5. Bố cục và nội dung nghiên cứu của đề tài
3.3.7. Đánh giá kết quả đào tạo
Hoạt động đánh giá kết quả đào tạo là một phần quan trọng của quá trình đào tạo nguồn nhân lực, thông qua hoạt động này Cục thuế sẽ biết đƣợc kết quả đào tạo là tốt hay chƣa tốt, có đáp ứng đƣợc mục tiêu của cục đặt ra hay không. Trên thực tế vận dụng mô hình bốn mức độ đánh giá tại Cục Thuế tỉnh Hải Dƣơng không thực hiện đầy đủ.
Một là: Cục Thuế tỉnh Hải Dƣơng không thực hiện hoạt động đánh giá mức độ phản ứng của ngƣời học đối với khoá học đào tạo nên Cục không nắm đƣợc ngƣời học có thích, hiểu chƣơng trình mà đang đào tạo hay không.
Hai là: Về khía cạnh kiến thức, kỹ năng đƣợc Cục thực hiện thông qua chứng chỉ đạt đƣợc, bằng cấp của nhân viên khi họ tham gia các khoá đào tạo
Ba là: Kết quả sau khi đào tạo áp dụng vào công việc chƣa đƣợc đánh giá và chƣa có tiêu chuẩn để đánh giá kết quả qua đào tạo. Vì vậy, hành vi và cách làm của nhân viên trong công việc có thay đổi theo hƣớng mong muốn không, có hiệu quả cao hơn không thì ít khi đƣợc Cục thuế theo dõi, phản ánh.
Bốn là: Cục thuế chƣa gắn kết đào tạo với sử dụng, chƣa có công tác tổng kết, đánh giá chất lƣợng đào tạo và phân tích mức độ ảnh hƣởng của đào tạo đến kết quả công việc đã dẫn đến nhân viên sau khi đào tạo chƣa sử dụng một cách hợp lý khiến tính động viên thúc đẩy của công tác đào tạo giảm đi.
Theo thống kê bảng 3.7, mục đích cần đào tạo thêm của ngƣời lao động là rất cần thiết. Chính vì vậy cục thuế cần tăng cƣờng hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm ổn định cho ngƣời lao động, tạo cho họ có động lực say mê làm việc và có cơ hội thăng tiến trong tƣơng lai.
Bảng 3.10. Đánh giá chƣơng trình đào tạo
Chỉ tiêu đánh giá Số
ngƣời
Tỉ lệ (%)
Nội dung chƣơng trình đào tạo đối với công việc hiện tại và tƣơng lai
Tốt 90 32,1
Khá 70 25
Trung bình 106 37,9
Yếu 14 5
Kém 0 -
Kỹ năng giảng dạy của giáo viên
Dễ hiểu, thu hút 192 68,6 Khó hiểu và thiếu
sinh động 88 31,4
Tác dụng, kỹ năng thay đổi của học viên sau khóa học
Nâng cao hiệu quả
thực hiện công việc 0 0 Nâng cao kinh
nghiệm và kiến thức 0 0
Cả hai 280 100
Tổng 280 100
Nhƣ vậy ta thấy mức độ đánh giá trung bình về chƣơng trình đào tạo với công việc đảm nhiệm sau khi đƣợc đào tạo tập trung chủ yếu ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 37,9% điều này cho thấy công tác đào tạo của Cục cơ bản chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Tuy chƣa thực sự hài lòng nhƣng các nhân viên cũng không thất vọng với công việc đảm nhận sau khi đào tạo.
Kỹ năng truyền đạt của giáo viên làm cho ngƣời học dễ hiểu là một số giảng viên truyền đạt kiến thức đã qua thực tế nên nhân viên dễ tiếp thu, dễ hiểu. Bên cạnh đó, đối với nhân viên đƣợc đào tạo tại nơi làm việc, Cục lấy ý kiến trực tiếp từ những ngƣời hƣớng dẫn, quản lý. Ngoài ngƣời phụ trách sẽ quan sát xem nhân viên thực hiện công việc có gì khác và tiến bộ so với trƣớc khi đào tạo hay không.
Với những CBCC cử đi học thì dựa trên bảng điểm, kết quả học tập phần nào cũng biết đƣợc năng lực, trình độ của họ sau khoá học. Tuy nhiên, có vẻ nhƣ chƣa có CBCC nào không qua đƣợc khóa học nghiệp vụ. Điều này cho thấy chất lƣợng công tác đánh giá kết quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở mức rất khiêm tốn, còn mang tính hình thức.
Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo là một việc khó khăn, nó đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian công sức. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả rất quan trong, bởi vì những thông tin thu đƣợc từ việc đánh giá sẽ giúp chúng ta lập và xây dựng chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực trong tƣơng lai có chất lƣợng và hiệu quả hơn.