Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sinh viên của trường đại học công nghệ tp hcm​ (Trang 57)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

4.3.3 Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố

4.3.3.1 Nhân tố sự đáp ứng

Bảng 4.9 Mức độ hài lòng của SV về nhân tố sự đáp ứng

Biến quan sát Điểm

trung bình

Mức độ

DU1: Các hoạt động văn nghệ, thể thao của trƣờng đáp ứng

nhu cầu giải trí và rèn luyện sức khỏe cho SV. 3,92 Tốt DU2: Chƣơng trình đào tạo của trƣờng khoa học, sát với thực

tế đáp ứng nhu cầu SV trong việc đảm bảo kiến thức khi ra trƣờng.

3,77 Tốt

DU3: Chính sách vay vốn, hỗ trợ và chính sách khác liên

quan đến hỗ trợ SV đƣợc Nhà Trƣờng thực hiện đầy đủ. 3,53 Tốt

Điểm trung bình nhân tố 3,7385 Tốt

Nguồn: phân tích dữ liệu – phụ lục số 7

Nhóm nhân tố sự đáp ứng có 3 biến với Mean = 3,7385. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,53 đến 3,92 ở mức tốt. Trong đó, biến quan sát DU1: Các hoạt động văn nghệ, thể thao của trƣờng đáp ứng nhu cầu giải trí và rèn luyện sức khỏe cho SV có mức đánh giá tốt nhất, do đó trƣờng cần phát huy trong tƣơng lai.

4.3.3.2 Nhân tố sự hiểu biết

Bảng 4.10 Mức độ hài lòng của SV về nhân tố sự hiểu biết

Biến quan sát Điểm

trung bình

Mức độ

HB2: Công tác đóng góp ý kiến của SV qua website của

trƣờng luôn đƣợc thực hiện tốt với số lƣợng lớn SV tham gia. 3.41 Tốt HB3: Nhà Trƣờng luôn lấy lợi ích SV làm mối quan tâm hàng

đầu. 3,61 Tốt

HB4: Nhà Trƣờng luôn dành sự sự hỗ trợ đặc biệt đến những

SV có hoàn cảnh khó khăn. 3,51 Tốt

Điểm trung bình nhân tố 3,5095 Tốt

Nguồn: phân tích dữ liệu – phụ lục số 7

Nhóm nhân tố sự hiểu biết có 3 biến với Mean = 3,5095. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,41 đến 3,61ở mức tốt. Trong đó, mức độ cao nhất thuộc về biến quan sát HB3: Nhà Trƣờng luôn dành sự sự hỗ trợ đặc biệt đến những SV có hoàn cảnh khó khăn trƣờng cũng nên tiếp tục phát huy ƣu thế này.

4.3.3.3 Nhân tố phƣơng tiện hữu hình

Bảng 4.11 Mức độ hài lòng của SV về nhân tố phƣơng tiện hữu hình

Biến quan sát Điểm

trung bình Mức độ

PTHH1: Trƣờng, lớp khang trang và sạch đẹp. 3,47 Trung bình PTHH2: Thƣ viện khang trang, đầy đủ sách, tài liệu tham

khảo đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của SV. 3,29 Tốt PTHH3: Hệ thống các trang thiết bị phục vụ đào tạo hiện

đại đƣợc lắp đặt đầy đủ các phòng học. 3,20 Trung bình PTHH4: Nhà vệ sinh đƣợc bố trí một cách sạch sẽ và tiện

PTHH5: Số lƣợng phòng máy, phòng thực hành đáp ứng

đầy đủ nhu cầu học tập của SV. 3,26 Trung bình

PTHH6: Diện tích sân trƣờng đáp ứng nhu cầu học tập

và giải trí cho SV. 3,05 Trung bình

Điểm trung bình nhân tố 3,2727 Trung bình

Nguồn: phân tích dữ liệu – phụ lục số 7

Nhân tố nhóm PTHH có Mean của nhân tố là 3,2727 ở mức độ trung bình, dao động từ 3,05 đến 3,47. Trong đó mức độ cao nhất thuộc về biến quan sát PTHH1: Trƣờng, lớp khang trang và sạch đẹp và đây là biến quan sát duy nhất đƣợc đánh giá là tốt.

4.3.3.4 Nhân tố sự đảm bảo

Bảng 4.12 Mức độ hài lòng của SV về nhân tố sự đảm bảo

Biến quan sát Điểm

trung bình Mức độ

DB1: Những thông tin về hoạt động liên quan đến công tác chăm sóc SV luôn đƣợc trƣờng cập nhật nhanh chóng trên website.

3,16 Trung bình

DB3: Công tác đảm bảo an ninh và trật tự cho sinh

viên đƣợc Nhà Trƣờng thực hiện tốt. 2,8 Trung bình

DB4: SV đƣợc đảm bảo có nơi ở lành mạnh, văn minh

khi xa nhà. 3,24 Trung bình

DB5: Công tác chăm sóc sức khỏe cho SV luôn đƣợc

đảm bảo 3,35 Trung bình

Điểm trung bình nhân tố 3,0833 Trung bình

Nguồn: phân tích dữ liệu – phụ lục số 7

Nhóm nhân tố DB đánh giá với Mean = 3,0833. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 2,58 đến 3,35 và đƣợc đánh giá là trung bình. Trong đó mức độ cao nhất thuộc về biến quan sát DB5: Công tác chăm sóc sức khỏe cho SV luôn đƣợc đảm bảo.

4.3.3.5 Nhân tố năng lực phục vụ

Bảng 4.13 Mức độ hài lòng của SV về nhân tố năng lực phục vụ Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

NLPV1: Đội ngũ nhân viên và giảng viên luôn

có đủ kiến thức và chuyên môn cao 2,97 Trung bình

NLPV2: Nhân viên luôn có thái độ vui vẻ, thân

thiện và lịch sự với SV 3,13 Trung bình

NLPV5: Giảng viên có thái độ thân thiện, quan

tâm quá trình học tập của SV 2,70 Trung bình

Điểm trung bình nhân tố 2,9338 Trung bình

Nguồn: phân tích dữ liệu – phụ lục số 7

Nhóm nhân tố năng lực phục vụ đƣợc đánh giá với Mean = 2,9338. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận từ 2,70 đến 2,97. Trong đó biến quan sát có mức độ cao nhất là NLPV2: Nhân viên luôn có thái độ vui vẻ, thân thiện và lịch sự với SV.

Tóm tắt chƣơng 4

Chƣơng 4 đã trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy. Từ 27 biến quan sát ban đầu của 5 nhóm nhân tố, sau đó quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo, kết quả cho thấy cả 5 nhóm nhân tố đều đạt sự tin cậy nhƣng số biến quán sát chỉ còn lại 25 biến. Kết quả phân tích nhân tố, 5 nhóm nhân tố đều giá trị với 6 biến bị loại. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, mô hình hồi đa biến gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Các biến độc lập trong mô hình gồm: sự đảm bảo, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, phƣơng tiện hữu hình và sự hiểu biết; biến phụ thuộc là sự hài lòng của SV về chất lƣợng công tác chăm sóc SV của Trƣờng ĐH Công Nghệ TP.HCM. Với kết quả phân tích đƣợc, các yếu tố tác động mạnh đến sự hài lòng của SV theo mức độ giảm dần là sự đáp ứng, sự hiểu biết, phƣơng tiện hữu hình, sự đảm bảo và năng lực phục vụ.

Dựa vào kết quả phân tích này bài nghiên cứu sẽ đề ra một số ứng dụng từ kết quả nghiên cứu ở chƣơng cuối. Và ở chƣơng tiếp theo là chƣơng cuối cùng sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu và những hạn chế của bài nghiên cứu này.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Kết quả nghiên cứu

5.1.1 Nhân tố sự đáp ứng

Nhân tố tác động nhiều nhất đến mức độ hài lòng của SV về chất lƣợng công tác chăm sóc SV của Trƣờng ĐH Công Nghệ TP.HCM là nhân tố sự đáp ứng bao gồm 3 biến quan sát (DU1, DU2, DU3), mức độ hài lòng của SV ở nhóm nhân tố này ở mức tốt. Trong đó mức đánh giá cao nhất thuộc về DU1 tƣơng ứng với các hoạt động văn nghệ, thể thao của trƣờng đáp ứng nhu cầu giải trí và rèn luyện sức khỏe cho SV, trong thực tế điều này đƣợc thể hiện qua việc Nhà Trƣờng tổ chức rất tốt các hoạt động này để đáp ứng nhu cầu giải trí và rèn luyện sức khỏe cho toàn thể SV.

5.1.2 Nhân tố sự hiểu biết

Nhóm nhân tố thứ hai tác động đến sự hài lòng của SV là nhóm nhân tố sự hiểu biết, bao gồm 3 biến quan sát (từ HB2 đến HB4), mức độ cảm nhận của SV về nhóm nhân tố này thuộc mức độ tốt. Điều này cho thấy rằng Nhà Trƣờng có sự am hiểu rất lớn về nhu cầu của SV thông qua việc tiếp nhận ý kiến của SV và luôn đặt lợi ích SV là sự ƣu tiên hàng đầu.

