4. Kết quả thực tập theo đề tà
5.2.1 Nâng cao hiệu quả nhân tố năng lực phục vụ
5.2.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
Nhóm nhân tố này có điểm trung bình thấp nhất trong các nhân tố, điều đó cho thấy năng lực phục vụ của nhân viên và giảng viên trong trƣờng chƣa cao. Các yếu tố trong nhân tố này bao gồm: trình độ chuyên môn của giảng viên và nhân viên cao, thái độ vui vẻ của nhân viên và sự quan tâm của giảng viên đến quá trình học tập của SV. Ngoài ra, chất lƣợng đội ngũ chuyên môn đƣợc xem là nhân tố quyết định đến chất lƣợng giáo dục của một trƣờng đại học, là nhân tố tác động đến niềm tin của các bậc phụ huynh khi chọn trƣờng cho con em mình theo học. Nó còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Vì vậy, cần có giải pháp thiết thực hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn và thái độ làm việc của đội ngũ giảng viên và nhân viên trong trƣờng.
5.2.1.2 Mục tiêu của giải pháp
Làm hài lòng của sinh viên để SV mạnh dạn trong việc trao đổi vấn đề thắc mắc với giảng viên và cán bộ nhân viên của trƣờng, nâng cao chất lƣợng học tập để thu hút nhiều SV đến với trƣờng.
Nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên và tạo động lực để giảng viên và cán bộ nhân viên của trƣờng làm việc một cách hiệu quả hơn.
Nâng cao tinh thần làm việc của giảng viên và nhân viên của trƣờng, luôn luôn ở trong tƣ thế sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp cho SV.
Nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của đội ngũ giảng viên và nhân viên.
5.2.1.3 Nội dung thực hiện giải pháp
Hoàn thiện quy định về tuyển dụng giảng viên đại học, có chính sách thu hút giảng viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao và đặc biệt thu hút giảng viên học ở nƣớc ngoài về tham gia giảng dạy tại trƣờng. Kiến thức cung cấp cho SV ở trình độ đại học đòi hỏi sâu và toàn diện hơn chứ không còn đơn giản nhƣ chƣơng trình phổ thông, cùng với đó là nền kinh tế đang ngày càng hội nhập do đó giảng viên - ngƣời truyền tải nội dung bài học đến SV đóng vai trò vô cùng quan trọng, họ phải thật sự là ngƣời có chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cao thì mới có thể đáp ứng với nhu cầu học tập của SV và đào tạo ra nguồn nhân lực có giá trị cho xã hội.
Nâng cao công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ giảng viên và nhân viên qua tổ chức những khóa học, buổi hội thảo, bồi dƣỡng qua chuyên đề để tạo ra sân chơi giúp cho các giảng viên và cán bộ nhân viên trao đổi, nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. Đây là một biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của trƣờng. Nhà Trƣờng cần tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho các giảng viên của trƣờng tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao kiến thức và dành sự ƣu tiên đặc biệt cho các giảng viên trẻ; thƣờng xuyên tổ chức những buổi hội thảo giao lƣu, trao đổi kiến thức với các giảng viên ở trƣờng khác để họ có thể cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn nhiều hơn và từ đó giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo. Để nâng cao hiệu quả những buổi hội thảo, bồi dƣỡng qua chuyên đề kế tiếp thì Nhà Trƣờng cần làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá nhằm rút kinh nghiệm để tổ chức hoạt động này tốt hơn trong tƣơng lai.
Tổ chức công tác đánh giá thƣờng xuyên sau mỗi học kỳ. Công tác đánh giá đƣợc thực hiện trên những tiêu chuẩn, tiêu chí những ƣu, nhƣợc điểm giúp mỗi cá nhân có thể tự điều chỉnh để hoàn thiện mình hơn. Sự đánh giá này là sự tổng hợp từ phiếu tự đánh giá của mỗi cá nhân, sự quan sát của của lãnh đạo các phòng/ban/khoa và ý kiến phản hồi đánh giá của SV qua website về đội ngũ nhân viên của trƣờng. Quy trình đánh giá bao gồm phiếu đánh giá của từng cá nhân trong từng nhóm, sau đó kèm theo phiếu đánh giá của tổ trƣởng cho từng cá nhân, tiếp đến là sự đánh giá của ban lãnh đạo/phòng/ban
sẽ góp ý đánh giá từng ƣu, nhƣợc điểm của từng cá nhân và cuối cùng là Hội đồng Nhà Trƣờng sẽ đánh giá xếp loại từng giảng viên và cán bộ nhân viên của trƣờng dựa trên nguyên tắc toàn diện, công bằng và công khai.
Hoàn thiện chính sách đãi ngộ, chế độ lƣơng thƣởng cho đội ngũ giảng viên và nhân viên sao cho họ ngày một cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và tạo động lực để họ cống hiến cho công việc. Nhà Trƣờng có thể xây dựng cách tính lƣơng, thƣởng nhƣ sau:
Cách tính lƣơng: chia làm 3 hạng và tính theo sự đánh giá của SV
Hạng A (khá): cán bộ nhân viên và giảng viên sẽ đƣợc cộng thêm 10% trên lƣơng cơ bản của họ.
Hạng B (trung bình): cán bộ nhân viên và giảng viên sẽ giữ nguyên mức cơ bản.
Hạng C: trừ đi 10% lƣợng cơ bản và học kỳ sau đó không cải thiện thì sẽ đƣợc lãnh đạo khoa/phòng/ban xem xét và đánh giá lại và có thể đƣợc đào tạo lại hoặc cho nghỉ việc
Bên cạnh đó đối với những cán bộ nhân viên và giảng viên có thành tích xuất sắc trong quá trình làm việc sẽ đƣợc cộng thêm 3 ngày nghỉ/học kỳ và đƣợc nhận món quà từ Nhà Trƣờng trị giá 500.000 đồng.
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên và nhân viên. Nhà Trƣờng cần phổ biến cho từng phòng ban/khoa/viện tổ chức cho giảng viên và nhân viên đọc thêm văn bản, chỉ thị của ngành học hàng tuần; đọc văn bản về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm học của ngành học, điều lệ của Nhà Trƣờng để giảng viên năm bắt kịp thời những chủ trƣơng, chính sách từ phía Nhà Trƣờng và từ đó có trách nhiệm cao hơn đối với nhiệm vụ của mình.
5.2.1.4 Lợi ích đạt đƣợc từ giải pháp
Thực hiện giải pháp trên, tần suất và hiệu quả trong việc trao đổi giữa SV với giảng viên cũng nhƣ nhân viên trong trƣờng sẽ tăng lên. Do đó giúp gia tăng mức độ hài lòng của SV về năng lực phục vụ của nhân viên và giảng viên.
Tạo sự thoải mái và vui vẻ cho SV trong quá trình trao đổi và làm việc với giảng viên và cán bộ trong trƣờng.
Chế độ phúc lợi cho toàn thể nhân viên của trƣờng đƣợc cải thiện, duy trì lòng trung thành và hiệu quả công việc của họ.
Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ và tác phong sƣ phạm cho đội ngũ nhân viên, nâng cao chất lƣợng dạy và học ở trƣờng.
Giáo viên có kỹ năng tự đánh giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp.