CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu sắt thép tại Việt Nam
2.1.1. Vị trí ngành sắt thép và vai trò của xuất khẩu sắt thép đối với nền kinh tế tế
2.1.1.1 Ngành sắt thép Việt Nam
Ngành thép Việt Nam có mẻ gang đầu tiên vào năm 1963 của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, do phía Trung Quốc trợ giúp. Thời kỳ 1989 – 1995, ngành thép bắt đầu có bƣớc tăng trƣởng đáng kể, nhờ thực hiện chủ trƣơng đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa của Chính phủ và đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc của ngành thép Việt Nam là sự ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1990. Năm 2000, ngành Thép đạt sản lƣợng 1,57 triệu tấn. Từ 2002 - 2005 nhiều doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài đƣợc thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ với tổng công suất lên tới trên 6 triệu tấn/năm.
Về xuất khẩu, theo Tổng Cục Hải Quan, năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc đạt 327,76 tỷ USD tăng 10% so với năm 2014 với xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thép trong năm 2015 ƣớc đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm lần lƣợt 4,1% về lƣợng và giảm 16,7% về giá trị. Lƣợng thép thành phẩm và bán thành phẩm xuất khẩu ƣớc đạt 2,934 triệu tấn, giảm 8,62% so với cùng kỳ 2014; trong đó lƣợng thép thành phẩm xuất khẩu trong năm đạt 835.000 tấn, tăng 2,9%.
Thép không chỉ là vật liệu xây dựng mà còn là lƣơng thực của các ngành công nghiệp nặng và quốc phòng. Ngành thép luôn đƣợc Nhà nƣớc xác định là ngành công nghiệp đƣợc ƣu tiên phát triển trong quá trình phát triển đất nƣớc. Sự tăng trƣởng của ngành thép đi đôi với sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp nặng và nền kinh tế. Ngày 04 tháng 09 năm 2007 Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Trong đó mục tiêu phát triển tổng thể của ngành thép là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, trong đó cụ thể các loại nhƣ sau:
Bảng 2.1 Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2010-2025 (Đơn vị: Triệu tấn) Chỉ tiêu 2010 2015 2020 2025 Sản xuất gang 1,5 – 1,9 5,5 – 5,8 8 – 9 11 – 12 Sản xuất phôi 3,5 – 4,5 6 - 8 9 – 11 12 – 15 Sản xuất thép dẹt 1,8 – 2,0 6,5 – 7,0 8 – 10 11 – 13 Sản xuất thép dài 4,5 4,5 – 5 7 – 8 8 – 9
Xuất khẩu gang các
loại 0,5 – 0,7 0,7 - 0,8 0,9 – 1,0 1,2 – 1,5
(Nguồn: Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg)
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu sắt thép trong nền kinh tế
Ta xét riêng tầm quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế. Xuất khẩu là hoạt động tạo ra phần lớn nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam, nó góp phần hỗ trợ vốn cho hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển. Ngoài ra, xuất khẩu còn mang đến cho Việt Nam cơ hội hội nhập quốc tế qua việc giao lƣu mua bán, tiềm năng phát triển thị trƣờng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Cơ cấu nền kinh tế năm 2015 có sự chuyển dịch nhƣng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu tƣơng ứng của năm 2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%). Trong các ngành công nghiệp cấp II, chỉ số sản
17%
33,25% 39,73%
10,02%
Nông, Lâ m nghiệp và thủy s ản Công nghiệp và xây dựng Dị ch vụ
Thuế s ản phẩm từ trợ cấ p sản phẩm
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam năm 2015
xuất ngành sản xuất kim loại năm 2015 tăng 11.9% so với năm 2014 và trong năm 2015 sản phẩm thép cán đạt mức tăng 17,8% so với năm 2014.
Ngành sắt thép đƣợc coi là ngành công nghiệp nặng cơ sở, đảm bảo sự phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng, kiến trúc đô thị của mỗi quốc gia. Sản phẩm về thép là nguồn vật tƣ, nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp trọng điểm phát triển đất nƣớc nhƣ ngành cơ khí, ngành xây dựng. Nó có vai trò quyết định trong tiến trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.
Từ đó ta nhận ra rằng xuất khẩu sắt thép là hoạt động không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào. Nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc, tăng nguồn thu quốc dân cho Việt Nam.
