Ngợi ca cảnh đẹp quê hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 33 - 48)

8. Đóng góp của đề tài

2.1.1. Ngợi ca cảnh đẹp quê hương

Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn.Hình ảnh mây, trăng, núi, cỏ cây, hoa lá…đã in đậm dấu ấn trong văn học.Dường như thiên nhiên đã trở thành người bạn tri âm với con người, giữa con người và thiên nhiên hình thành mối quan hệ biện chứng có sự tác động qua lại với nhau.Không ít người đã rời bỏ chốn quan trường, lánh đời phàm tục để trở về một một cuộc sống bình dị, hòa mình vào thiên nhiên.Đối với thời kì văn học trung đại, thiên nhiên giống như mảnh đất huyền bí, một dòng nước không bao giờ vơi cạn.Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào thơ văn các tác giả trung đại với những nét đặc trưng riêng có tạo nên một bức tranh đa dạng về phong cảnh, con người Việt Nam.

Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi đều là người rất yêu thiên nhiên, gắn bó, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, những thi sĩ - danh họa tầm cỡ của thơ ca cổ điển Việt Nam.Thiên nhiên xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi là những cảnh đẹp của quê hương.Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ làng cảnh Việt Nam.Qua những bài thơ trữ tình trong trẻo, nhà thơ dựng lên một bức tranh thiên nhiên làng quê tinh tế, tươi đẹp. Ông đã khéo thu được những nét điển hình của buổi trưa thôn quê vào những câu thơ thật đẹp.

Chuông xưa, vẳng tiếng người không biết, Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.

(Nhớ núi Đọi - II)

Một bức tranh quê yên ả, thanh bình. Nguyễn Khuyến đã đưa vào thơ hình ảnh những chú trâu hiền lành đang nghỉ ngơi trên sườn cỏ non, một hình ảnh thường thấy của nông thôn Việt Nam.

Cảnh quê hương có lúc là chốn vườn cũ với những cảnh vật đơn sơ, bình dị:

Vườn Bùi chốn cũ!

Bốn mươi năm, lụ khụ lại về đây. Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây, Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế! Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế, Ôn công rượu nhạt chuốc chiều xuân. Ngọn gió xuân ngảnh lại lệ đầm khăn, Tính thương hải tang điền qua mấy lớp Ngươi chớ giận Lỗ hầu chẳng gặp, Như lơ phơ tóc trắng lại làm chi? Muốn về sao chẳng về đi?

(Trở về vườn cũ)

Qua con mắt của nhà thơ, cảnh quê ông hiện lên với những hình ảnh thiên nhiên bình dị, sáng rõ mà chân thực sống động. Cảnh xưa chốn cũ ấy đã làm lay động trái tim, tâm hồn bao người, với cảnh vật nhỏ bé, chân quê, không tô vẽ màu mè, mà nó chỉ là những nét tinh túy nhất của hồn quê.

Cảnh đẹp quê hương trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi trước hết cũng là hình ảnh thôn quê bình dị. Nguyễn Trãi tái hiện cảnh xóm chài một cách tự nhiên và mộc mạc với những hình ảnh thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc:

Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi, Hàu chất so le cụm cuối làng.

(Ngôn chí thi - Bài số 8) Hay đó là hình ảnh quê hương thanh bình, tràn đầy sức sống:

Cây rợp tán che am mát,

Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.

(Ngôn chí thi - Bài số 20) Hình ảnh quê hương thanh bình, gần gũi trong thơ Nguyễn Khuyến còn là hình ảnh năm gian nhà cỏ đơn sơ:

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.

(Uống rượu mùa thu )

Nơi nhà thơ uống rượu làm thơ chỉ là ngôi nhà nhỏ đơn sơ, bình dị, thôn dã được lợp bằng mái rạ thấp le te. Ngôi nhà cỏ mang vẻ đẹp điển hình của vùng quê Bắc Bộ. Vùng quê chiêm chũng ấy còn có những chiếc ao bèo nhỏ nhắn trước nhà.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

(Câu cá mùa thu) Và dưới ánh trăng mờ ảo đêm khuya với những chuyển động lạ kỳ.

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

(Uống rượu mùa thu)

Trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi hình ảnh trăng cũng được tác giả đưa vào trong thơ.

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi, Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu.

Bức tranh quê hương hiện lên thật thanh bình, yên tĩnh, nước biếc, non thì xanh, thuyền gối bãi.Từ cái nền yên bình đó, ánh trăng đã xuất hiện.Ánh trăng lung linh, huyền ảo đã tô điểm cho cảnh sắc thêm phần thi vị.

