8. Đóng góp của đề tài
3.2.2. kích hình ảnh con người mới trong xã hội thực dân nửa phong kiến
Nước ta dưới chính sách cai trị của nhà nước bảo hộ Pháp, vua quan mất hết uy quyền thực chất chỉ là bù nhìn. Triều đình nhà Nguyễn bấy giờ chỉ là “phường chèo”.
Cuộc sinh nhai chèo hát qua thì, Vua chèo còn chẳng ra gì,
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề
Nguyễn Khuyến từng làm quan nên ông thấy rõ hiện thực quan trường và thế giới khoa bảng nói chung là đổ nát và thảm hại. Những tên quan lại tham nhũng xuất hiện ra sức đàn áp, bóc lột tiền của nhân dân. Đó là ông đốc học Hà Nam với hành động đục khoét tiền của nhân dân để nhằm làm tiền riêng; hay chú huyện Thanh Liêm ngu dốt “ngọng nghẹo văn chương” nhưng lại “nghênh ngang võng lọng” để ngụy trang cho dã tâm ác độc. Và một ông đốc học Hà Nam khác là Trần Nhược Sơn sau khi lui về còn cố quay lại chốn quan trường làm chức “mõ làng”.
Tóc bạc răng long chừng đã cụ, Khăn thâm áo thụng cũng ra thầy! Học trò kẻ chợ, trầu dăm miếng, Khảo khóa ngày xưa quyển một chầy Bổng lộc như ông không mấy nhỉ! Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây!
(Gửi đốc học Hà Nam)
Tên quan đốc học này quay lại chốn quan trường vì ham tiền của thí sinh nộp quyển nộp khảo thí. Hắn đã “Tóc bạc răng long” nhưng chức nghiệp chẳng đáng là bao. Cũng ra thầy do “khăn thâm áo thụng”, chứ thực chất tên quan này không có học vấn và nhân cách.
Có lần, một viên quan huyện xu thời, nhân dịp ngày tết có mang tặng Nguyễn Khuyến một chậu hoa trà là thứ hữu sắc, vô hương. Ông cho rằng hắn chơi xỏ mình, bởi vốn ông bị lòa không thấy được, ông đã làm một bài thơ đáp lại:
Mưa nhỏ những khinh phường xỏ lá Gió to luống sợ nó rơi già
Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi Đếch thấy mùi thơm một tiếng khà
(Ta lại người cho hoa trà)
Hay trong bài Hỏi thăm quan tuần mất cướp ông đả kích một viên quan về hưu giàu có và keo kiệt.
Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông Nó lại mang ông bỏ giữa đồng Lấy của đánh người quân tệ nhỉ!
Thân già da cóc có đau không? Bây giờ mới sẽ gầy da trán Ngày trước đi đâu mất mảy lông Thôi cũng đừng nên ki cóp nữa
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông
Trong một trường hợp khác, nhà thơ lên án, khinh bỉ chửi thẳng một tên đốc học Hà Nam là Trần Tán Bình. Đốc học là nghề coi việc truyền bá đạo thánh hiền là gốc. Lẽ ra người làm nghề như vậy phải chuẩn mực để mọi người học theo. Vậy mà tên đốc học này lại ăn hối lộ của học trò:
Nghĩ rằng ông dại với ông điên Điên dại sao ông biết lấy tiền Cậy cái bảng vàng treo Nhị giáp Nẹt thằng mặt trắng cướp Tam nguyên Giấu nhà vừa thoát sừng trâu lỗ
Phép nước xin chừa móng lợn đen Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen
(Tặng đốc học Hà Nam)
Trước những thăng trầm của cuộc sống và sự biến đổi trong chính bản thân mình. Ông đau đớn nhận ra cái bản chất của con người. Qua đó, nhà thơ đã nhà thơ đã phê phán, tố cáo thái độ sống thực dụng quên đi tình nghĩa.
Nhà thơ đã cho mọi người thấy rõ bộ mặt đáng khinh bỉ của những tên quan chuyên bòn rút tiền của dân:
Thôi cũng đừng nên ki cóp nữa
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông
(Hỏi thăm quan tuần mất cướp) Hay một trường hợp khác, tri huyện thanh Liên Hoàng Đặng Quýnh nổi tiếng là người gian ngoan xảo quyệt, nhờ thế của bố, chạy chọt với Tây mà được bổ làm tri huyện. Hắn nổi tiếng là vị quan tham lam, tàn ác luôn tỏ ra vẻ thanh liêm, chính trực thương yêu dân như con đẻ. Một hôm hắn mở cuộc thi thơ cho dân chúng trong huyện mà hắn cai trị. Đầu đề cuộc thi là Bồ thiên thi lấy vần bồ.Theo chữ chữ Hán thì bồ có nghĩa là cỏ
bồ, tiên là roi, mà roi làm bằng bồ thì đánh sẽ không đau. Ý tên quan này ngầm ví mình với Lưu Khoan tên quan nổi tiếng đời Hán chỉ dùng cỏ bồ nhẹ và mềm để làm roi răn dạy nhân dân. Khi nghe tin đó, Nguyễn Khuyến đã làm một bài thơ gửi cho tên tri huyện này:
Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp Tiên là ý chú muốn vòi xu?
