5. Bố cục và nội dung nghiên cứu của đề tài
1.7.1. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của ngành thuế Malaysia
Ngành thuế Malaysia hiện có khoảng 10.000 cán bộ thuế, có chức năng chính là quản lý thuế trực thu, quản lý 9,2 triệu ngƣời nộp thuế đã đƣợc cấp mã số thuế, số thu thuế hàng năm chiếm khoảng 50% tổng số của Ngân sách nhà nƣớc Malaysia. Trong một năm, mỗi cán bộ thuế phải tham gia các chƣơng
trình đào tạo, đạt ít nhất 40 giờ/năm. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo chiếm khoảng 1% tổng quỹ lƣơng dành cho cán bộ thuế. Ngành thuế có Hội dồng phát triển nguồn nhân lực. Hội đồng này có một số chức năng chính:
- Rà soát chính sách đào tạo và nhu cầu đào tạo.
- Xem xét nhu cầu bổ sung và hoặc tăng cƣờng năng lực của bộ phận đào tạo của Tổng cục thuế Malaysia.
- Giám sát việc đảm bảo chất lƣợng của các chƣơng trình đào tạo. - Ban hành các hƣớng dẫn cho các hoạt động phối hợp, liên kết đào tạo quốc tế.
- Đảm bảo việc thực hiện và giám sát tính hiệu quả đối với kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Tổng cục thuế Malaysia.
* Khung năng lực cán bộ thuế: Để đƣa ra nhu cầu đào tạo và xác định đối tƣợng học viên cho các khoá học, Tổng cục thuế ban hành hệ thống tiêu chuẩn cán bộ dựa trên Khung năng lực, gồm 16 loại năng lực phân theo 3
nhóm nhƣ sau:
- Năng lực phản ánh riêng theo thành tích công việc của từng cá nhân:
Mức độ tự tin; Tính sáng tạo; Chất lƣợng công việc; Động cơ hoàn thành công việc; Tƣ duy phân tích, tổng hợp
- Năng lực theo mức độ tích cực, nhiệt tình làm việc theo nhóm: Năng lực làm việc theo nhóm; Năng lực lãnh đạo; Năng lực ảnh hƣởng tới các thành viên trong nhóm; Năng lực dẫn dắt, phát triển hoạt động nhóm; Năng lực hƣớng dẫn thành viên khác; Năng lực đƣa ra quyết định, phán quyết
- Năng lực hoàn thành mục tiêu, cam kết của tổ chức và lấy khách
hàng làm trung tâm: Kỹ năng giao tiếp: Mức độ cam kết thực hiện các mục tiêu của tổ chức; Định hƣớng lấy khách hàng làm trung tâm; Năng lực thiết lập mạng lƣới; Năng lực thu thập và tiếp nhận thông tin
Chƣơng trình đào tạo suốt đời cho công chức thuế Malaysia: gồm có 5 cấp độ:
(1) Chƣơng trình đào tạo tiền công chức áp dụng cho công chức mới vào ngành.
- Mục tiêu: Công chức mới phải thấm nhuần đƣợc các giá trị chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, cách thức và tác phong làm việc trong hệ thống cơ quan thuế.
- Nội dung: Chƣơng trình này gồm các nội dung về nội quy, quy chế của ngành, chính sách cán bộ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan thuế, văn hoá công sở ngành thuế.
Tại khoá học này, Tổng cục trƣởng Tổng cục thuế cũng dành một buổi để nói chuyện với công chức mới. Trong đó, có những đối thoại rất cởi mở, mang tính định hƣớng hành vi, tác phong và tƣ tƣởng của công chức trong ngành.
(2) Chƣơng trình đào tạo cơ bản: áp dụng cho công chức có từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm.
- Mục tiêu: Trang bị các kiến thức nghiệp vụ để công chức giải quyết tốt nhiệm vụ đƣợc giao, tham gia vào hệ thống một cách trôi chảy và có hiệu quả.
- Nội dung đào tạo gồm 2 học phần:
+ Học phần nghiệp vụ thuế cơ bản: Gồm các môn học về nguyên lý cơ bản về thuế, các luật thuế và kế toán, nhằm trang bị kiến thức, hiểu biết và kỹ năng phân tích các luật thuế. Học viên đƣợc tiếp cận với các nguyên tắc, đạo lý của các quy định chính sách thuế trong Luật thuế của Malaysia và luật thuế các nƣớc khác. Đặc biệt học viên phải nắm vững nội dung và có kỹ năng sử dụng các điều khoản trong Luật thuế thu nhập năm 1967 của Malaysia.
+ Học phần nghiệp vụ quản lý cơ bản: Trang bị kiến thức về chức năng, phạm vi công việc cụ thể của từng đơn vị trong cơ cấu tổ chức của toàn ngành thuế, vai trò giải quyết công việc trong hệ thống; Việc quản lý nguồn nhân lực, đào tạo, luân chuyển cán bộ, quản lý tài chính của hệ thống cơ quan nhà nƣớc và hệ thống cơ quan thuế; Hệ thống thông tin và ứng dụng tin học trong
(3) Chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ bậc trung: áp dụng cho công chức có từ 4 đến 10 năm kinh nghiệm.
- Mục tiêu: Đào tạo cán bộ có kỹ năng thuần thục trong giải quyết công việc theo từng vị trí công việc. Đồng thời nhằm mục tiêu hiện thực hoá tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu chung của ngành thuế.
- Nội dung: Cung cấp các các khoá học chuyên sâu về quản lý thuế. Trang bị các kiến thức, hiểu biết và kỹ năng phân tích về nguyên lý, chuẩn mực kế toán; phân tích đánh giá tài liệu kinh doanh; nguyên tắc và đạo lý để đƣa ra các phán quyết, quyết định về thuế.
(4) Chƣơng trình đào tạo nâng cao dành cho công chức có hơn 10 năm kinh nghiệm.
- Mục tiêu: trang bị lại kiến thức và củng cố thêm các kỹ năng giải quyết công việc, đánh giá năng lực làm việc của công chức thuế ở cấp độ chuyên gia.
- Nội dung đào tạo: đào tạo chuyên sâu vào một số lĩnh vực đặc biệt, cách xử lý vụ việc khó nhƣ quản lý các trƣờng hợp chuyển giá, giám định thông tin trên ứng dụng quản lý thuế, giám định thông tin kế toán, điều tra tội phạm, kiểm toán tài chính các trƣờng hợp phức tạp...
(5) Chƣơng trình đào tạo chuyển tiếp dành cho công chức chuẩn bị nghỉ hƣu (3 năm trƣớc nghỉ hƣu).
- Mục tiêu: Tạo sự chuẩn bị về tâm lý tốt khi nghỉ hƣu và gợi ý một số hoạt động có thể tham gia đƣợc sau khi nghỉ hƣu.
- Nội dung: Tƣ vấn về tâm lý và xây dựng kế hoạch hoạt động khi nghỉ hƣu; trách nhiệm đóng góp quỹ tài trợ cho ngƣời nghỉ hƣu; quản lý dinh dƣỡng và sức khoẻ; quản lý tài chính và đầu tƣ; các cơ hội kinh doanh và công việc có thể tham gia sau nghỉ hƣu.
Năm chƣơng trình trên đƣợc đƣợc thiết kế và tổ chức triển khai ổn định tại Học viện thuế Malaysia. Ngoài ra còn một số chƣơng trình đào tạo
khác đƣợc thực hiện tại nơi làm việc hoặc do các cơ sở đào tạo khác cung cấp để nhằm bổ trợ kiến thức, kỹ năng cho công chức thuế.