Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu sắt thép tại Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu sắt thép tại công ty cổ phần đầu tư thương mại smc trong giai đoạn 2016 2020​ (Trang 57 - 62)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu sắt thép tại Công ty Cổ phần

3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu sắt thép tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ – Thƣơng mại SMC Cổ phần Đầu tƣ – Thƣơng mại SMC

3.1.1 Củng cố và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu 3.1.1.1 Cơ sở của giải pháp 3.1.1.1 Cơ sở của giải pháp

Theo dự báo của các chuyên gia, ngành thép là 1 trong 6 ngành hàng sẽ gặp khó khăn trong năm 2016 do vấn đề dƣ cung từ trong và ngoài nƣớc. Nhất là, đối với mặt hàng thép xây dựng, vì cung đang lớn hơn cầu và quốc gia có sản lƣợng thép lớn là Trung Quốc vẫn đang thực hiện các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên dự báo giá thép trong nƣớc sẽ khó có khả năng tăng.

Thép Trung Quốc chiếm lĩnh thị trƣờng với giá thép thấp không tƣởng, ảnh hƣởng đến thị trƣờng nội địa, thị trƣờng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thép nói chung. SMC cũng nằm trong hoàn cảnh bị thép Trung Quốc chèn ép giá, mất đi khả năng cạnh tranh tại những thị trƣờng truyền thống. Đối mặt trƣớc những nguy cơ đó, SMC nên có một số hình thức phát triển sản phẩm hay gia tăng dịch vụ đi kèm để củng cố thị trƣờng nhƣ Campuchia hay Lào. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để SMC mở rộng sang các thị trƣờng mới nhằm giảm rủi ro do chỉ phụ thuộc vào một số thị trƣờng trọng điểm.

3.1.1.2 Các bƣớc thực hiện giải pháp

Thép Trung Quốc có đƣợc giá thành cạnh tranh nhƣ thế là có nguyên nhân, một phần là do sản phẩm của Trung Quốc đƣợc sản xuất với số lƣợng lớn dẫn đến chi phí sản xuất thấp. Còn một nguyên nhân khác đó là một số sản phẩm thép của Trung Quốc bị phát hiện là có sự gian lận độ dày tại một số quốc gia đang phát triển có quy định và hàng rào kỹ thuật còn lỏng lẻo. Đây có thể là điểm mấu chốt tạo điều kiện cho SMC giành lại thị phần tại các thị trƣờng truyền thống.

Mặc dù hiện nay các nhà máy gia công chế biến sản xuất thép của SMC cũng rất hiện đại với sự hỗ trợ về mặt công nghệ đến từ các đối tác liên doanh Nhật Bản nhƣng SMC vẫn phải thƣờng xuyên bảo trì, đổi mới công nghệ khi cần thiết. Để đảm bảo sản phẩm thép làm ra có chất lƣợng đạt chuẩn các tiêu chuẩn kỹ thuật thì bên cạnh máy móc công nghệ cao cũng cần có nguồn nguyên liệu chất lƣợng tốt.

SMC nên tránh nhập khẩu phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc, tiếp tục duy trì nhập khẩu nguyên liệu từ các nhà sản xuất nƣớc ngoài nhƣ Nippon Steel, China Steel và Hyundai Steel, những tên tuổi trong nƣớc nhƣ CSVC, Posco Vina và Formosa Hà Tĩnh. Việc SMC có nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng từ những tên tuổi lớn càng khẳng định đƣợc khác biệt chất lƣợng giữa sản phẩm của SMC và sản phẩm của Trung Quốc đối với các khách hàng tại thị trƣờng truyền thống.

Bên cạnh việc củng cố đƣợc thị trƣờng truyền thống SMC cũng phải tập trung nguồn lực để mở rộng thị trƣờng tại các thị trƣờng tiềm năng mới cho ngành thép nhƣ thị trƣờng Mỹ. Theo Hiệp hội thép thế giới dự báo nhu cầu thép của Bắc Mỹ sẽ tăng 1,7% trong năm 2016 và 1,1% trong năm sau đó. Trong đầu năm 2016 đã có những doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công những lô hàng ống thép đầu tiên với thuế suất nhập khẩu thấp sang thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ trong lúc Mỹ đang áp dụng mức thuế nhập khẩu trên 100% cho mặt hàng này. Đây là động lực thúc đẩy SMC mở rộng thị trƣờng sang Mỹ và cũng là cơ hội cho SMC khẳng định vị thế của mình tại thị trƣờng thế giới.

Vào lúc này thực hiện việc mở rộng thị trƣờng sang Mỹ cũng phù hợp vì Mỹ và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác thúc đẩy thƣơng mại tốt. Cùng với việc đã có một số doanh nghiệp thép Việt Nam thành công tại thị trƣờng này nên SMC có thể học tập kinh nghiệm từ họ, nhƣ bài học từ Công ty TNHH Hòa Phát khi chịu khó trả lời bảng điều tra của Bộ Thƣơng mại Hoa kỳ để đƣợc hƣởng mức thuế nhập khẩu của sản phẩm ống thép từ mức 113,18% xuống còn 0-0,38%. Nhƣng điều đó không có nghĩa là SMC có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trƣờng Mỹ.

