thủ các tiêu chuẩn ISO là một trong các tiêu chí quyết định trong việc đánh giá chất lượng CBCC và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để đánh giá CBCC trong quá trình áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào các DVHCC phải dựa trên bản mô tả công việc của mỗi vị trí công tác. Bản mô tả công việc (Job description) là tập hợp các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ, yêu cầu về trình độ và khả năng, nhận thức, mối quan hệ trong và ngoài đơn vị và tiêu chí đánh giá phân loại hàng năm đối với các vị trí công việc mà CBCC đảm nhận; lựa chọn, bố trí CBCC dựa trên cơ sở các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của vị trí; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để trả lương theo kết quả thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đối với các vị trí.
Trên cơ sở, đó góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành trong cải cách TTHC; đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong đánh giá, sử dụng lao động.
Để xây dựng hệ thống đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của CBCC, Sở Nội vụ Bình Phước cần xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng CBCC, lãnh đạo và chuyên viên, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ
thể cho từng năm, tháng, tuần, từ đó theo dõi, đánh giá công việc của từng lãnh đạo, chuyên viên theo kế hoạch đã được xây dựng. Có thể áp dụng công cụ KPI (Key Performance Indicator- chỉ số đánh giá thực hiện công việc) vào công tác lập kế hoạch, đánh giá kết quả công việc tại Sở Nội vụ Bình Phước. KPI là 1 công cụ hiện đại giúp lãnh đạo Sở triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên; vì vậy KPI áp dụng cho nhiều mục đích: Quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, tự quản lý công việc của cá nhân. Dựa trên việc hoàn thành KPI, cơ quan sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI là cơ sở để người lãnh đạo đánh giá thành tích của CBCC và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng CBCC.
Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước đánh giá năng lực, kết quả thực hiện công việc của CBCC bằng KPI, theo các tiêu chí và thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá: hoàn thành các công việc được giao, chất lượng thẩm định hồ sơ, thời gian thẩm định, việc phối hợp với các CBCC trong cơ quan, chất lượng tham mưu cho lãnh đạo...
- Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp.
- Người lãnh đạo và người làm công tác đánh giá phải có kỹ năng đánh giá kết quả thực hiện của CBCC.
- Thảo luận với CBCC về nội dung, phạm vi đánh giá.
- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn trong thực hiện công việc. - Thảo luận với CBCC về kết quả đánh giá.
- Xác định mục tiêu và kết quả mới cho CBCC.
Thực hiện đúng quy trình và thủ tục phân công nhiệm vụ, đánh giá công việc, chấn chỉnh kịp thời sẽ giúp lãnh đạo cơ quan có cơ sở khen thưởng
hay kỷ luật CBCC một cách chính xác. Xây dựng Quy chế đánh giá cán bộ, công chức theo hướng công khai, dân chủ và việc nhận xét, đánh giá CBCC phải đi vào thực chất, dựa trên cơ sở kết quả, sự đóng góp, cống hiến thực tế của từng CBCC, tránh hình thức, chạy theo thành tích hoặc đánh giá “qua loa”. Đồng thời xử lý nghiêm, kịp thời và công bằng những sai phạm của CBCC nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Xây dựng các chế độ, chính sách khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần.