4. Kết quả thực tập theo đề tà
4.3.2 Xây dựng mô hình
4.3.2.1 Ma trận hệ số tƣơng quan
Để có thể xây dựng mô hình hồi quy, biến phụ thuộc và biến độc lập cần có mối quan hệ tuyến tính với nhau. Sau khi chạy hồi quy, kết quả ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến cho thấy giá trị Sig của biến phụ thuộc và độc lập đều nhỏ hơn mức ý nghĩa (0,05). Vì vậy giả thuyết về hệ số tƣơng quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ, có nghĩa là biến phục thuộc và biến độc lập có tƣơng quan với nhau. Về mức độ tƣơng quan hệ số tƣơng quan Pearson nằm trong khoảng từ 0,351 đến 0,680 (mức tƣơng quan từ mức độ trung bình đến khá chặt chẽ). Cùng với đó là các hệ số tƣơng quan đều lớn hơn 0 cho nên các biến độc lập và phụ thuộc có mối quan hệ
cùng chiều. Do đó tất cả các biến đều đƣợc đƣa vào mô hình (xem chi tiết tại bảng Correlation ở phụ lục 7).
4.3.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, đề tài sử dụng kiểm định F để kiểm tra. Trong đó lý thuyết đặt ra là biến phụ thuộc không có mối quan hệ tuyến tính toàn bộ với các biến độc lập. Bảng 4.8 cho thấy giá trị Sig của F= 0,000 (nhỏ hơn 0,05). Do giá trị Sig rất nhỏ nên ta bác bỏ giả thuyết trên. Do đó 5 biến độc lập trong mô hình có thể giải thích đƣợc sự thay đổi của biến phụ thuộc, tức là mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng mô hình đƣợc.
Bảng 4.8 ANOVA ANOVAa Mô hình Tổng bình phƣơng Bậc tự do Tổng bình phƣơng trung bình F Sig. Hồi quy 50,409 5 10,082 89,255 0,000b Phần dƣ 32,870 291 0,113 Tổng 83,279 296 a. Biến phụ thuộc: Y b. Biến độc lập (hằng số) : X1, X2, X3, X4, X5
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 7
Thêm vào đó, giá trị Sig của các biến độc lập nằm trong khoảng 0,0000 đến 0,0130. Tất cả các giá trị đều nhỏ hơn mức ý nghĩa là 0,05 nên có thể kết luận 5 biến độc lập này đều có ý nghĩa trong mô hình.
Phƣơng trình hồi quy tuyến tính với 5 biến độc lập và biến phụ thuộc nhƣ sau:
Y = 0,656+ 0,074*X1 + 0,082*X2 + 0,150*X3 + 0,355*X4+ 0,159*X5 Có nghĩa là: Mức độ hài lòng của SV đối với chất lƣợng công tác chăm sóc SV của Trƣờng ĐH Công Nghệ TP.HCM = 0,656+ 0,074*sự đáp ứng + 0,082*năng lực phục vụ + 0,150*sự đảm bảo+ 0,355*phƣơng tiện hữu hình+ 0,159*sự hiểu biết.
Nhƣ vậy, giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 của mô hình nghiên cứu lý thuyết đƣợc châp nhận.
Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.6 cho thấy hiệu chỉnh = 0,599 nghĩa là 5 nhân tố sự đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đảm bảo, phƣơng tiện hữu hình, sự hiểu biết giải thích đƣợc 59,9% mức độ hài lòng của SV về chất lƣợng công tác chăm sóc SV của Trƣờng ĐH Công Nghệ TP.HCM.