Từ vàng sao chẳng từ luôn bạc? Không khéo mà roi nó phết pho.
(Bồ tiên thi)
Bọn chúng trước trách nhiệm lịch sử như phỗng đá, trước kẻ thù như những tượng gỗ, còn với nhân dân thì tham lam, đục khoét, vơ vét. Đối với những bọn làm tay sai cho giặc, Nguyễn Khuyến khinh bỉ và chỉ coi chúng là bọn “bồi tây”.
Xếp cùng hàng cùng bọn tham quan, ô lại này là bọn đĩ bợm, những bậc phu nhân quý phái, những me Tây, gái điếm - những con người tha hóa. Thơ Nguyễn Khuyến vắng bóng những tài tử giai nhân nhưng lại xuất hiện đầy đủ các loại con gái xấu xa, đĩ bao tử, đĩ gặp thời, được gọi đích danh bao gồm những đĩ điếm nổi tiếng như cô Tư Hồng, mụ Hậu Cẩm. Cũng có khi tác giả chửi bằng những câu rất độc:
“Cha đời con đĩ cầu Nôm”. Ông đã chế giễu những thói hư tật xấu trong xã hội, mọi
hạng người và đủ mọi suy đồi về luân thường đạo lí.Xuất phát từ việc căm thù giặc mà Nguyễn Khuyến dẫn tới ghét những kẻ lấy Tây. Trong thời của ông, hầu như những kẻ lấy Tây đều là những con người có thói bợ đỡ kẻ mạnh, sẵn sàng bán rẻ tấm thân để chuộc danh lợi. Thời đó xuất hiện rất nhiều hiện tượng con gái Việt Nam lấy chồng Trung Quốc, từ thực tế đó Nguyễn Khuyến đã mỉa mai những kẻ hiến thân cho quân giặc. Với cách lừa lọc, đĩ thõa bọn người này đã bước lên bậc thang danh vọng, sống trong vinh hoa phú quý. Điển hình nhất là mụ Tư Hồng , một me Tây “có tàn,
có tán, có hương án thờ vua, danh giá lẫy lừng băm sáu tỉnh”, một người đàn bà xảo
trá. Mụ ta với tội danh buôn bán gạo bất minh, chuyên bán cho dân với giá đắt đỏ.Khi mụ nghe triều đình sẽ trị tội, mụ đã gian kế đem ít thóc gạo xấu phát cứu đói cho dân, chính hành động gian xảo này, đã biến làm đảo lộn trắng đen, che đậy được việc làm xấu xa của mụ.Nhờ đó mà bà ta được phong tặng “Tứ phẩm cung nhân”. Ông khinh ghét bọn me Tây - lũ đàn bà xấu xa, sống chung với bọn quan Tây mà vẫn vênh vênh
tự đắc. Bọn đàn bà đĩ bợm này đã lấy vốn tự có để trao đổi, mua bán với bọn quan lại, những tên thực dân xâm lược, từ đó tạo chỗ dựa:
Cái gái đời này gái mới ngoan! Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan. Ba vuông phấp phới cờ bay dọc, Một bức tung hoành váy xắn ngang
(Lấy Tây)
Đối tượng dù không xuất hiện nhiều bài thơ nhưng qua một số bài Nguyễn Khuyến đã thể hiện thái độ trào phúng sâu cay:
Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ Trời sinh ra cũng để mà chơi Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời
Chơi thủng trống, long dùi âu mới thích
Rồi kết luận bằng một câu: Khá khen hay làm đĩ có tông!