Qua bức tranh thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến, dường như chúng ta có thể thấy một cuốn bách khoa về cây cỏ, muôn thú, sản vật… của thiên nhiên Việt Nam, rất dân tộc và dân dã.Chúng ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc của làng quê. Đó là tiếng chim chích chòe:

Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe

(Chim chích chòe) Đó là tiếng chim quyên gọi hè, là tiếng gà gáy sáng:

Quyên đã gọi hè quang quác quác Gà từng gáy sáng tẻ tè te

(Chim chích chòe) Hay đó là tiếng chim kêu, tiếng chó sủa khi đêm về:

Đầu cành mấy tiếng chim kêu tuyết Trước điếm, năm canh, chó sủa trăng

(Đêm đông cảm hoài)

Gần gũi với cuộc sống của con người, Nguyễn Khuyến đã tinh tế, sắc sảo môt tả hiện thực, đi sâu vào thế giới riêng của con người và cảnh vật để thấu hiểu nỗi vất vả của người dân. Để tạo nên âm điệu rộn rã trong cuộc sống làng quê, ông đã mang cả những con vật quen thuộc của đời sống vào trong sáng tác của mình:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người

(Đến chơi nhà bác Đặng) Hay:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ,

(Cuốc kêu cảm hứng)

Chuông xưa, vẳng tiếng người không biết Trâu thả sườn non ngủ gốc cây

Ngoài lũy nhấp nhô cò cụ Tổng Cách ao lẹt đẹt pháo thầy Nhang

(Khai bút)

Hình ảnh con vật gần gũi với người dân vùng chiêm trũng con trâu, con chó, cái cò,… xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến đã làm nên được một thế giới loài vật đa dạng, phong phú trong văn học. Viết về nông thôn, thơ Nguyễn Khuyến giống như khúc nhạc đồng xanh vang lên âm điệu của đời thường.

Ta còn bắt gặp hình ảnh bông hoa thủy tiên sắp nở được miêu tả vô cùng độc đáo, sống động:

Một khóm thủy tiên năm bảy cụm Xanh xanh như sắp thập thò hoa

(Nguyên đán ngẫu vịnh)

Trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến, những bài tả cảnh núi, cảnh chùa đều trở thành những danh lam thắng cảnh tinh thần của đất nước. Nguyễn Khuyến đã miêu tả vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh mà nhà thơ đã đặt chân đến. Mỗi tên núi, tên sông, tên chùa đều được Nguyễn Khuyến miêu tả theo cách riêng. Nào là núi Tam Điệp, núi Dục Thúy, núi An Lão, núi Ngũ Hành, cảnh chùa Đọi, chợ trời Hương Tích, đền trên núi Dạ, sông Thạch Hãn… Qua cái nhìn của nhà thơ bằng sự quan sát từ thực tế đến khi đưa vào trong thơ, Nguyễn Khuyến đã có sự lựa chọn và quan sát rất tinh tế.

Mặt nước mênh mông nổi một hòn, Núi già nhưng tiếng vẫn còn non, Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc, Ghềnh đá long lanh ngấn chửa mòn. Một lá về đâu xa thăm thẳm,

Nghìn nhà trông xuống bé con con. Dẫu già đã hẳn hơn ta chửa? Chống gậy lên cao gối chẳng chồn!

Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh phong cảnh trước mắt nhà thơ mà còn làm nổi bật tư thế và vị thế của tác giả khi đứng trước núi non hùng vĩ. Hay ở bài thơ Núi

Tam Điệp, độc giả sẽ bắt gặp cái nhìn thật phóng khoáng của nhà thơ.

Phóng mắt đầu non Tam Điệp rõ, Ngoảnh đầu dòng nước Cửu Long xa. Xanh pha sườn núi màu cây lẫn, Trắng lộn chân mây mặt bể mờ. Những muốn ăn thề cùng suối đá, Biết đâu suối đá có tin mà.

(Núi Tam Điệp)

Nhà thơ đã có cái nhìn tinh tế đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu quý cảnh thiên nhiên, đất nước. Khung cảnh thiên nhiên, một bên là núi, một bên là biển lại có màu xanh của cây và màu trắng mờ ảo tạo nên một cảnh vừa hùng vĩ lại vừa đậm chất thơ. Cách nhà thơ ngắm cảnh chứng tỏ ông rất yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước nên mới dùng thơ để lưu lại cảm xúc của mình từ những thực tế mà ông cảm nhận được.

Đọc những bài thơ viết về danh lam, thắng cảnh của Nguyễn Khuyến, chúng ta thấy những danh lam thắng cảnh của riêng Việt Nam:

Hóa công xây đắp biết bao đời Nọ cảnh Sài Sơn có chợ trời Buổi sớm gió tuôn trưa nắng giãi Ban chiều mây hợp tối trắng soi

(Chợ trời chùa Thày)

Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên tha thiết với tấm lòng trân trọng cảnh đẹp quê hương, đất nước. Với mỗi chuyến hành trình thực tế, Nguyễn Khuyến đều họa lại trong thơ bức tranh phong cảnh và con người nơi ông đã đặt chân đến.

Ai đi Hương Tích chợ trời đi! Chợ họp quanh năm cả bốn thì. Đổi chác người tiên cùng khách bụt. Bán buôn gió chị lại trăng dì.

Yến anh chào khách nhà mây tỏa, Hoa quả bài hàng điếm cỏ che. Giá áo, lợn, tằm, tiền, gạo đủ. Bán mua mặc ý muốn chi chi.

(Chơi chợ trời Hương Tích)

Chợ trời Hương Tích được tái hiện qua cảnh buôn bán tấp nập, nhộn nhịp.Khung cảnh của buổi chợ tấp nập người mua, kẻ bán với đa dạng các mặt hàng.

Trái ngược với cảnh chợ búa đông đúc, vui vẻ thì cảnh chùa Đọi lại hiện ra một không gian thanh tao, thoáng đãng, tĩnh lặng, cổ kính, xa trần giới:

Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá Sư cụ nằm chung với khói mây

(Nhớ núi Đọi - II) Cùng sự mênh mông, man mác của cảnh vật nơi đây:

Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?

(Nhớ núi Đọi - II)

Cảnh núi Non Nước cũng được Nguyễn Khuyến dựng lên bằng những hình ảnh vui tươi, chân thực:

Chom chỏm trên sông đá một hòn Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn! Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con Rừng cúc tiên triều trơ mốc thếch Hòn câu Thái phó tảng rêu tròn Trải bao trăng gió xuân già dặn Trời dẫu già nhưng núi vẫn non

(Chơi núi Non Nước)

Bằng sự quan sát tinh tế, Nguyễn Khuyến đã vẽ lên những bức tranh về cảnh vật làng quê, các danh lam thắng cảnh thật đơn giản và sinh động. Ông đã phát hiện ra vẻ đẹp, chất thơ của những cảnh vật rất bình thường, đơn sơ, mộc

mạc.Qua đó, ta thấy được sự gắn bó của Nguyễn Khuyến với nông thôn Việt Nam, tình cảm sâu sắc, tha thiết của ông đối với quê hương, đất nước.

Quay ngược thời gian, trở về với Quốc âm thi tập cũng dễ nhận ra chủ đề ngợi ca cảnh đẹp quê hương.Với tài quan sát tinh tế, Nguyễn Trãi đã phát hiện ra một vẻ đẹp rất bất ngờ, đêm trăng đi gánh nước để pha trà, nước in bóng trăng thì gánh luôn cả trăng đem về:

Khách đến chim mừng hoa sảy rúng, Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.

(Thuật hứng - Bài số 3)

Dường như giữa thiên nhiên và Nguyễn Trãi đã xóa nhòa khoảng cách, để rồi tạo vật, thiên nhiên và nhà thơ trở thành bè bạn, con cái:

Rùa nằm hạc lặn nên bầy bạn, Ủ ấp cùng ta làm cái con.

(Ngôn chí thi - Bài số 20)

Thiên nhiên trở thành môi trường sống, được con người cố gắng giữ gìn, không để bi thương cảnh vật. Cá không thả vào ao sợ vỡ ánh trăng, không nỡ buông mái chèo vì mặt nước có bóng trăng, hoa có tàn không nỡ quét, Nguyễn Trãi mở rộng tâm hồn mình mong chờ sự giao cảm với thiên nhiên:

Ghé cửa đêm chờ hương quế lọt, Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 33)

Thiên nhiên xuất hiện trong thơ ông rất quen thuộc và gần gũi với đời sống hàng ngày nhưng luôn có sức cuốn hút, mới mẻ diệu kì. Nguyễn Trãi đã thổi linh hồn vào cảnh vật khiến cho cảnh cũng như con người:

Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem

(Cây chuối)

Cây chuối giống như hình ảnh người con gái e lệ và duyên dáng ôm ấp bức thư - thông điệp của tình yêu, rồi gió nhẹ nhàng bay đến mở xem. Thiên nhiên hữu cảm, tình tứ như con người.

Chính do hoàn cảnh xô đẩy phải về ở ẩn, sống hòa mình vào thiên nhiên chúng ta đã thấy được ở Ức Trai tấm lòng yêu thương con người, thiên nhiên thắm thiết. Ông luôn trải tấm lòng mình ra với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên không chỉ bằng các giác quan mà bằng tất cả sự rung động đến từ tâm hồn thi sĩ tài năng.Với ông thiên nhiên có một đời sống thực, là sợi dây liên hệ chặt chẽ với cuộc sống con người. Thiên nhiên giúp con người hoàn thiện bản thân, thiên nhiên mang dấu ấn của cá nhân người thưởng ngoạn.

