Những yếu tố chi phối đến chủ đề thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 28 - 33)

8. Đóng góp của đề tài

1.3.2. Những yếu tố chi phối đến chủ đề thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến sinh ngày 15-2-1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16), mất ngày 5-2-1909 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ Dậu) ở quê mẹ nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông tên thật là Nguyễn Thắng, mãi đến năm 1865, sau thi hội không đỗ ông mới đổi thành Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễn Chi.

Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thông minh học giỏi nhưng con đường học hành thi cử của ông gặp rất nhiều lận đận.Cuộc đời Nguyễn Khuyến chồng chéo những bi kịch. Tất cả được thể hiện rõ nét trong các sáng tác của ông.Với tổng số chín lần đi thi, thì bốn lần thi trượt kỳ thi Hương, ba lần thi trượt kỳ thi Hội, nên khi ông thi đỗ đầu cả ba kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ. Sau khi đỗ ông được phong lên làm quan, nhưng đến năm 1884 với tinh thần bất hợp tác với giặc, ông đã quyết treo ấn từ quan trở về với cuộc sống dù còn lam lũ nghèo nàn, khổ cực, trăm nỗi đau, nghìn nỗi uất ức phải cam chịu

Cuối đời, Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nhà với vợ con. Tuy nhiên, cáo quan về quê ông luôn mặc cảm về trách nhiệm và bổn phận của mình, chính điều đó đã hình thành nên con người ưu tư về vai trò bổn phận trong thơ Nguyễn Khuyến. Khi trở về sống giữa làng quê thanh bình với thiên nhiên tươi đẹp, hòa mình với cuộc sống của người dân quê, ông đã tìm thấy trong thiên nhiên, trong cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân quê ông sự lạc quan, thanh thản, yêu đời.

1.3.2.2. Gia đình

Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Bên nội quê gốc ở vùng Treo Vọt, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, di cư ra Yên Đổ, cho đến đời nhà thơ đã được năm trăm năm. Thời Lê trung hưng, cụ tổ bảy đời Nguyễn Khuyến làm quan nhà Mạc, được phong đến Quang lượng hầu. Cuối bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ tiến sĩ, làm quan đến Hiến sát sứ Thanh Hóa.Ông nội là Nguyễn Tông Tích đỗ nho sinh, ông thân sinh nhà thơ là Nguyễn Tông Khải (Nguyễn Liễn) đỗ 3 khoa tú tài, chuyên nghề dạy học.Cụ Liễn là người thanh bạch, giản dị, trọng đạo lý, tính tình hào phóng.Cuộc sống ấy, tính cách ấy của cụ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau này.

Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên (nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Tổ bảy đời cụ Thoan là Trần Hữu Thành, quê gốc ở An Hạ, huyện Đại An, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên). Cụ đỗ tiến sĩ triều Lê, làm chức quan Giám sát ngự sử, sau chạy loạn lên Văn Khê, lấy một bà thiếp.Ông ngoại nhà thơ là Trần Công Trạc, đỗ tú tài thời Lê mạt. Cụ gả con gái thứ tư cho ông Liễn và tạo điều kiện cho con rể mở trường học ngay ở Hoàng Xá. Nguyễn Khuyến đã cất tiếng chào đời trong một ngôi nhà hướng đông, trông thẳng ra núi Quế.

Bà mẹ Nguyễn Khuyến là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ “tính tình đoan trang, trầm tĩnh, thuận hòa”, lại rất mực thương người, mọi việc nữ công, gia chánh đều thông thạo. Cả một đời bà chịu thương chịu khó phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm chỉ, có lúc phải bán cả tư trang, may thuê, vá mướn kiếm sống, để khuyến khích và nuôi chồng, con ăn học, thi cử.

Nguyễn Khuyến có tới bốn bà vợ và rất đông con. Bà cả sinh được ba người con là Nguyễn Hoan, Nguyễn Thuần và Nguyễn Thị Duy. Bà thứ được ba con là Nguyễn Điềm, Nguyễn Đôn, Nguyễn Thị Búp. Trong gia đình, ông là một người chồng, người cha yêu thương và sống có trách nhiệm với vợ, con.

1.3.2.3. Thời đại

Nguyến Khuyến sống trong thời kì nước ta trải qua nhiều biến cố thăng trầm.. Nửa cuối thế kỉ XIX, nước ta bắt đầu rơi vào sự thống trị, chịu sự bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc thực dân. Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, triều đình nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp tiến đánh ra Hà Nội. Năm 1885, Pháp tấn công kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân ta hưởng ứng khắp nơi. Sau đó, phong trào Cần Vương tan rã. Nguyễn Khuyến sống giũa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị dập tắt. Trước sự bất lực với thời cuộc, ông quyết định cáo quan về ở ẩn.

