Khắc họa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 48 - 57)

8. Đóng góp của đề tài

2.1.2. Khắc họa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

Không phải ngẫu nhiên mà cả hai tác giả Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi đều miêu tả thiên nhiên thông qua hình ảnh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Với mỗi mùa thơ Nôm Đường luật của hai tác giả đều có những vần thơ đầy cảm xúc. Bốn mùa - một vòng vận động theo quy luật vận động của tự nhiên và có sự thay đổi cùng với vòng quay của thời gian. Vịnh cảnh bốn mùa là một trong những đề tài phổ biến của thơ ca thời trung đại.Sự tuần hoàn của vũ trụ, vòng quay vô tận của thời gian, cảnh sắc thiên nhiên chuyển đổi muôn màu muôn vẻ thường gợi ra nhiều cảm xúc, tình cảm cho nhiều tâm hồn thơ. Từng mùa trong bức tranh thiên nhiên ấy lại có những gam màu khác nhau làm nên những bức tranh sinh động và hấp dẫn. Bức tranh thiên nhiên thông qua hình ảnh bốn mùa hiện lên vô cùng phong phú.

Mùa xuân vốn là một đối tượng thẩm mĩ của văn chương, với tư cách là thước đo của thời gian. Mùa xuân cây cối đâm chồi, nẩy lộc, sắc xuân tươi tắn, khí xuân ấm ấp, lòng người đắm say, hướng về sự sống, phồn thịnh, sự giao hòa của cảnh vật. Mùa xuân với ý nghĩa hiện thực, cụ thể chính là sự lặp lại chu kỳ thời gian và là sự khởi đầu cho một năm mới. Xưa nay, trong văn chương trung đại hay bị ám ảnh bởi quan niệm về thời gian tuần hoàn. Bước đi của thời gian mờ nhạt nên khó lòng nhận ra sự bừng thức của thi nhân trước khoảnh khắc đất trời chuyển giao: “Trăng bao nhiêu

tuổi trăng già/ Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non” (Khuyết danh). Thế nhưng, khi đọc

những sáng tác thơ Nôm đậm đà thi vị, ta mới thấy mùa xuân và ngày Tết vẫn có nhiều sắc thái khác nhau. Qua đó, chúng ta cảm nhận được cảm xúc, đồng điệu của tác giả trong thời khắc xuân sang.

Mùa xuân trong thơ Nguyễn Khuyến là bức tranh vừa chân thực vừa mang đậm phong cách làng quê, giàu hình ảnh hiện thực.Mùa xuân không đơn thuần là quy

luật tự nhiên, tác giả đã truyền thêm cho nó phần hồn, cái phần thể hiện được phong tục, tập quán, hội hè, rước xuân, mừng xuân… Mùa xuân hiện lên rõ nét qua khung cảnh nông thôn và phong tục của người dân quê ăn tết đón xuân. Nguyễn Khuyến tái hiện bức tranh xuân ngày giáp tết sống động, gần gũi, chân thực. Ông đã miêu tả tinh tế cái xao xác đượm buồn của phiên chợ Đồng ngày giáp tết, họp ngoài cánh đồng, trong những năm mất mùa, đói kém:

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng, Năm nay chợ họp có đông không?

(Chợ Đồng)

Trong bài thơ Khai bút âm thanh tiếng trống ẩm hơi mưa bụi cũng rất tinh tế:

Ình ịch đêm qua trống các làng Ai ai mà chẳng rước xuân sang

(Khai bút) Hình ảnh thơ lưu giữ một dáng vẻ khai bút của nhà thơ

Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén, Bút mới xô tay thử một hàng.

Cảnh sắc thiên nhiên thông qua hình ảnh bốn mùa cũng đã được Nguyễn Trãi miêu tả bằng những vần thơ đầy cảm xúc. Nếu như mùa xuân, xanh tươi màu cỏ cây, hoa lá; mùa hè rực rỡ ánh nắng chói chang với màu lựu đỏ rực; mùa thu lại khoác lên mình màu tàn úa của cỏ cây thì mùa đông lại đặc biệt với cái rét buốt giá. Trong Quốc

âm thi tập hình ảnh bốn mùa xuất hiện với tần suất lớn.Nguyễn Trãi có khi trực tiếp viết

về mùa, cũng có khi miêu tả thông qua bức tranh phong cảnh tuyệt mĩ.

