Con người trần thế trong Quốc âm thi tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 74 - 80)

8. Đóng góp của đề tài

3.1.1. Con người trần thế trong Quốc âm thi tập

Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, một nhà nhân đạo, nhà văn hóa lớn. Ông là người có tài kinh bang tế thế, làm rạng rỡ cho đất nước. Nguyễn Trãi xuất hiện ở cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, ông là tác giả đầu tiên của giai đoạn văn học trung đại Việt Nam chú ý đến chủ đề đời thường. Ở giai đoạn lịch sử khi mà văn học vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của hình mẫu lí tưởng, những quy định, khuôn mẫu, chuẩn mực khi văn chương chú trọng nhiều đến việc ca tụng triều đình, thánh đế, sự xuất hiện của chủ đề con người đời thường trong thơ Nguyễn Trãi có ý nghĩa như “những sáng tạo đột xuất, vượt qua thông lệ, vượt qua mọi ràng buộc…” [26, tr. 20].

Cuộc đời Nguyễn Trãi trải qua nhiều biến cố thăng trầm, trong một thời gian dài phải xa quê hương, nỗi nhớ cha mẹ già, nỗi nhớ người thân, hình ảnh quê hương lối cũ trở đi trở lại đầy day dứt:

Non quê ngày nọ chiêm bao thấy, Viên hạc chăng hờn lại những thương.

Trải qua những day dứt trăn trở, Nguyễn Trãi đã quyết định treo ấn từ quan vào khoảng năm 1439 và trở về Côn Sơn mong được “lánh trần”. Ông trở về Côn Sơn - mảnh đất hằng đi về trong nỗi nhớ mong của nhà thơ bao ngày để “cởi tục, tìm thanh”thế nhưng khi về quê thì Nguyễn Trãi vẫn canh cánh một nỗi ưu tư.

Sau khi từ quan về ở ẩn, ông chọn lối sống thanh bạch, giản dị, sống như một người dân bình thường, vui với thú điền viên:

Cơm ăn chẳng quản dưa muối, Áo mặc nài chi gấm thêu

(Thuật hứng - Bài số 22) Hình ảnh những người lao động bình thường, lam lũ được tái hiện trong thơ một cách trân trọng, đầy yêu thương. Đó là hình ảnh “thằng chài” hay “mấy đứa ngư tiều” rất đáng yêu:

Nghìn hàng cam quýt con đòi cũ Mấy đứa ngư tiều bậu bạn thân.

(Tự thán - Bài số 32)

Kể ngày con nước toan triều lạc Bạn chúng thằng chài chác cá tươi.

(Tự thán - Bài số 6) Ông luôn mãn nguyện với cuộc sống bình dị nơi thôn quê:

Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao.

(Mạn thuật - Bài số 13) Với ông sống phải vô tư, không màng danh lợi, không tham giàu sang phú quý. Với tư cách là một nhà Nho liêm khiết, một vị quan đầu triều thương dân như con, ông chưa từng màng tới công danh để tư lợi. Vì vậy, trong thơ văn của ông luôn khuyên người đời hãy bền đạo trung dung đừng màng hư danh:

Bền đạo trung dung chẳng thuở tàng Màng chi phú quý nhọc khoe khoang

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 2)

Nếu cố tình chạy theo những thứ đó, con người chỉ nhọc công vô ích, chỉ mang nhọc vào thân mà thôi:

Phúc gặp ngần nào ấy mệnh, Làm chi đua nhọc tổn công nhiều.

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 8)

Vắn dài được mất dầu thiên mệnh, Chạy quấy làm chi cho nhọc nhằn.

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 48) Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi rất quan tâm đến những nhu cầu cần thiết đời thường của mỗi cá nhân như ăn, ở, mặc… Ông quan niệm mỗi người nên được hưởng một cuộc sống đầy đủ, không nên thừa thãi. Ông chỉ mong muốn được đủ ăn, đủ mặc như một người bình thường nhất:

Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là.