Gia đoạn từ quan về ở ẩn là thời kì sáng tác chủ yếu của nhà thơ. Tác phẩm chủ yếu được xoay quanh ba nội dung lớn: Bộc bạch tâm sự của mình, viết về con người

cảnh vật và cuộc sống ở quê hương - vùng đồng bằng chiêm trũng ở Bắc Bộ; chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, cơ hội thời bấy giờ.

Qua các tác phẩm của mình, Nguyễn Khuyến đã cho thấy tâm sự yêu nước thiết tha, tình yêu con người, cảnh vật thiên nhiên và phong tục tập quán, văn hóa ứng xử của con người vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ.

Đồng thời, qua những sáng tác của mình ông còn thể hiện sự thâm thúy sâu cay của một nhà thơ luôn dùng tiếng cười để đả kích, chế giễu, phản kháng đối với bọn thống trị thực dân Pháp, bọn quan lại và những người xấu xa trong xã hội. Như vậy, Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà ông còn là một nhà thơ trào phúng, tiếng nói trữ tình và trào phúng trong thơ ông hòa quyện với nhau đã tạo nên một phong cách độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

* Tiểu kết:

Ở chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài.Chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung thể hiện trong tác phẩm, điều nhà văn quan tâm đối với cuộc sống. Trong một tác phẩm, thường không chỉ có một chủ đề duy nhất mà có nhiều chủ đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống chủ đề.

Thơ Nôm Đường luật là một thể loại có nguồn gốc ngoại nhập từ thể thơ Đường luật của Trung Quốc.Mỗi bài thơ là sự kết hợp của yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật. Thơ Nôm Đường luật được thai nghén thơ từ thơ Nôm của Hàn Thuyên đến thế kỉ XIV nó đã trở thành một bộ phận quan trọng trong dòng văn học viết. Thơ Nôm được hình thành và phát triển kéo dài hơn bảy thế kỉ, bắt đầu từ văn bản thơ Nôm Đường luật cổ nhất còn giữ lại được là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - thế kỉ XV gồm 254 bài thơ và kết thúc ở cuối thế kỉ XIX, với một trong những đại diện tiêu biểu cuối cùng là Nguyễn Khuyến.

Hệ thống chủ đề thơ Nôm Đường luật rất phong phú, đa dạng. Thơ Nôm Đường luật đề cập tới những vấn đề lớn của lịch sử, thời đại, đất nước, con người, đồng thời cũng phản ánh những khía cạnh tinh tế, phức tạp của cuộc sống, trong tư

duy, cảm xúc, cũng có khi thầm kín, riêng tư của mỗi cuộc đời, số phận. Nhìn chung thơ Nôm Đường luật đề cập tới mọi phương diện của đời sống con người.

Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm hiểu về con người, thân thế, cuộc đời và thời đại Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến để có cái tổng thể về hai tác giả.Đó là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về hệ thống chủ đề trong tương quan giữa thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Chương 2

NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG TƯƠNG QUAN VỚI

QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI

Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là người “khai sơn phá thạch” và đặt nền

móng quan trọng cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Hệ thống chủ đề phong phú, sinh động về cuộc sống, tâm hồn con người Việt Nam là một trong những thành công quan trọng của tập thơ này. Hơn năm thế kỉ sau, Nguyễn Khuyến với tư cách một nhà thơ lớn tiếp tục kế thừa những chủ đề mang tính truyền thống từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, tiêu biểu nhất là chủ đề thiên nhiên và chủ đề ưu quốc ái dân.

2.1.Chủ đề thiên nhiên

Do đặc điểm văn hóa - lịch sử cụ thể, thiên nhiên vốn là một chủ đề truyền thống của thơ ca trung đại, thu hút bút lực của nhiều thi nhân. Thiên nhiên đã bước vào khắp các sáng tác nghệ thuật ngay từ khởi thủy của những bộ môn này, thực sự trở thành đối tượng không thể thiếu trong sáng tác văn học. Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai tác giả tiêu biểu đại diện của thời kì văn học trung đại đã có công khẳng định chủ đề thiên nhiên là hệ thống chủ đề cơ bản, quan yếu của thơ Nôm Đường luật ở ba phương diện chính là ngợi ca cảnh đẹp quê hương, khắc họa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và để lại những bức tranh tâm cảnh sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 28 - 33)