Có những lúc Nguyễn Trãi chỉ đơn thuần tả cảnh thiên nhiên bằng giác quan. Khung cảnh hết sức sinh động, đầm ấm, diễn tả tâm hồn vui phơi phới:

Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi, Hàu chất so le cụm cuối làng

(Ngôn chí thi - Bài số 8) Thiên nhiên trong thơ ông có khi mang cả nỗi buồn, đầy dấu ấn tâm trạng cá nhân:

Ánh cửa trăng mai tháp tháp, Kề song gió trúc nươm nươm. Đầu non Thiếu Thất đen bằng mực, Dòng nước Liêm Khê nửa chàm.

(Tự thán - Bài số 27) Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, còn thể hiện ở lòng yêu thương con vật:

Người tri âm ít cầm nên lặng, Lòng hiếu sinh nhiều cá ngại câu.

(Tự thuật - Bài số 10)

Rủ viên hạc xin phương cởi tục, Quyến mai trúc kết bạn tri âm.

(Tự thuật - Bài số 8)

Hình ảnh thiên nhiên bình dị trong Quốc âm thi tập thể hiện sự thay đổi cảm hứng sáng tạo, quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ: cái bình dị, đời thường cũng trở thành đối tượng của cái đẹp. Sự thay đổi này có ý nghĩa cách tân theo hướng dân chủ tiến bộ ghi danh Nguyễn Trãi trở thành nghệ sĩ đầu tiên của thơ trữ tình Việt Nam.Và tới

Nguyễn Khuyến -“nhà thơ của nông thôn làng cảnh Việt Nam” cũng đã kế thừa, phát huy xuất sắc chủ đề ngợi ca cảnh đẹp quê hương từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Tuy sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều gặp nhau ở một điểm chung. Cả hai đều là những vị quan thanh liêm, trong sạch đứng trước cuộc đời đen bạc, họ lui về bầu bạn với thiên nhiên, vui thú điền viên, với họ thiên nhiên gắn với những bi kịch của cuộc đời. Qua chủ đề thiên nhiên, hai tác giả kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự.

Thiên nhiên trong thơ Đường luật là thiên nhiên thống nhất với con người, hoặc là những gì mang tính chất con người, soi vào nhau, hòa vào nhau, đồng hóa lẫn nhau. Qua cảnh vật, nhà thơ bộc lộ những cảm xúc, gửi gắm những tâm sự.Thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật thường là thiên nhiên của tâm trạng chứ ít là thiên nhiên khách quan thuần túy.Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến thể hiện rất rõ điều này, ông đã tâm trạng hóa thiên nhiên góp phần tạo ra cho mình một phong cách trữ tình độc đáo.Nguyễn Khuyến đã gửi gắm tâm trạng của mình qua những hình ảnh, cảnh sắc thiên nhiên bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam.

Hình như không có hình ảnh thiên nhiên nào trong thơ Nguyễn Khuyến lại không mang tâm trạng của ông. Nguyễn Khuyến nghĩ gì trước cảnh:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ

(Vịnh mùa thu) mà lại để:

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Nguyễn Khuyến thể hiện thái độ dường như buông xuôi theo tự nhiên để bóng trăng mặc nhiên vào phòng qua “song thưa” của cửa sổ. Tác giả đặt từ “mặc” vào chính giữa câu thơ như càng nhấn mạnh hơn tâm trạng đó. Trước khung cảnh mùa thi làng quê Việt Nam trong sáng, tươi đẹp, Nguyễn Khuyến cũng “toan cất bút”.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nhưng hành động ấy mới chỉ xuất hiện trong ý nghĩ. Mặc dù “nhân hứng” đã sẵn sàng nhưng lại ông thể cất bút vì:

Lại thẹn”nghĩa là đã từng thẹn.Nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến với ông Đào dường như đã xuất hiện rất lâu. Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm về tài năng hay nhân cách? Có lẽ vì nhân cách chăng? Nguyễn Khuyến cũng đã trả mũ quan “quy khứ”nhưng có lẽ so với Đào Tiềm, ông thẹn vì vẫn tự cho mình là từ quan hơi muộn? Nỗi thẹn của ông đầy trăn trở, sự băn khoăn. Nhưng nỗi thẹn ấy lại đáng trân trọng biết bao, bởi nó được xuất hiện từ một tâm hồn cao quý. Nỗi thẹn không làm cho con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 33 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)