(Ngôn chí thi - Bài số 3)

Áo mặc miễn là cho cật ấm, Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon.

(Bảo kính cảnh giới - Bài Huấn nam tử) Nguyễn Trãi quan niệm sống trên đời cần nhân đức, trong sạch, ông không coi trọng vật chất.Với ông, điều đáng quý và bền lâu hơn tất cả chính là đạo đức, tình nghĩa. Gia tài lớn nhất ông dành cho con cháu là “cái đức”:

Tích đức cho con hơn tích của, Đua lành cùng thế mựa đua khôn.

(Tự thán - Bài số 41)

Chớ lấy hại người làm ích kỉ, Hãy năng tích đức để cho con.

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 22) Ông khuyên mọi người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn phải giữ khí tiết, phẩm chất của mình, sống trong sạch, lương thiện:

Đói khó thì làm việc ngửa tay, Chớ làm sự lỗi quỷ thần hay.

Thấy lợi thì làm cho phải nghĩa, Mựa tây mặt khiến lẫn lòng đam.

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 46) Qua những lời khuyên nhẹ nhàng được rút ra từ kinh nghiệm sống của nhà thơ, cho ta thấy được vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi - một con người bình thường, sống tự nhiên, giản dị, nhân ái, chan hòa giữa cuộc đời.

Nguyễn Trãi viết những bài thơ trong Quốc âm thi tập chủ yếu vào khoảng thời gian cuối đời, khi nhà thơ bước vào tuổi “lão niên” - những năm tháng “cảnh đời

không thuận”. Chính vì vậy, ta thấy rất rõ khát vọng của Ức Trai về một thời trai trẻ

cùng cảm hứng xót xa, nuối tiếc. Qua tập thơ, nhà thơ đã dành cho tuổi trẻ nhiều vần thơ xúc động với những thông điệp đầy giá trị nhân bản.

Trong tập thơ, Nguyễn Trãi thể hiện tâm trạng tiếc nuối tuổi xuân.“Xuân” có nghĩa là mùa xuân:

Đông đà muộn lại sang xuân, Xuân muộn thì hè lại đổi lần.

(Thì lệnh môn - Thu nguyệt tuyệt cú)

Đông phong từ hẹn tin xuân đến, Đầm ấm nào hoa chẳng tốt tươi.

(Thì lệnh môn - Bài Xuân hoa tuyệt cú) Bên cạnh ý nghĩa là mùa xuân, từ “Xuân” còn có ý nghĩa tượng trưng cho tuổi trẻ. Trong thơ Nguyễn Trãi “xuân” thường gắn với cảm xúc xót xa, tiếc nuối.

Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm, Những lệ xuân qua tuổi tác thêm.

(Tích cảnh thi - Bài số 7)

Thấy cảnh lòng thơ càng vướng vít, Một phen tiếc cảnh một phen thương.

(Tích cảnh thi - Bài số 8)

Nguyễn Trãi đã bộc bạch nỗi lòng của mình, xót xa, nuối tiếc tuổi xuân và một thời tuổi trẻ, nhà thơ như muốn níu kéo mùa xuân trở lại:

Kiếp thiếu niên đi thương đến tuổi, Ốc dương hòa lại ngõ dừng chân.

Có lúc Nguyễn Trãi không dám bộc bạch nỗi lòng của mình, ở những bài thơ Nôm viết về mùa xuân, Nguyễn Trãi còn nói hộ tâm sự của bao người khác. Ông cảm thông sâu sắc và lên tiếng nói lên tâm trạng của người thiếu nữ đang tiếc nuối tuổi xuân, muốn níu giữ kéo lại những tháng ngày tươi đẹp nhất:

Diếp trúc còn khoe tiết cứng Rày liễu đã rủ tơ mềm.

Lầu hồng có khách cầm xuân ở, Cầm ngọc tay ai dắng hỏi thêm.