5.1.3 Nhân tố phƣơng tiện hữu hình

Nhân tố thứ ba tác động đến mức độ hài lòng của SV là nhóm nhân tố phƣơng tiện hữu hình, bao gồm 6 biến quan sát (từ PTHH1 đến PHTT6), mức độ cảm nhận của SV về nhóm nhân tố này thuộc mức độ trung bình. Điều này cho thấy rằng Nhà Trƣờng tuy đã cố gắng nỗ lực đầu tƣ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo trong trƣờng, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu của SV.

5.1.4 Nhân tố sự đảm bảo

Nhóm nhân tố thứ tƣ ít tác động đến mức độ hài lòng của SV là nhóm nhân tố sự đảm bảo, bao gồm 3 biến quan sát (DB1, DB2, DB4, DB5), mức độ cảm nhận của SV về nhóm nhân tố này ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy trên thực tế, sự đảm bảo về chăm sóc sức khỏe, nơi ở an toàn chƣa đƣợc thực hiện tốt cũng nhƣ chính sách về sự hỗ trợ cho SV chƣa đảm bảo tính hợp lý và sự cập nhật thông tin trên web trƣờng cũng chƣa đƣợc thực hiện tốt.

5.1.5 Nhân tố năng lực phục vụ

Nhóm nhân tố thứ 5 tác động đến mức độ hài lòng của SV là nhóm nhân tố năng lực phục vụ, bao gồm 3 biến quan sát (NLPV1, NLPV2, NLPV5), nhóm nhân tố này thuộc mức độ cảm nhận trung bình. Điều này chỉ ra rằng thực tế Nhà Trƣờng chƣa thật sự đầu tƣ đến năng lực phục vụ của nhân viên và giảng viên trong trƣờng bao gồm cả về thái độ làm việc và trình độ chuyên môn, dẫn đến sự hài lòng của SV chƣa cao.

5.2 Kết quả ứng dụng của nghiên cứu

5.2.1 Nâng cao hiệu quả nhân tố năng lực phục vụ 5.2.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 5.2.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

 Nhóm nhân tố này có điểm trung bình thấp nhất trong các nhân tố, điều đó cho thấy năng lực phục vụ của nhân viên và giảng viên trong trƣờng chƣa cao. Các yếu tố trong nhân tố này bao gồm: trình độ chuyên môn của giảng viên và nhân viên cao, thái độ vui vẻ của nhân viên và sự quan tâm của giảng viên đến quá trình học tập của SV. Ngoài ra, chất lƣợng đội ngũ chuyên môn đƣợc xem là nhân tố quyết định đến chất lƣợng giáo dục của một trƣờng đại học, là nhân tố tác động đến niềm tin của các bậc phụ huynh khi chọn trƣờng cho con em mình theo học. Nó còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Vì vậy, cần có giải pháp thiết thực hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn và thái độ làm việc của đội ngũ giảng viên và nhân viên trong trƣờng.

5.2.1.2 Mục tiêu của giải pháp

 Làm hài lòng của sinh viên để SV mạnh dạn trong việc trao đổi vấn đề thắc mắc với giảng viên và cán bộ nhân viên của trƣờng, nâng cao chất lƣợng học tập để thu hút nhiều SV đến với trƣờng.

 Nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên và tạo động lực để giảng viên và cán bộ nhân viên của trƣờng làm việc một cách hiệu quả hơn.

 Nâng cao tinh thần làm việc của giảng viên và nhân viên của trƣờng, luôn luôn ở trong tƣ thế sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp cho SV.

 Nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của đội ngũ giảng viên và nhân viên.

5.2.1.3 Nội dung thực hiện giải pháp

 Hoàn thiện quy định về tuyển dụng giảng viên đại học, có chính sách thu hút giảng viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao và đặc biệt thu hút giảng viên học ở nƣớc ngoài về tham gia giảng dạy tại trƣờng. Kiến thức cung cấp cho SV ở trình độ đại học đòi hỏi sâu và toàn diện hơn chứ không còn đơn giản nhƣ chƣơng trình phổ thông, cùng với đó là nền kinh tế đang ngày càng hội nhập do đó giảng viên - ngƣời truyền tải nội dung bài học đến SV đóng vai trò vô cùng quan trọng, họ phải thật sự là ngƣời có chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cao thì mới có thể đáp ứng với nhu cầu học tập của SV và đào tạo ra nguồn nhân lực có giá trị cho xã hội.