Khi muốn thâm nhập vào thị trƣờng Mỹ, trƣớc hết SMC cần nắm đƣợc nhu cầu chung của thị trƣờng này. Một điều quan trọng nữa sẽ quyết định sản phẩm của SMC có thể bƣớc chân vào thị trƣờng Mỹ đƣợc hay không đó chính là chất lƣợng, đây là mặt hạn chế của Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng. Hầu hết các sản phẩm thép của SMC đều đạt tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản và chỉ có một số đã đạt tiêu chuẩn ASTM của Mỹ. Do đó SMC cần phải hoàn thiện thêm nhiều sản phẩm theo tiêu chuẩn ASTM mới có thể mạnh dạn thâm nhập thị trƣờng Mỹ.

Một số doanh nghiệp thép Việt đã thành công với ống thép thì SMC có thể dựa vào sản phẩm này để thâm nhập vào thị trƣờng Mỹ. SMC hiện nay cũng có liên

doanh với công ty HANWA Nhật Bản thành lập Công ty Liên doanh ống thép SENDO với công suất 110.000 tấn ống/năm. Với sự hỗ trợ công nghệ của đối tác, ống thép của SENDO chắc chắn có thể đáp ứng tiêu chuẩn ASTM của Mỹ yêu cầu và việc hiện diện của SMC trên đất Mỹ sẽ trở thành hiện thực một ngày không xa.

Bên cạnh đó SMC cũng có thể tham gia các hoạt động XTTM ngành thép nhƣ các Hội chợ Thƣơng mại Quốc tế EXPO trong và ngoài nƣớc hay tham gia các Đoàn giao dịch thƣơng mại trong chuỗi các chƣơng trình XTTM của ngành thép. Qua đó học tập giao lƣu với nền công nghiệp thép của nƣớc bạn, hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của cả thị trƣờng truyền thống và thị trƣờng mới.

Dù là củng cố hay mở rộng thị trƣờng, bên cạnh việc cam kết mang lại cho khách hàng sản phẩm thép có chất lƣợng tốt, SMC luôn không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ chăm sóc khách hàng, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm với thái độ chuyên nghiệp nhất.

3.1.1.3 Kết quả của giải pháp

Cải tiến chất lƣợng sản phẩm là một cách hữu hiệu để SMC có thể vừa giữ vững thị phần tại thị trƣờng truyền thống mà còn giúp sản phẩm của SMC có sức cạnh tranh cao hơn. Hơn thế nữa việc phát triển sản phẩm về chiều sâu sẽ góp phần hỗ trợ cho chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng của SMC sang Mỹ thuận lợi hơn. Vận dụng những bài học từ các doanh nghiệp thép Việt khác tại thị trƣờng Mỹ, SMC có thể giảm bớt thời gian lúng túng trƣớc thị trƣờng mới, trƣớc những khó khăn sẽ gặp phải.

3.1.2 Cải thiện công tác quản lý hàng tồn kho 3.1.2.1 Cơ sở của giải pháp 3.1.2.1 Cơ sở của giải pháp

Nhƣ đã đề cập ở phần hạn chế, sai sót trong quản trị hàng tồn kho của công ty đến từ sự dự báo sai lầm về mức tăng trƣởng nhu cầu thép. Để thay đổi sai sót đó, ban lãnh đạo công ty cần thay đổi cách nhìn nhận thị trƣờng hiện tại, luôn luôn duy trì một khoản chi phí dự phòng rủi ro trong tồn kho và đầu tƣ một hệ thống quản lý hàng tồn kho chuyên nghiệp.

3.1.2.2 Các bƣớc thực hiện giải pháp

Thị trƣờng thép vài năm gần đây luôn biến động về giá phôi thép hay giá bán ra trên thế giới nên không ai có thể đoán trƣớc đƣợc động thái tiếp theo của giá thép sẽ

nhƣ thế nào. Do đó ban lãnh đạo công ty không nên duy trì cách nhìn xu thế thị trƣờng nhƣ lúc thị trƣờng thép bình ổn. Để nắm bắt nhu cầu cần tập hợp các số liệu về lƣợng hàng bán ra trong thực tế, lƣợng tồn kho thực tế, đơn hàng chƣa giải quyết… Đồng thời, thƣờng xuyên quan sát động thái các thị trƣờng thép lớn trên thế giới, theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, thông tin phản hồi mà doanh nghiệp có những điều chỉnh và dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tƣơng lai. Hiện nay có một số lớp học ngắn hạn về phƣơng pháp quản lý hàng tồn kho của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt-Nhật (VJCC) tổ chức cho các cán bộ nhân viên quản lý sản xuất, quản đốc,… tham gia để nâng cao kiến thức về các phƣơng pháp hữu hiệu của các chuyên gia Nhật Bản trong việc quản lý hàng tồn kho. Công ty có thể hỗ trợ kinh phí cho một số quản đốc, thủ kho theo học để giúp nâng cao kiến thức và khả năng ứng biến trong công việc của họ.