(Tích cảnh thi - Bài số 2) Nguyễn Trãi có cảm xúc xót xa, nuối tiếc tuổi xuân do ông nhận thức được thời gian một chiều, tuyến tính, thời gian một đi không trở lại. Khác với các nhà thơ trung đại khi quan niệm thời gian tuần hoàn, quay vòng, Nguyễn Trãi nhận ra sự trôi chảy chóng vánh của tuổi xuân, quy luật nghiệt ngã của thời gian, tạo hóa, từ đó là cơ sở hình thành tâm trạng nuối tiếc.

Nguyễn Trãi đã từng có thời trai trẻ lừng lẫy. Ở thời trai trẻ ấy, ông đã được sống, cống hiến hết mình cho nhân dân và đất nước, được thực hiện lý tưởng sống mà mình đã lựa chọn.Tuy vậy, thời trai trẻ đó đã trôi qua, khi chợt nhận ra thì ông đã già.Chính sự đối lập giữa thực tại và quá khứ càng khiến cho cảm hứng về tuổi xuân, tuổi trẻ của Nguyễn Trãi đậm phong vị xót xa, tiếc nuối.

Có lúc ông đã vẽ lên một bức tranh lao động mà chủ nhân là mình. Hình ảnh Nguyễn Trãi khi đi cày cuốc, cấy trồng với phong thái nhàn nhã hiện lên trong khung cảnh vừa hăng say lao động, vừa thường thức thiên nhiên:

Cày gióng tuyết ngâm đòi cảnh, Cuốc chơi xuân khắp mọi đồi.

(Ngôn chí - Bài số 12)

Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen

(Thuật hứng - Bài số 24)

Qua tìm hiểu, ta thấy được con người Nguyễn Trãi, một con người “trần thế

nhất trần gian”, hình ảnh Nguyễn Trãi con người đời thường biết tiếc nuối tuổi xuân

Nguyễn Trãi khuyên con phải biết lựa chọn cái hay cái tốt mà học, cần biết tránh những cái đen tối xấu xa. Nguyễn Trãi cũng khuyên con:

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp, Đen gần mực, đỏ gần son.

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 21) Khi viết về con, Nguyễn Trãi có những vần thơ khuyên con chớ nên lười biếng mà phải biết chăm lo nuôi sống bản thân.

Tay ai thì lại làm nuôi miệng, Làm biếng ngồi ăn lở núi non.

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 22) Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi khuyên con không nên sợ nghèo, ham giàu, chạy theo danh lợi, xu phụ người giàu sang. Ngoài ra, ông khuyên con nên sống có đạo đức, làm người phải biết phân biệt đúng sai, làm điều thiện, tránh điều ác, có khí tiết, không uốn mình theo thế thái, sống nhay thẳng, có hiếu, trung cần.

Tài đức thì cho lại có nhân, Tài thì kém đức một hai phần. Thờ cha, lấy thỏa làm phép, Rập chúa hằng ngay lẫn cần. Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách, Đem dân mựa nỡ mất lòng dân, Của chăng phải đạo, làm chi nữa, Muôn kiếp nào hề lụy đến thân.

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 57) Nguyễn Trãi dạy con cách sống ở đời là phải biết học những điều tốt đẹp từ sách vở, cuộc sống và tránh học cái xấu xa, đen tối.Trong mối quan hệ với người khác, Nguyễn Trãi khuyên con cần dò đoán thấy trước và giữ mình, vì lòng người hiểm sâu không sao biết hết được cho nên phải sống nhường nhịn, đúng mực…

Sự thế xá phòng khi được mất,

Lòng người tua đoán thuở mừng thương.

Qua chủ đề con người trần thế trong Quốc âm thi tập, độc giả nhận ra một bước tiến đáng kể của thơ Nôm Đường luật nói riêng, văn học trung đại nói chung. Tuy nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu thơ vẫn nằm trong khuôn khổ giáo huấn dù đó là những lời khuyên răn chân thành, giản dị được đúc kết bằng cả cuộc đời Ức Trai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)