Giới thiệu về Co.opmart

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị co opmart trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Giới thiệu về Saigon Co.op - Đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.opmart

Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.

Giới thiệu về hệ thống siêu thị Co.op Mart

Với xu thế mở cửa, phát triển kinh tế và hội nhập, mức sống của người dân được nâng lên, đặc biệt là tại Tp. HCM, do đó nhu cầu mua sắm thông minh, lịch sự đã được hình thành trong một bộ phận dân cư vào đầu những năm 1990. Đến năm 1994- 1995 tại thành phố này đã bắt đầu xuất hiện loại hình siêu thị tự chọn như Maximark, Citimart với qui mô không lớn và giá cả còn cao. Trước tình hình đó Liên hiệp HTX Thương Mại Tp. HCM (Saigon Co.op) đã quyết định chuyển hướng chiến lược từ tập trung xuất nhập khẩu và đầu tư sang hoạt động bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ với hình thức siêu thị tự chọn, văn minh, hiện đại.

Sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống

Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ

hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.

Từ đó đã phá đi tâm lý siêu thị là “siêu giá” của người tiêu dùng. Để tạo nét đặc trưng cho Co.opMart - "Siêu thị HT ", Saigon Co.op đã chọn đối tượng khách hàng mục tiêu của Co.opMart là tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và cán bộ công nhân viên chức cũng là lực lượng chiếm số đông trong xã hội là đối tượng phục vụ. Không những thế hệ thống siêu thị Co.op mart còn là giải pháp cung cấp thực phẩm an toàn, tươi ngon & tiện lợi mang phong cách dịch vụ hiện đại, phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người nội trợ bận rộn.

Với phương châm kinh doanh “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, chuỗi siêu thị Co.op Mart dần hình thành và không ngừng lớn mạnh. Co.opMart đã nhanh chóng phát triển và lan tỏa, trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng Thành phố.Tính đến tháng 12/2014 hệ thống Co.opmart có 74 siêu thị bao gồm 31 Co.opmart ở TP.HCM và 43 Co.opmart tại các tỉnh/thành trên cả nước.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, siêu thị và sự hài lòng của khách hàng cũng như nêu lên mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng. Giới thiệu một số mô hình thường được sử dụng để đo lường chất lượng dịch vụ như mô hình chất lượng dịch vụ Groonros, mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ, mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của các quốc gia Châu Âu, thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL và thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF. Dựa vào các mô hình lý thuyết cũng như các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại HTST Co.opmart trên địa bàn Tp.HCM với 7 giả thiết là chất lượng hàng hóa, giá hàng hóa phù hợp, thái độ phục vụ của nhân viên, cách thức bày trí, cơ sở vật chất, chương trình khuyến mãi, dịch vụ khách hàng.

Chương 3 tác giả sẽ tiến hành xây dựng, đánh giá thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu, đồng thời kiểm định mô hình lý thuyết nhằm khẳng định những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại HTST Co.opmart trên địa bàn Tp.HCM.

PHƯƠNG 3: HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã trình lý thuyết về sự hài lòng và đưa ra mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại HTST Co.opmart trên địa bàn Tp.HCM. Chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo, thực hiện nghiên cứu định lượng và các khái niệm phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả thu được.

Thiết kế nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện trên hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh các yếu tố trong thang đo, bổ sung thêm thang đo, xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu khảo sát, đánh giá kiểm định các yếu tố và mô hình trong nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng mua sắm tại các ST Co.opmart Xa Lộ Hà Nội, Co.opmart Hòa Hảo, Co.opmart Đinh Tiên Hoàng, Co.opmart Rạch Miễu, Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu, Co.opmart Cống Quỳnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị co opmart trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)