Hợp đồng ngoại thƣơng và các chứng từ có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu sắt thép tại công ty cổ phần đầu tư thương mại smc trong giai đoạn 2016 2020​ (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1.3 Quy trình xuất khẩu hàng hóa

1.3.2. Hợp đồng ngoại thƣơng và các chứng từ có liên quan

1.3.2.1. Hợp đồng ngoại thƣơng

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng ngoại thƣơng) là sự thỏa thuận đạt đƣợc giữa hai bên hay nhiều bên ở các nƣớc khác nhau. Trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa. Bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

So với những hợp đồng kinh tế khác trong nƣớc, hợp đồng ngoại thƣơng có 3 đặc điểm sau:

 Chủ thể của hợp đồng - ngƣời mua và ngƣời bán - phải có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau (Ở Việt Nam còn quy định thêm: giữa các bên phải có trụ sở cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam, nhƣng một bên ở trong nội địa và bên kia ở trong khu vực hải quan riêng theo quy định).

 Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một hoặc cả hai bên.

 Hàng hóa – đối tƣợng mua bán của hợp đồng phải chuyển ra khỏi đất nƣớc của ngƣời bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một hợp đồng ngoại thƣơng muốn có giá trị pháp lý, thực hiện đƣợc trong thực tế và trở thành cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thì hợp đồng đó phải đồng thời thỏa mãn những yêu cầu sau đây:

 Hợp đồng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc.  Chủ thể của hợp đồng ngoại thƣơng phải hợp pháp.

 Hình thức của hợp đồng ngoại thƣơng phải hợp pháp.  Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp.

 Tính tự nguyện.

1.3.2.2. Hóa đơn thƣơng mại (Commercial invoice)

Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của ngƣời bán đòi ngƣời mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.

Hóa đơn có những đặc điểm sau:

 Nó là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán.

 Trong việc khai báo hải quan hóa đơn cho biết gía trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán.

 Hóa đơn cung cấp những chi tiết về hàng hóa cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.

Trong hóa đơn thƣờng nêu: đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phƣơng thức thanh toán, phƣơng tiện vận tải,…

Hóa đơn đƣợc lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau nhƣ xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính

1.3.2.3. Phiếu đóng gói (Packing list)

Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container). Phiếu đóng gói đƣợc lập khi đóng gói hàng hóa.

Phiếu đóng gói cần thiết cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện.

Nội dung của phiếu đóng gói bao gồm các chi tiết sau: Tên ngƣời bán, ngƣời mua; tên hàng; số hiệu hợp đồng, số L/C; tên tàu; ngày bốc hàng; cảng bốc, cảng dỡ; số thứ tự của kiện hàng; cách đóng gói; số lƣợng hàng hóa đựng trong kiện hàng; trọng lƣợng hàng hóa đó; thể tích của kiện hàng; số lƣợng container và số container…

Phiếu đóng gói đƣợc lập thành 3 bản:

 Một bản để trong kiện hàng để cho ngƣời nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần thiết.

 Một bản để cùng với các phiếu đóng gói khác tạo nên một bộ đầy đủ. Đƣợc xếp vào kiện hàng thứ nhất của lô hàng.

 Một bản còn lại cũng đƣợc lập thành một bộ đầy đủ đƣợc xuất trình cùng hóa đơn cho ngân hàng thanh toán.

1.3.2.4. Vận đơn đƣờng biển (Bill of lading) Chức năng của vận đơn đƣờng biển

 B/L là một chứng từ của ngƣời chuyên chở xác nhận họ đã nhận hàng để chở  B/L là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đƣờng

biển.

 B/L có chức năng đặc biệt quan trọng là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhƣợng B/L.

Công dụng của B/L

 Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

 Làm tài liệu về hàng hóa kèm theo trong bộ chứng từ thƣơng mại, ngƣời bán gửi cho ngƣời mua hoặc ngân hàng để nhận đƣợc tiền thanh toán.

 Làm chứng từ để mua bán, cầm cố, chuyển nhƣợng hàng hóa.

 Làm căn cứ xác định số lƣợng hàng hóa đã đƣợc ngƣời bán gửi cho ngƣời mua.

Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (Phòng Công thƣơng hoặc VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc nơi khai thác hàng hóa đó.

Yêu cầu phải có C/O đối với các hàng hóa sau:

 Hàng hóa xuất nhập khẩu để đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi về thuế quan và phi thuế quan đƣợc áp dụng theo điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

 Hàng xuất khẩu để đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi thuế quan phổ cập và các ƣu đãi đơn phƣơng khác đƣợc thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nƣớc nhập khẩu dành cho ƣu đãi này.

 Hàng hóa đang bị Việt Nam áp dụng các biện pháp phòng vệ thƣơng mại: chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu, các biện pháp tự vệ.

Cơ quan tẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam:

 Bộ Công thƣơng Việt Nam

 Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam.

 Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đƣợc sự ủy quền trực tiếp của Bộ Công thƣơng nhƣ Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất.

1.3.2.6. Chứng từ bảo hiểm (Certificate of insurance)

Là chứng từ do ngƣời bảo hiểm cấp cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm, Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thƣờng cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn ngƣời đƣợc bảo hiểm phải nộp cho ngƣời bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

1.3.2.7. Hối phiếu (Bill of exchange)

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do nhà xuất khẩu lập ra đòi tiền ngƣời mua sau khi hoành thành nghĩa vụ giao hàng.

Những bất hợp lệ thƣờng xảy ra khi lập hối phiếu nhƣ sau:  Lập hối phiếu khi L/C đã hết hạn.

 Số tiền ghi trên hối phiếu không bằng 100% số tiền trong hóa đơn.  Số tiền bằng chữ khác số tiền bằng số.

 Số tiền ghi trên hối phiếu vƣợt qua số tiền trên L/C.

1.3.2.8. Giấy chứng nhận chất lƣợng, số lƣợng, trọng lƣợng hàng hóa (Certificate of quantity/quanlity)

Là chứng từ xác nhận chất lƣợng và số lƣợng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất số lƣợng hàng phù hợp các điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do ngƣời cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu sắt thép tại công ty cổ phần đầu tư thương mại smc trong giai đoạn 2016 2020​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)