Trích 1 khoản chi phí cho tồn kho là điều tất yếu, khoản chi phí này có thể từ lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, ta có thể dành một phần để làm quỹ dự phòng rủi ro hàng tồn kho, một phần để đầu tƣ hệ thống hàng tồn kho. Hiện tại công ty cũng đã ứng dụng giải pháp SAP ERP trong hệ thống quản lý tổng thể công ty, nhƣng công ty nên kết hợp thêm một số ứng dụng nhƣ giải pháp QR code tích hợp với SAP ERP, giải pháp tích hợp với hệ thống cân trong quản lý sản xuất, quản lý kho.

3.1.2.3 Kết quả của giải pháp

Các giải pháp trên sẽ lần lƣợt giúp hoàn thiện việc quản lý hàng tồn kho của công ty. Thủ kho, quản đốc sẽ có thêm kiến thức để linh động áp dụng giải quyết các khó khăn, làm tăng hiệu quả của công tác quản lý kho. Các giải pháp đƣợc đầu tƣ sử dụng sẽ giúp quản lý chính xác hàng tồn kho, nguyên vật liệu cho phép các công ty theo dõi hàng tồn kho chính xác và xác định đƣợc mức hàng tồn kho tối ƣu, nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lƣu động và đồng thời giúp tăng hiệu quả kinh doanh. Và quỹ dự phòng rủi ro sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vƣợt qua giai đoạn khó khăn khi mức tồn đọng hàng tồn kho cao và không có tính thanh khoản nhƣ trƣờng hợp SMC đã gặp phải, giúp cho hoạt động kinh doanh sản xuất diễn ra bình thƣờng.

3.1.3 Linh hoạt áp dụng các điều kiện thanh toán quốc tế3.1.3.1 Cơ sở của giải pháp 3.1.3.1 Cơ sở của giải pháp

Xuất FOB và nhập CIF là thói quen của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam và cả SMC. Để thay đổi thói quen này sẽ phải mất nhiều thời gian và không tránh khỏi sai sót ban đầu. Do đó SMC cần từng bƣớc thực hiện để đảm bảo hạn chế tối đa các sai sót có thể sẽ gặp phải.

3.1.3.2 Các bƣớc thực hiện giải pháp

Sự thay đổi này có thể bắt đầu từ việc SMC tìm kiếm những đội tàu Việt Nam phù hợp và doanh nghiệp bảo hiểm uy tín có đủ năng lực tài chính.

Tại Việt Nam có khoảng 10 đội tàu quốc tịch Việt Nam với khoảng 1.849 tàu trong đó tàu hàng rời chiếm 10,2% khoảng 188 tàu, đây là loại tàu chuyên dùng trong xuất nhập khẩu sắt thép. SMC có thể dựa vào trọng lƣợng trung bình của đơn hàng và hành trình vận chuyển chủ yếu của công ty để chọn lựa tàu chở hàng phù hợp. Thị trƣờng chủ yếu của SMC là Campuchia tuyến gần nên một số đội tàu Việt Nam nhỏ lẻ có thể có hành trình phù hợp với giá cả cạnh tranh. Vì lý do đó nên bất cập hiện nay của tàu biển Việt Nam không ảnh hƣởng nhiều đến sự lựa chọn tàu của SMC.

Ngành bảo hiểm hiện nay có 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng đầu Việt Nam, tất cả đều là doanh nghiệp trong nƣớc, trong đó có 6 doanh nghiệp thuộc Nhà nƣớc. Vì vậy SMC có thể dễ dàng lựa chọn cho mình 1 doanh nghiệp bảo hiểm uy tín và điều quan trọng nhất là có năng lực tài chính để thực hiện bảo hiểm cho lô hàng của SMC nhƣ Bảo hiểm Bảo Việt, PVI hay PJICO.

Sau khi lựa chọn đƣợc đội tàu và doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp, việc còn lại phụ thuộc vào năng lực của nhân viên kinh doanh và nhân viên xuất nhập khẩu của công ty. Công ty phải thực hiện việc tính toán tổng hợp các chi phí để có một mức giá xuất CIF hấp dẫn hơn so với xuất FOB. Nhân viên kinh doanh sẽ mất thêm thời gian để thuyết phục khách hàng áp dụng mức giá xuất CIF và nhân viên Phòng xuất nhập khẩu phải trang bị thêm kiến thức để thực hiện những nghiệp vụ phát sinh khi áp dụng xuất CIF-nhập FOB. Vì vậy công ty phải hỗ trợ đào tạo thêm nghiệp vụ bảo hiểm và thuê tàu cho các nhân viên để tránh sự lúng túng khi thực hiện.

3.1.3.3 Kết quả của giải pháp

Một khi SMC thực hiện thành công giải pháp này sẽ mang lại lợi thế chủ động trong hoạt động giao nhận hàng hóa, thu thêm ngoại tệ cho doanh nghiệp. Song

song đó, SMC còn tạo thêm công việc cho ngƣời lao động, góp phần phát triển dịch vụ vận tải tàu biển và dịch vụ bảo hiểm trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu sắt thép tại công ty cổ phần đầu tư thương mại smc trong giai đoạn 2016 2020​ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)