Lên án đời sống văn hóa xã hội thực dân nửa phong kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 88 - 91)

8. Đóng góp của đề tài

3.2.1. Lên án đời sống văn hóa xã hội thực dân nửa phong kiến

Khi thực dân Pháp tràn vào Việt Nam, chúng tiến hành xâm lược nước ta bằng cách ra sức bóc lột sức người, sức của của nhân dân tađể làm giàu cho két bạc đầy ắp của ngân hàng Đông Dương. Chúng đề ra những chính sách khai thác thuộc địa, bắt nhân dân ta phải vào những nơi nguy hiểm để tìm cho được những sản vật quý giá. Chúng ra sức ép dân ta đi làm phu đập đường, khai mỏ ở miền núi, hàng vạn người dân ta bị thực dân Pháp bắt đi khai sơn, phá thạch làm con đường xe lửa Hà Nội - Lào Cai. Bọn chúng đã đẩy hàng vạn người dân vô tội đến chốn rừng thiêng nước độc, Nguyễn Khuyến đã lên án phản ánh hiện thực đó qua bài thơ Hoài cổ:

Nghĩ chuyện đời xưa nay cũng nực cười Sợ đời đến thế, thế thời thôi

Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm Nước độc ma thiêng mấy vạn người Khoét rống ruột gan trời đất cả Phá tung phên giậu hạ đi rồi Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ Mây trắng về đâu nước chảy xuôi

Không chỉ vậy, nhân dân ta còn bị thực dân Pháp áp đảo văn hóa. “Hội Tây”,

hội thăng bình” diễn ra vào ngày 14 tháng 7, là ngày kỉ niệm cách mạng tư sản Pháp

Nhiều người đã vì “mồi phú quí, bả vinh hoa” mà chạy theo làm tay sai cho thực dân Pháp. Bọn chúng chỉ cần có địa vị, tiền bạc thì cho dù có làm bất cứ việc gì gây hại cho quốc gia dân tộc cũng không từ bỏ. Khung cảnh hội Tây diễn ra với những cảnh nhố nhăng:

Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo Bà quan tênh nghếch xem bơi trải Thằng bé lom khom nghé hát chèo Cấy sức cây đu nhiều chị nhún Tham tiền cột mỡ lắm anh leo Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

(Hội Tây)

Thời đó, khi thực dân Pháp cai trị nước ta, hàng năm cứ đến ngày này thực dân Pháp lại tổ chức hội hè ở rất nhiều tỉnh lị, đặc biệt ở Hà Nội. Chúng thường bày các trò đê tiện như liếm chảo, chọc thùng, leo cột mỡ… để làm trò mua vui cho mọi người. Những trò “bơi trải”, “hát chèo” đã bị chúng tô vẽ lại.Người đến xem với thái độ hiếu kì, thể hiện rõ qua từ “tênh nghếch”. Nguyễn Khuyến cảm thấy đau xót trước những con người nước ta đã vô tình mắc mưu kẻ thù bị lôi cuốn vào cái xấu xa mà không hay biết.

Mặc dù Nguyễn Khuyến đã cáo quan, ông đã từ bỏ địa vị Tổng Đốc Sơn Hưng Tuyên, trước cảnh vong quốc, bản thân ông thấy mình có bổn phận dùng văn tài để bảo vệ đất nước.Khi thời thế thay đổi, lòng người cũng khác.Tầng lớp sĩ phu yêu nước chia năm sẻ bảy.Những người yêu nước sâu sắc sẽ đứng về phía nghĩa binh chống giặc. Những người có lương tri nhưng không đủ nghị lực theo con đường đó, sẽ quay về chốn vườn cũ, bầu bạn với rượu, hoa, thơ, trăng để danh lợi không bị “bùn

pha sắc xám”. Đối với những kẻ hám danh cầu lợi sẽ đi theo tín điều trung dân, mù

quáng, để rồi trở thành những con rối chỉ biết khoanh tay, phủi áo. Nhìn thấy đa số quan lại lúc bấy giờ chỉ cốt dùng con đường khoa hoạn để được “vinh thân phì gia” chứ thực chất không nghĩ gì đến quyền lợi của đất nước và nhân dân khiến Nguyễn Khuyến cảm thấy buồn sầu:

