Nâng cao hiệu quả nhân tố sự đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sinh viên của trường đại học công nghệ tp hcm​ (Trang 65 - 70)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

5.2.2 Nâng cao hiệu quả nhân tố sự đảm bảo

5.2.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

 Nhân tố sự đảm bảo có điểm trung bình tƣơng đối thấp, điều này cho thấy Nhà Trƣờng vẫn chƣa thực hiện công tác đáp ứng nhân tố sự đảm bảo cho SV hiệu quả. Các yếu tố trong nhân tố này bao gồm: sự cập nhật thông tin liên quan công tác chăm sóc SV của trƣờng trên website, sự hợp lý của chính sách hỗ trợ SV, sự đảm bảo nơi ở lành mạnh cho SV và công tác chăm sóc sức khỏe cho SV.

 Các biện pháp thỏa mãn sự hài lòng của SV đối với nhân tố sự đảm bảo gặp không ít trở ngại do một vài lý do khách quan nhƣ địa điểm tọa lạc của trƣờng ở trung tâm thành phố do đó diện tích trƣờng không đƣợc rộng rãi nhƣ các trƣờng ở ngoài trung tâm thành phố và sự hỗ trợ về mặt tài chính của Nhà nƣớc cho các sinh viên đối với trƣờng dân lập có phần giới hạn so với các trƣờng công lập khác. Trên tất cả là sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ phia Nhà Trƣờng để đƣa ra nhiều chính sách và hỗ trợ hữu hiệu cho SV.

5.2.2.2 Mục đích của giải pháp

 Tăng cƣờng và củng cố những thông tin trên website của trƣờng, từ đó gây dựng hình ảnh tốt đẹp của trƣờng trong cộng đồng.

 Đƣa ra chính sách, sự hỗ trợ thật sự toàn diện đảm bảo môi trƣờng học tập an toàn, và chất lƣợng cho SV.

 Giải quyết những khó khăn về mặt tài chính cho SV để SV yên tâm hơn khi bƣớc vào trƣờng.

 Cung cấp cho sinh viên điều kiện tốt nhất của trƣờng qua việc hỗ trở nơi ở và chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn.

5.2.2.3 Nội dung thực hiện giải pháp

 Tăng cƣờng công tác chăm sóc sức khỏe cho SV tại trƣờng. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể SV để cán bộ y tế có những lời tƣ vấn kịp thời giúp SV có sức khỏe thật tốt để học tập. Ngoài ra tại phòng y tế ở mỗi cơ sở của trƣờng nên mở rộng diện tích và đầu tƣ thêm về cơ sở vật chất bao gồm về số lƣợng giƣờng bệnh, loại thuốc và thiết bị y tế. Thực tế cho thấy với cơ sở vật chất của trƣờng hiện nay thì chỉ cần nhiều trƣờng hợp SV có vấn đề về sức khỏe cấp bách ở trƣờng thì sẽ không đủ chỗ nằm vì số lƣợng giƣờng bệnh còn hạn chế, điều này làm cho SV trƣớc giờ có tâm lý khá ngại khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở trƣờng.

 Nhà Trƣờng đƣa ra những chính sách hỗ trợ mới bám sát vào nhu cầu của SV để có thể hỗ trợ SV một cách hiệu quả và hợp lý nhất. Vấn đề tài chính là vấn đề quan trọng của SV khi bƣớc vào trƣờng đại học do đó rất nhiều hoàn cảnh khó khăn mà trƣờng cần quan tâm nhiều hơn. Chính sách hỗ trợ cho SV cần đƣợc xây dựng cụ thể và rõ ràng hơn, cụ thể có 3 hoạt động hỗ trợ cơ bản nhƣ sau:

 Miễn giảm học phí: Nhà Trƣờng cần mở rộng thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho đối tƣợng sinh viên là dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ gia đình nghèo, mồ côi cha mẹ, đối tƣợng bị tật nguyền và con của thƣơng binh, liệt sĩ.

 Vay vốn tín dụng: hỗ trợ sinh viên về mặt thủ tục đề sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, từ đó nâng cao số lƣợng trƣờng hợp sinh viên đƣợc vay vốn để các trƣờng hợp khó khăn về mặt tài chính sẽ đƣợc giảm thiểu khi vào trƣờng học tập.

 Học bổng khuyến khích học tập: chƣơng trình học bổng của trƣờng có nhƣng số lƣợng vẫn còn ít nên rất ít sinh viên biết đến, để khuyến khích sinh viên nỗ lực học tập nhiều hơn nữa Nhà Trƣờng cần nâng cao số lƣợng và chất lƣợng học bổng cho sinh viên và học bổng dành riêng cho các sinh viên nghèo vƣợt khó.

 Nâng cao sự hỗ trợ Nhà Trƣờng trong hoạt động tƣ vấn và giới thiệu nơi ở văn minh, lịch sự đến các SV xa Nhà. Hiện nay số trƣờng hợp SV đƣợc Nhà

Trƣờng hỗ trợ khá ít so với số lƣợng sinh viên của trƣờng. Trƣờng có thể hợp tác làm việc với các chủ nhà trọ tại các quận gần khu vực trƣờng học để nắm bắt số lƣợng phòng trọ giá phải chăng và có an ninh tốt để giới thiệu đến SV khi SV có nhu cầu. Ngoài ra Nhà Trƣờng cần xây dựng và quản lý khu ký túc xá dành riêng cho SV của trƣờng, cung cấp cho SV một môi trƣờng ký túc xá thực sự an toàn, sạch, đẹp, là ngôi nhà thứ hai của SV. Ký túc xá tọa lạc ở vị trí gần nơi học SV để đảm bảo thuận tiện đi lại cho SV. Đây đƣợc xem là biện pháp hữu hiệu nhất để hỗ trợ cung cấp cho SV nơi ở an toàn và tiện lợi nhất. Việc hƣớng đến xây dựng khu ký túc xá cho SV không chỉ có ý nghĩa to lớn với nỗ lực chăm sóc SV của trƣờng qua việc hoàn thiện công tác quản lý SV mà còn giải quyết nơi ở cho các gia đình khó khăn có con em học xa nhà, tạo nếp sống văn minh, lành mạnh cho SV ngay khi bƣớc vào trƣờng đại học.

 Đảm bảo sự cập nhật thông tin một cách liên tục và nhanh chóng trên website để SV có thể nắm bắt kịp thời về công tác chăm sóc SV của trƣờng hiện nay. Nhà Trƣờng cần làm việc với các nhân viên tại các phòng, ban chú ý hơn về việc cập nhật mọi thông tin qua website. Bởi vì website đƣợc xem là hình ảnh vô cùng quan trọng của Nhà Trƣờng, căn cứ vào thông tin trên website ngƣời thân, gia đình bạn bè của SV hay đối tƣợng khách hàng tiềm năng khác có thể vào xem đƣợc những thông tin cần thiết và thông qua website họ có thể đánh giá phần nào đó về chất lƣợng công tác chăm sóc SV của Trƣờng. Vì vậy việc thƣờng xuyên cập nhật thông tin trên website rất quan trọng trong việc tạo ấn tƣợng đối với SV.

5.2.2.4 Lợi ích của giải pháp

 Làm hài lòng SV hiện tại đang học ở trƣờng và còn có khả năng thu hút thêm nhiều SV tiềm năng trong tƣơng lai và góp phần trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín của trƣờng.

 Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng công tác chăm sóc SV, cung cấp cho SV (khách hàng) sự hỗ trợ và chăm sóc đầy đủ và hiệu quả nhất.

 Trƣờng sẽ thu hút một lƣợng lớn sinh viên theo học trong đó có SV có hoàn cảnh khó khăn,vì sự hỗ trợ mặt tài chính hiệu quả từ phía Nhà Trƣờng.

5.2.3 Nâng cao hiệu quả nhân tố phƣơng tiện hữu hình 5.2.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

 Kết quả phân tích ở chƣơng 4 ta thấy nhân tố phƣơng tiện hữu hình có điểm trung bình (đứng sau sự đáp ứng và sự hiểu biết) và bao gồm 6 biến quan sát: Trƣờng, lớp khang trang và sạch đẹp; thƣ viện khang trang, đầy đủ sách, tài liệu tham khảo đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của SV; hệ thống các trang thiết bị phục vụ đào tạo hiện đại đƣợc lắp đặt đầy đủ các phòng học; nhà vệ sinh đƣợc bố trí một cách sạch sẽ và tiện lợi; số lƣợng phòng máy, phòng thực hành đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của SV; diện tích sân trƣờng đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí cho SV. Trƣờng những năm vừa qua luôn cố gắng đầu tƣ kinh phí để ngày một hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của SV. Tuy nhiên sự sự đầu tƣ và quản lý của Nhà Trƣờng về cơ sở vật chất cần nhiều hơn và mạnh mẽ hơn nữa mới có thể thật sự làm hài lòng sinh viên.

 Cơ sở vật chất là hình ảnh, bộ mặt của trƣờng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi điểm đối với các bạn học sinh ở các trƣờng trung học phổ thông - đƣợc xem là khách hàng tiềm năng và qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tác động lớn vào việc ra quyết định chọn HUTECH là nơi mà các em sẽ bƣớc vào trong tƣơng lai. Quan trọng hơn nữa nó là sự căn cứ để đánh giá chất lƣợng đào tạo nói chung và công tác chăm sóc SV của trƣờng nói riêng, thông qua những lần ghé thăm và hợp tác làm việc với lãnh đạo các trƣờng đại học khác trong và ngoài nƣớc, chuyến thăm của Bộ trƣởng Bộ Giáo Dục.. tác động lớn đến hiệu ứng truyền thông, góp phần nâng cao thƣơng hiệu HUTECH trong lòng mọi ngƣời.

5.2.3.2 Mục tiêu giải pháp

 Cung cấp cho giảng viên, nhân viên và sinh viên môi trƣờng học tập và làm việc hiện đại và chuyên nghiệp nhất, giúp nâng cao chất lƣợng giáo dục.