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu sắt thép tại Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, ngành sắt thép Việt Nam luôn gặp phải nhiều khó khăn, thử thách, không chỉ xuất phát từ nội lực còn nhiều hạn chế, mà còn bị tác động bởi ngoại lực khi đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nƣớc hoạt động mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới. Năm 2015, thị trƣờng thép Việt Nam có nhiều biến động về giá và lƣợng nhập khẩu. Cụ thể giá thép trong nƣớc giảm mạnh theo xu hƣớng giảm giá nguyên liệu thế giới, lƣợng thép nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nền sản xuất thép trong nƣớc.
Từ thực tế xuất khẩu sắt thép trong năm 2015 và nửa năm đầu 2016 cho thấy ngành sắt thép Việt Nam đang gặp phải một số khó khăn về thị trƣờng và giá. Thị trƣờng xuất khẩu thép của Việt Nam đang bị thu hẹp bởi các hình thức áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt Nam tại các thị trƣờng nhƣ Mỹ, Indonesia,…Không những thế mặt hàng thép Trung Quốc đang ồ ạt thâm nhập vào các thị trƣờng trọng yếu của Việt Nam với mức giá cạnh tranh khiến các doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép trong nƣớc nói riêng và các doanh nghiệp nƣớc ngoài nói chung lao đao tìm đƣờng thoát thân.
Vậy tại sao thép Trung quốc lại đƣợc mọi quốc gia lựa chọn nhập khẩu? Điều này phải nói đến giá thành của thép Trung Quốc, việc dƣ cung thiếu cầu tại Trung Quốc khiến đất nƣớc này mới phải tìm đến lối thoát cho ngành thép qua đƣờng xuất khẩu. Việc bán tháo hàng hóa khiến giá thép Trung Quốc xuống thấp đến mức kỷ lục 1733 NDT/tấn (272 USD/tấn) đƣợc ghi nhận vào 11/2015.
Điều mà các doanh nghiệp sắt thép trong nƣớc cần làm để thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc là tìm cách giảm giá thành để có thể cạnh tranh công bằng với thép Trung Quốc không chỉ tại thị trƣờng nội địa mà còn tại các thị trƣờng quốc tế. Vậy đâu là lý do góp phần làm cho giá thép Việt Nam cao. Thực chất ngành thép Việt Nam vẫn chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu sản xuất, Việt Nam đang đứng thứ bảy trên thế giới về nhập khẩu thép trong đó có phôi thép, nhƣng việc này là bắt buộc và không thể thay đổi. Lý do thứ hai dẫn đến giá thành thép Việt cao là sự lạc hậu trong công nghệ sản xuất. Các doanh nghiệp nên chú trọng hơn về công nghệ sản xuất, nếu chỉ vì tiết kiệm chi phí lúc đầu cho việc sắm sửa dây chuyền sản xuất để rồi chính vì công nghệ lạc hậu khiến chi phí sản xuất đôn cao, mất cơ hội cạnh tranh thì hãy nên thay đổi cách suy nghĩ đó. Công nghệ sản xuất không chỉ làm giảm chi phí sản xuất mà còn cả chi phí nhân công, chi phí môi trƣờng và chạm mốc các tiêu chuẩn mà các thị trƣờng quốc tế yêu cầu nhƣ: tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản hay tiêu chuẩn ASTM của Hoa Kỳ, song song đó doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút nguồn đầu tƣ hơn so với việc sở hữu công nghệ lạc hậu.
2.1.3. Kết luận từ thực tiễn và kinh nghiệm cho doanh nghiệp
Từ thực tiễn ngành thép trong những năm gần đây, ta cũng nhận thấy rõ những hạn chế của ngành sắt thép Việt Nam nói chung, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sắt thép nói riêng đang gặp phải. Thứ nhất, sự lấn át của các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài về giá cả do đó ngành thép đang cần sự quan tâm nhiều hơn từ phía Chính phủ từ những chính sách hỗ trợ về thuế hay đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu. Thứ hai, sự thua thiệt về công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sắt thép trong nƣớc so với các nƣớc khác, muốn thay đổi điều này chỉ dựa vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp sắt thép nội địa. Nếu khả năng tài chính cho phép các doanh nghiệp sắt thép Việt Nam nên nhanh chóng thay đổi hoặc cải tiến dây chuyền sản xuất của mình để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, không bị mất đi các thị trƣờng hiện có. Chính vì lẽ đó, hoàn thiện quy trình sản xuất và xuất khẩu đƣợc xem là nhiệm vụ chiến lƣợc quan trọng của doanh nghiệp sắt thép hiện nay, và công ty cổ phần đầu tƣ – Thƣơng mại SMC cũng không phải là ngoại lệ.