 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ giảng viên và nhân viên qua tổ chức những khóa học, buổi hội thảo, bồi dƣỡng qua chuyên đề để tạo ra sân chơi giúp cho các giảng viên và cán bộ nhân viên trao đổi, nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ. Đây là một biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của trƣờng. Nhà Trƣờng cần tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho các giảng viên của trƣờng tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao kiến thức và dành sự ƣu tiên đặc biệt cho các giảng viên trẻ; thƣờng xuyên tổ chức những buổi hội thảo giao lƣu, trao đổi kiến thức với các giảng viên ở trƣờng khác để họ có thể cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn nhiều hơn và từ đó giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo. Để nâng cao hiệu quả những buổi hội thảo, bồi dƣỡng qua chuyên đề kế tiếp thì Nhà Trƣờng cần làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá nhằm rút kinh nghiệm để tổ chức hoạt động này tốt hơn trong tƣơng lai.

 Tổ chức công tác đánh giá thƣờng xuyên sau mỗi học kỳ. Công tác đánh giá đƣợc thực hiện trên những tiêu chuẩn, tiêu chí những ƣu, nhƣợc điểm giúp mỗi cá nhân có thể tự điều chỉnh để hoàn thiện mình hơn. Sự đánh giá này là sự tổng hợp từ phiếu tự đánh giá của mỗi cá nhân, sự quan sát của của lãnh đạo các phòng/ban/khoa và ý kiến phản hồi đánh giá của SV qua website về đội ngũ nhân viên của trƣờng. Quy trình đánh giá bao gồm phiếu đánh giá của từng cá nhân trong từng nhóm, sau đó kèm theo phiếu đánh giá của tổ trƣởng cho từng cá nhân, tiếp đến là sự đánh giá của ban lãnh đạo/phòng/ban

sẽ góp ý đánh giá từng ƣu, nhƣợc điểm của từng cá nhân và cuối cùng là Hội đồng Nhà Trƣờng sẽ đánh giá xếp loại từng giảng viên và cán bộ nhân viên của trƣờng dựa trên nguyên tắc toàn diện, công bằng và công khai.

 Hoàn thiện chính sách đãi ngộ, chế độ lƣơng thƣởng cho đội ngũ giảng viên và nhân viên sao cho họ ngày một cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và tạo động lực để họ cống hiến cho công việc. Nhà Trƣờng có thể xây dựng cách tính lƣơng, thƣởng nhƣ sau:

 Cách tính lƣơng: chia làm 3 hạng và tính theo sự đánh giá của SV

 Hạng A (khá): cán bộ nhân viên và giảng viên sẽ đƣợc cộng thêm 10% trên lƣơng cơ bản của họ.

 Hạng B (trung bình): cán bộ nhân viên và giảng viên sẽ giữ nguyên mức cơ bản.

 Hạng C: trừ đi 10% lƣợng cơ bản và học kỳ sau đó không cải thiện thì sẽ đƣợc lãnh đạo khoa/phòng/ban xem xét và đánh giá lại và có thể đƣợc đào tạo lại hoặc cho nghỉ việc

 Bên cạnh đó đối với những cán bộ nhân viên và giảng viên có thành tích xuất sắc trong quá trình làm việc sẽ đƣợc cộng thêm 3 ngày nghỉ/học kỳ và đƣợc nhận món quà từ Nhà Trƣờng trị giá 500.000 đồng.

 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên và nhân viên. Nhà Trƣờng cần phổ biến cho từng phòng ban/khoa/viện tổ chức cho giảng viên và nhân viên đọc thêm văn bản, chỉ thị của ngành học hàng tuần; đọc văn bản về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm học của ngành học, điều lệ của Nhà Trƣờng để giảng viên năm bắt kịp thời những chủ trƣơng, chính sách từ phía Nhà Trƣờng và từ đó có trách nhiệm cao hơn đối với nhiệm vụ của mình.

5.2.1.4 Lợi ích đạt đƣợc từ giải pháp

 Thực hiện giải pháp trên, tần suất và hiệu quả trong việc trao đổi giữa SV với giảng viên cũng nhƣ nhân viên trong trƣờng sẽ tăng lên. Do đó giúp gia tăng mức độ hài lòng của SV về năng lực phục vụ của nhân viên và giảng viên.

 Tạo sự thoải mái và vui vẻ cho SV trong quá trình trao đổi và làm việc với giảng viên và cán bộ trong trƣờng.

 Chế độ phúc lợi cho toàn thể nhân viên của trƣờng đƣợc cải thiện, duy trì lòng trung thành và hiệu quả công việc của họ.

 Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ và tác phong sƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sinh viên của trường đại học công nghệ tp hcm​ (Trang 57)