Nước non man mác về đâu tá Bè bạn lơ thơ sót mấy người Đời loạn đi về như hạc độc Tuổi già hình bóng tựa mây côi

(Cảm hứng)

Đã vậy, những kẻ ở lại chốn phồn hoa gió bụi, lại không chịu biết mình, nhân phẩm, tài cán thì thấp mà luôn ra vẻ. Trong bối cảnh đất nước lúc đó, hành động của họ như một sự lăng mạ tầng lớp, dân tộc mình. Trước bối cảnh đó, Nguyễn Khuyến vô cùng căm giận, ông đã lên án những hiện tượng xã hội thực dân nửa phong kiến.Vào thời Nguyễn Khuyến, đa số quan lại đều là những kẻ bất tài, vô dụng, nhờ có thế lực và tiền bạc mới được làm quan. Nguyễn Khuyến nằm trong số ít những quan lại vẫn giữ vững phẩm chất, nhân cách của người làm quan. Ông đã lên án chế độ khoa cử mạt vận đương thời. Nguyễn Khuyến với tài năng thực sự của bản thân ông đã thi đỗ cả ba kì thi và được gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Khác với nhiều người trong xã hội lúc đó nhờ sự can thiệp của đồng tiền. Ông đã phê phán hiện thực thi cử lúc bấy giờ:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi

(Tiến sĩ giấy)

Ngoài ra, nhiều người đã lợi dụng thế lực của thực dân Pháp để kiếm được tấm bằng cử nhân, tiến sĩ rồi tiến vào chốn quan trường vênh váo, ra vẻ đài các lên mặt hống hách.Đó là những kẻ bất tài nhờ luồn cúi mà nên danh phận.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh thế mới hời! Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

(Vịnh tiến sĩ giấy II)

Những hạng người bất tài này chỉ là những hình giấy được kẻ vẽ bằng những nét son, tài cán không có:

Mày râu mặt đó chừng bao tuổi, Giấy má nhà bay đáng mấy xu?

Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ, Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.

(Vịnh tiến sĩ I)

Bản thân Nguyễn Khuyến là một “văn khôi”, ông là một khoa bảng chân chính, thế nhưng ông cũng tự mang bản thân mình ra chế giễu để qua đó gián tiếp chỉ trích, khuyên răn người đời. Việc ông mang bản thân mình ra chế giễu đã tạo được cái thiện cảm với người đương thời, sự tự chế giễu mang tính xây dựng, đóng góp:

Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng?

(Tự trào)

Khi ông chứng kiến bọn quan lại tham nhũng, tuy không trực tiếp vạch ra tội ác nhưng Nguyễn Khuyến đã chỉ nhân việc bọn quan lại triều Minh bóp nặn lấy ba trăm lượng vàng của Vương Viên Ngoại trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du mà viết:

Có tiền việc ấy có mà xong nhỉ Đời trước làm quan cũng thế a!

(Kiều bán mình)

Như vậy, Nguyễn Khuyến đã lên án đời sống văn hóa - xã hội thực dân nửa phong kiến với những việc làm gây tiếng vang ầm ĩ lúc bấy giờ. Ông lên án những thủ đoạn bóc lột sức người, sức của của nhân dân, hiện tượng nhân dân ta bị thực dân pháp áp đảo văn hóa, chế độ khoa cử mạt vận bằng bút pháp hiện thực trào phúng sâu sắc. Nhờ đó, chủ đề của thơ Nôm Đường luật tới Nguyễn Khuyến đã được nới rộng biên độ so với bước khởi đầu từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 88 - 91)