(Đĩ cầu Nôm)
Hành động của hai loại quan và đĩ này có điểm chung là gian ngoan, xảo quyệt, kẻ tung người hứng, hỗ trợ nhau với mục đích tiến thân:
Vợ bợm chồng quan danh phận đó Mai sau ngày giỗ có văn Nôm
Phản ánh hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, hiện tượng:
Vợ bợm - chồng quan, danh phận đó trở thành vấn đề không thể thiếu. Nguyễn
Khuyến đã chỉ đích danh tên của hai đối tượng đại diện cho xã hội thực dân phong kiến buổi đầu.Ông nhìn chúng trong mối quan hệ tương liên, hôn phối, phi Nho, phi đạo đức.Hai đối tượng này đều là những hiện tượng phổ biến, tạo thành một xu hướng trong xã hội đương thời, chúng là biểu hiện của sự phản bội, thất tiết, sự nhục nhã bẩn thỉu trong xã hội lúc đó.
Ông đã lên án, châm biếm những viên quan, ông nghè, ông đồ dốt nát chỉ có danh phận cho hợp thời thế, không hề quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Họ thực chất là những viên quan hữu danh vô thực:
Văn hay chữ tốt ra tuồng,
Vẻ thầy như vẻ con tôm,
Vẻ tay ngoáy cám, vẻ mồm húp tương.
(Ông đồ Cử Lộc)
Với con mắt tinh tường của ông, bọn quan lại này chỉ là một lũ “khéo giở trò”, cần dạy bảo:
Chuyện đời hãy đắp tai cài trốc Lộc thánh đừng lừa nạc bỏ xương
(Mừng đốc học Hà Nam I)
Nguyễn Khuyến đã bất hợp tác với triều đình, ông lui về sống nơi thôn dã, tự bản thân ông cũng cảm thấy hổ thẹn vì đã không mang được hết tài năng, trí tuệ giúp nước.Ở địa vị như ông, nhiều người đã vênh váo, tự đắc.Còn ông thì lại thấy càng nhục nhã vì bản thân học cao mà lại bất lực trước cảnh đất nước.
Sách vở ích gì cho buổi ấy. Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
(Ngày xuân dặn các con) Thời Nguyễn Khuyến thì những chuyện trai hư gái hỏng không phải là hiện tượng mới mẻ. Thế nhưng với sự kết hợp giữa cái thối nát của xã hội phong kiến với chế độ thực dân, tư sản phương Tây đê tiện thì hiện tượng đó lại trở nên trắng trợn, ngang nhiên. Chúng bất chấp mọi dư luận xã hội, khiến hiện tượng gian phu, dâm phụ đã được công khai hóa tồn tạo như một lối sống đương nhiên. Kỷ cương, đạo lý của chế độ phong kiến đã bị chà đạp, bởi chính những hạng người vô đạo đức như thầy đồ ve gái góa:
Người bảo rằng thầy yêu cháu đay Thầy yêu mẹ cháu có ai hay! Bắc cầu, cầu cũ không hờ hững, Cầm kính, tình xưa vẫn đắng cay. Ở góa thế gian nào mấy mụ? Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy? Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy, Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.
Thầy đồ xuất hiện với hình ảnh ham mê sắc dục.Trái ngược hoàn toàn với hình ảnh thầy đồ trọng đạo đức thời xưa.
Hay trường hợp của một vị đốc học chỉ vì muốn được vừa lòng chính phủ bảo hộ, mà sẵn sàng làm những việc trái với đạo thánh hiền, không giữ tròn danh nghĩa kẻ sĩ, khiến cho danh dự quốc gia bị vấy bẩn.
Bổng lộc như ông không mấy nhỉ? Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây
(Mừng đốc học Hà Nam II)
Xuất hiện trong thơ Nôm Khuyến Khuyến ta thấy đủ các hạng người: “ông
Tây”, “bà Đầm”, vua quan phong kiến, gái đĩ… Mỗi lớp người, mỗi vẻ, nhưng tất cả
tập trung khắc họa thành bộ mặt xã hội cụ thể.Đối với mỗi hạng người Nguyễn Khuyến dành những thái độ phù hợp. Với loại phong kiến tay sai, ông dành cho chúng thái độ đả kích và châm biếm, những loại gái đĩ, trộm cắp nhà thơ dành cho chúng thái độ phỉ báng.Đối với Nguyễn Trãi, văn chương phải phải gắn với vận mệnh dân tộc, góp phần vào việc giết giặc cứu nước, phải thể hiện được nguyện vọng của nhân dân.Đến Nguyễn Khuyến ông đã có cái nhìn gần hơn với cái nhìn tiến bộ của thời đại.Nguyễn Khuyến nhìn vào những hiện tượng của đời sống lúc này, những mặt trái của đạo đức, mà nhiều thời đại trước đây đã lên án, cùng với chính sách phản động của một chính quyền mới - Chính quyền thực dân nửa phong kiến đang hình thành.
* Tiểu kết chương 3:
Ở chương 3 chúng tôi đã chỉ ra những chủ đề mang tính mới trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Đó là chủ đề con người đời thường và chủ đề phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến.
