Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận của khách hàng về sự hài lòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị co opmart trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 91 - 97)

hài lòng khi mua sắm tại HTST Co.opmart theo nhóm tuổi

Để hiểu rõ sự khác nhau về mức độ hài lòng của KH thuộc các nhóm tuổi khác nhau, tác giả thực hiện phân tích phương sai (One way ANOVA). Mẫu dùng để kiểm định ở đây là các nhóm KH có nhóm tuổi khác nhau.

Giả thuyết H0: Phương sai giữa các nhóm KH có nhóm tuổi khác nhau thì giống nhau.

Kết quả phân tích cho kết quả như sau:

Bảng 4.32 Kiểm định Levene về cảm nhận theo nhóm tuổi

Thống kê Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Sig.

,521 4 317 ,720

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 8 Theo bảng 4.32, với mức ý nghĩa 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,521 (> 0,05), như vậy có thể khẳng định rằng phương sai sự cảm nhận của KH theo nhóm tuổi là không khác nhau, do đó ta chấp nhận giả thuyết H0.

Bảng 4.33: Kiểm định ANOVA theo nhóm tuổi ANOVA Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 1,492 4 ,373 1,253 ,288 Trong các nhóm 94,315 317 ,298 Tổng 95,807 321

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phục lục 8 Qua kiểm định ANOVA theo nhóm tuổi ở bảng 4.33, ta có giá trị Sig.= 0,288 (> 0,05) nên có thể kết luận không có sự khác biệt về sự hài lòng của KH mua sắm tại HTST Co.opmart theo nhóm tuổi.

Bảng 4.34 Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận giữa các nhóm tuổi

Nhóm tuổi N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Dưới 18 10 3,6333 ,65640 ,20757 18 - 24 44 3,6818 ,51817 ,07812 25 - 40 123 3,5312 ,54795 ,04941 41 - 60 114 3,6725 ,53763 ,05035 Trên 60 31 3,5699 ,56564 ,10159 Tổng 322 3,6087 ,54632 ,03045

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phục lục 8 Như vậy, theo bảng 4.34 thì giá trị Mean của các nhóm tuổi không có sự chênh lệch nhiều. Do đó, ta không cần quan tâm đến nhóm tuổi khi đưa ra những hàm ý quản trị, kiến nghị ở chương 5 về sự hài lòng của KH mua sắm tại HTST Co.opmart trên địa bàn TP. HCM.

4.4.3.4 Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận của khách hàng về sự hài lòng khi mua sắm tại HTST Co.opmart theo nghề nghiệp hài lòng khi mua sắm tại HTST Co.opmart theo nghề nghiệp

Để hiểu rõ sự khác nhau về mức độ hài lòng của KH có nghề nghiệp khác nhau, tác giả thực hiện phân tích phương sai (One way ANOVA). Mẫu dùng để kiểm định ở đây là các nhóm KH có nghề nghiệp khác nhau.

Giả thuyết H0: Phương sai giữa các nhóm KH có nghề nghiệp khác nhau thì giống nhau.

Kết quả phân tích cho kết quả như sau:

Bảng 4.35 Kiểm định Levene về cảm nhận theo nghề nghiệp

Thống kê Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Sig.

,629 7 314 ,732

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phục lục 8 Theo bảng 4.35, với mức ý nghĩa 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,629 (> 0,05), như vậy có thể khẳng định rằng phương sai sự cảm nhận của KH theo nghề nghiệp là không khác nhau, do đó ta chấp nhận giả thuyết H0.

Bảng 4.36 Kiểm định ANOVA theo nhóm nghề nghiệp ANOVA Tổng bình phương df ình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 1,708 7 ,244 ,814 ,576 Trong các nhóm 94,099 314 ,300 Tổng 95,807 321

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phục lục 8 Qua kiểm định ANOVA theo nhóm nghề nghiệp ở bảng 4.36, ta có giá trị Sig.= 0,576 (> 0,05) nên có thể kết luận không có sự khác biệt về sự hài lòng của KH mua sắm tại HTST Co.opmart theo nghề nghiệp.

Bảng 4.37 Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận của KH theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Nội trợ 88 3,6818 ,55802 ,05949

Công nhân 26 3,5641 ,45965 ,09015

Doanh nhân 11 3,4848 ,63881 ,19261

Nhân viên văn phòng 107 3,5607 ,58024 ,05609

Cán bộ viên chức nhà nước 33 3,5152 ,51432 ,08953 Sinh viên 32 3,7292 ,52492 ,09279 Học sinh 5 3,6667 ,33333 ,14907 Về hưu 20 3,6167 ,48696 ,10889 Total 322 3,6087 ,54632 ,03045 Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 8 Như vậy, theo bảng 4.37 thì giá trị Mean của các nhóm nghề nghiệp không có sự chênh lệch nhiều. Do đó, ta không cần quan tâm đến nghề nghiệp khi đưa ra những hàm ý quản trị, kiến nghị ở chương 5 về sự hài lòng của KH mua sắm tại HTST Co.opmart trên địa bàn TP. HCM.

4.4.3.5 Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận của khách hàng về sự hài lòng khi mua sắm tại HTST Co.opmart theo thu nhập lòng khi mua sắm tại HTST Co.opmart theo thu nhập

Để hiểu rõ sự khác nhau về mức độ hài lòng của KH có thu nhập khác nhau, tác giả thực hiện phân tích phương sai (One way ANOVA). Mẫu dùng để kiểm định ở đây là các nhóm KH có thu nhập khác nhau.

Giả thuyết H0: Phương sai giữa các nhóm KH có thu nhập khác nhau thì giống nhau.

Kết quả phân tích cho kết quả như sau:

Bảng 4.38 Kiểm định Levene về cảm nhận theo thu nhập

Thống kê Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Sig.

,716 3 317 ,543

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 8 Theo bảng 4.38, với mức ý nghĩa 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,716 (> 0,05), như vậy có thể khẳng định rằng phương sai sự cảm nhận của KH theo thu nhập là không khác nhau, do đó ta chấp nhận giả thuyết H0.

Bảng 4.39 Kiểm định ANOVA theo nhóm thu nhập ANOVA Y (HL) Tổng bình phương df ình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm ,583 3 ,194 ,648 ,585 Trong các nhóm 95,070 317 ,300 Tổng 95,653 320

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phục lục 8 Qua kiểm định ANOVA theo nhóm thu nhập ở bảng 4.39, ta có giá trị Sig.= 0,585 (> 0,05) nên có thể kết luận không có sự khác biệt về sự hài lòng của KH mua sắm tại HTST CO.opmart theo thu nhập.

Bảng 4.40: Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận của KH theo thu nhập

Thu nhập N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Dưới 3 triệu 45 3,6000 ,47461 ,07075

Từ 3 – 6 triệu 126 3,6534 ,53732 ,04787

Từ 7 – 10 triệu 94 3,5496 ,59006 ,06086

TRên 10 triệu 56 3,6071 ,55087 ,07361

Total 321 3,6075 ,54673 ,03052

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phục lục 8 Như vậy, theo bảng 4.40 thì giá trị Mean của các nhóm thu nhập không có sự chênh lệch nhiều. Do đó, ta không cần quan tâm đến nghề nghiệp khi đưa ra những hàm ý quản trị, kiến nghị ở chương 5 về sự hài lòng của KH mua sắm tại HTST Co.opmart trên địa bàn TP. HCM.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 tác giả đã trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần sự hài lòng của KH mua sắm tại HTST Co.opmart trên địa bàn Tp. HCM thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi qui từ đó điều chỉnh đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức. Kết quả đo hệ số tin cậy cho thấy cả 7 nhóm yếu tố đều đạt độ tin cậy và chỉ có 1 biến quan sát bị loại. Phân tích nhân tố khám phá EFA ban đầu với 35 biến và sau 8 lần phân tích thì còn lại 28 biến được đưa vào phân tích hồi qui. Tuy nhiên phân tích hồi qui đa biến cho thấy thang đo GHH bị loại do thể hiện độ tin cậy kém đã cho thấy giá hàng hóa của Co.opmart không rẻ hoặc chỉ ngang bằng các siêu thị khác và thị trường bên ngoài. Kết quả thu được sau khi tác giả phân tích hồi qui đa biến lần 2 là 6 yếu tố còn lại đều có tác động cùng chiều với sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại HTST Co.opmart trân địa bàn Tp. HCM theo thứ tự mức độ quan trọng giảm dần như sau: (1) Chất lượng hàng hóa, (2) Dịch vụ khách hàng, (3) Thái độ phục vụ, (4) Cách thức bày trí, (5) Cơ sở vật chất, (6) Chương trình khuyến mãi. Như vậy chứng tỏ mô hình lý thuyết đề xuất là phù hợp với thực tế hiện nay ở các siêu thị Co.opmart trên địa bàn Tp. HCM và các giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5 ẾT LUẬN

Chương 5 trình bày tóm tắt những kết quả mà tác giả đã phân tích ở các chương trước bao gồm 3 phần chính: (1) tóm tắt kết quả nghiên cứu, (2) đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng củ KH mua sắm tại HTST Co.opmart trên địa bàn TP. HCM, (3) những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị co opmart trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)