 Thu hút sự chú ý của nhiều SV tiềm năng, củng cố trong viêc xây dựng hình ảnh HUTECH ngày càng vững mạnh trong lòng mọi ngƣời.

5.2.3.3 Nội dung giải pháp

 Tiếp tục chú trọng đầu tƣ kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất của trƣờng, hƣớng tới ngôi trƣờng sạch, đẹp và hiện đại, tạo môi trƣờng chuyên nghiệp cho SV học tập và rèn luyện, có sự chú trọng đầu tƣ đồng đều giữa các cơ sở mới (cơ sở B) và cũ (cơ sở A và Ung Văn khiêm). Cụ thể bài nghiên cứu đề xuất một số ý kiến sau đây:

 Tập trung mở rộng diện tích thƣ viện cung cấp nhiều chỗ ngồi cho sinh viên. Hiện nay thƣ viện ở cơ sở mới có chia khu vực riêng phục vụ việc học cá nhân và học nhóm, giúp cho học tập ở thƣ viện trở nên hiệu quả hơn. Tập trung đầu tƣ nhiều loại sách, sách điện tử, phủ rộng wifi phục vụ việc học tập và nghiên cứu cho sinh viên. Ngoài ra trƣờng cần chú trọng đến việc nâng cấp và sử dụng phần mềm quản lý thƣ viện hƣớng đến việc công nghệ vào việc quản lý thƣ viện.

 Ƣu tiên diện tích và đầu tƣ nhiều trang thiết bị, đồ dùng cho các phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm để phục vụ cho các sinh viên đang theo học ngành Cơ-điện-điện tử, công nghệ sinh học… có cơ hội đƣợc trải nghiệm thực tế nhiều hơn ngay khi học tập ở giảng đƣờng đại học. Trang bị nhiều máy tính mới và nhiều phần mềm đƣợc cập nhật liên tục để phát triển kỹ năng máy tính cho sinh viên.

 Bên cạnh đó các phòng học, phòng họp, phòng làm việc của cán bộ nhân viên trƣờng và hội trƣờng cần đƣợc trang bị đầy đủ trang thiết bị giáo dục phục vụ cho việc giảng dạy, làm việc của giảng viên, nhân viên và phục vụ học tập của sinh viên. Trƣờng nên hƣớng tới việc xây dựng hệ thống phòng học 100% trang bị bằng máy lạnh, tƣờng cách âm, trang bị máy chiếu, hệ thống âm thanh hiện đại và có camera quan sát nhằm nâng cao chất lƣợng học tập của sinh viên.

 Chú trọng tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng hệ thống nhà vệ sinh đảm bảo đáp ứng nhu cầu của số lƣợng lớn SV ở trƣờng. Bên cạnh đó trƣờng cần làm tốt khâu quản lý bằng việc điều phối đội ngũ lao công thƣờng xuyên dọn dẹp và nâng cao sự nhận thức từ phía sinh viên để giữ gìn sao cho nhà vệ sinh luôn ở trạng thái sạch sẽ nhất để phục vụ tất cả SV của trƣờng.

 Diện tích sân trƣờng hiện tại là khá nhỏ so với các trƣờng ĐH khác trên địa bàn thành phố. Có thể cải thiện bằng cách tạo các khoảng không gian với ghế và cây xanh tại các hành lang giữa các tầng lầu, vừa để trang trí, vừa có thể mở thêm không gian cho SV. Triển khai việc tạo không gian bằng cách cho SV khoa Kiến trúc–Mỹ thuật tham gia thiết kế, vừa làm sân chơi cho SV vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu không gian đang cần giải quyết.

 Thƣờng xuyên có đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra định kỳ các máy móc thiết bị cần thiết trong phòng học nhƣ máy chiếu, âm thanh, đèn, quạt… hạn chế việc SV, giảng viên và cán bộ nhân viên trƣờng phải làm việc trong trƣờng hợp thiếu trang thiết bị giáo dục hay rơi vào tình trạng không hoạt động đƣợc gây khó khăn trong việc giảng dạy và học tập. Khi có phản hồi về tình trạng trang thiết bị giáo dục từ phía SV, giảng viên và cán bộ nhân viên thì Nhà Trƣờng cần nhanh chóng giải quyết vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc học tập của SV và hiệu quả làm việc của giảng viên và đội ngũ nhân viên.

5.2.3.4 Lợi ích giải pháp

 Giảm thiểu rủi ro về sự hƣ hỏng, xuống cấp về trang bị phòng học và cơ sở vật chất, duy trì môi trƣờng học tập và rèn luyện với cơ sở vật chất hiện đại và khang trang nhằm phục vụ cho SV một cách tốt nhất.

 Tạo đƣợc sự thích thú và hài lòng cho SV khi tham gia học tập và rèn luyện tại trƣờng.

 Lôi kéo đƣợc lƣợng khách hàng tiềm năng và có đƣợc sự phản hồi tích cực từ phía cộng đồng về hình ảnh của trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sinh viên của trường đại học công nghệ tp hcm​ (Trang 65 - 70)