Nửa cuối thế kỉ XIX, văn học trào phúng Việt Nam đã phát triển thành một dòng lớn mạnh. Sự phát triển của văn học trào phúng chứng tỏ sự phát triển văn học dân tộc, hướng tới nền văn học cận hiện đại. Đó là lúc con người không chỉ biết cười thiên hạ mà còn biết cười chính bản thân. Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của văn học trào phúng. Ông đã tiên phong trong việc dám đem chính bản thân mình ra để mô tả, cười cợt, chế giễu và tự chê trách… để từ đó lên án cả một tầng lớp đại diện cho xã hội thối nát, một nền học vấn đã hết thời, một giai cấp đang từng bước chấm dứt
vai trò lịch sử. Có thể nói, so với những yếu tố đời tư, cá nhân trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến đã bứt phá, ghi dấu ấn về chủ đề đời thường rất thành công và xây dựng một hình tượng thơ ấn tượng độc đáo nhất là ở chỗ nó mang nặng về tâm sự riêng, nỗi niềm riêng với mong muốn sẻ chia, giải tỏa nỗi niềm chứ không còn nặng về “tải đạo”, “ngôn chí” như xưa.
Do bối cảnh lịch sử - xã hội quy định, chủ đề phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến chưa từng xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi. Với những hiện tượng đời sống văn hóa - xã hội thực dân nửa phong kiến cùng sự xuất hiện của những con người mới, Nguyễn Khuyến đã lên án, phê phán chế độ đương thời, đã châm biếm bọn quan lại, gái đĩ với bản chất dốt nát, đạo đức giả, dị hợm và tham lam.
Sự vận động và phát triển chủ đề trong thơ Nôm Đường luật nói chung và trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến nói riêng vừa mang tính lịch sử, tính kế thừa, vừa góp phần khu biệt tác giả và thời kì phát triển thể loại. Qua đó, ta thấy được sự trưởng thành của ý thức dân tộc. Đối với Nguyễn Khuyến, những chủ đề mang tính cách tân giúp ông thể hiện sâu sắc hơn phong cách trào phúng trữ tình trong sáng tác của mình, thể hiện được tâm hồn dân tộc sâu sắc, đồng thời thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật đầy sáng tạo trong thời kì đầy biến động của lịch sử dân tộc.
KẾT LUẬN
1.Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có hai xu hướng phát triển: vừa hướng tới “đồng tâm” với những chủ đề mang tính kế thừa, vừa hướng tới “li tâm” với những chủ đề mang tính cách tân theo tinh thần dân chủ hóa, dân tộc hóa thể loại. Nếu xu hướng “đồng tâm” còn mang nặng mục đích “chở đạo” giáo huấn thì xu hướng “li tâm” chuyển dần sang mục đích phản ánh hiện thực cuộc sống, xã hội, thời đại và số phận con người. Chính sự thay đổi này đã mở rộng phạm vi phản ánh và khả năng khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến nói riêng và của thơ Nôm Đường luật nói chung.
2. Hệ thống chủ đề mang tính truyền thống trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi tập trung rõ nét nhất ở chủ đề thiên nhiên và chủ đề ưu quốc ái dân.
Chủ đề thiên nhiên trong sáng tác thơ của hai tác giả được thể hiện rõ nét qua những ấn tượng về cảnh đẹp quê hương, bức tranh thiên nhiên bốn mùa và bức tranh
tâm cảnh. Dễ thấy, Nguyễn Trãi có một quan niệm, một vũ trụ quan riêng để viết về sự
phong phú và đa dạng, đa màu sắc của của thiên nhiên.Đó là nhân sinh quan Nho giáo, Lão Trang, Phật giáo, song thiên nhiên trong thơ Ức Trai còn mang màu sắc tiến bộ của nhân dân lao động gắn liền với cuộc sống của người nông dân Việt Nam.Tác giả đã phải hòa mình vào thiên nhiên, vào cuộc sống nơi thôn quê thì mới có thể đưa những hình ảnh đời thường vào thơ một cách tự nhiên và thân thiết như vậy.Nói cách khác, thiên nhiên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một thiên nhiên dân chủ.Đến Nguyễn Khuyến, thơ Nôm Đường luật tiếp tục nỗ lực thoát li tính chất công thức và ước lệ và dần thay thế bằng những chất liệu của đời sống hiện thực đậm nét hơn.Tác giả đã phát triển yếu tố “đời thường” trong thơ Nguyễn Trãi, đã khai thác sâu hơn những hình ảnh