Khi hoa đào, hoa mai nở thắm tươi trở thành dấu hiệu của một năm mới sắp tới, mùa xuân sắp sang:

Một đóa đào hoa khéo tốt tươi, Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười.

(Đào hoa thi - Bài số 1) Hay:

Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi Ưa mi vì tiết sạch hơn người

Trong thơ Nguyễn Trãi mùa xuân được cảm nhận như biểu tượng của vẻ đẹp hoàn chỉnh, toàn mỹ:

Đâu đâu cũng chịu lệnh Đông quân, Nào chốn nào chăng gió xuân. Huống lại vườn còn hoa trúc cũ, Chồi thức tốt lạ mười phân.

(Tích cảnh thi - Bài số 13) Ngọn gió mùa xuân hay vị chúa Đông quân đã đến, mang theo hơi thở ấm áp tới mọi miền. Mảnh vườn trở nên tươi xanh nhờ mầm non hoa lá.“Chồi thức tốt lạ mười phân” đã vượt lên, lấn át cá khô cằn, đơn lẻ, cô đơn của cành trúc mùa đông đã trở thành biểu tượng, hơi thở của mùa xuân. Cũng có khi, Nguyễn Trãi cảm nhận mùa xuân bằng hình ảnh cây chuối cụ thể gần gũi.

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm, Đầy buồng lạ mầu thâu đêm. Tình thư một bức phong còn kín, Gió nơi đâu gượng mở xem.

(Ba tiêu)

Nguyễn Trãi đã cảm nhận mùa xuân một cách mới lạ thông qua hình ảnh khóm chuối tươi tốt trong làn gió xuân. Nguyễn Trãi say mê nhập cuộc với mùa xuân, ông càng trân quý thời gian hiện tại. Ông đã cảm nhận được cả quá trình biến chuyển của sự sống:

Khí dương hòa há có tư ai, Năng một hoa này nhẫn mọi loài. Toan kể chỉn còn ba tháng nữa, Kịp xuân mựa để má đào phai.

(Đào hoa thi - Bài số 4)

Dường như hoa đào biết mùa xuân chỉ có ba tháng nên đã kịp đến và không để sắc màu của mình phôi pha trong thời gian tươi đẹp đó. Qua đó, người đọc cảm nhận được nỗi lo của Nguyễn Trãi về thời gian, hạnh phúc đang trôi qua, đối lập với mọi thái độ sống thờ ơ trước mùa xuân.

Ba xuân thì được chín mươi ngày, Sinh vật lòng trời chẳng tây. Rỉ bảo đông phong hời hợt ít, Thế tình chớ tiếc dửng dưng thay.

(Tích cảnh thi - Bài số 11)

Nhà thơ cảm thấy tiếc nuối, thương thay những người không biết tiếc nuối, trân trọng cái đẹp của mùa xuân - biểu tượng của sự sống. Qua sự cảm nhận mùa xuân của bản thân, tác giả nhận thấy rằng vẻ đẹp của mùa xuân vừa do thái độ con người nhưng nó đồng thời là cái đẹp khách quan, tự thân.

Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm, Những lệ xuân qua tuổi tác thêm. Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ, Một phen liễu rủ một phen mềm.

(Tích cảnh thi - Bài số 7)

Bên cạnh đó, mùa xuân trong thơ Nguyễn Trãi còn gắn liền với phẩm chất thẩm mỹ cao đẹp, có ý nghĩa thanh lọc tâm hồn con người. Tác giả đã lấy bông hoa mai nở giữa mùa xuân làm biểu tượng cho cốt cách thanh cao:

Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi, Ưa mày vì tiết sạch hơn người. Gác đông ắt đã từng làm khách, Há những Bô Tiên kết bạn chơi.

(Mai thi - Bài số 1)

Nguyễn Trãi thông qua hình ảnh hoa mai và những điển cố xưa, ông đã ngầm gửi gắm tâm sự riêng của mình. Bông mai kia đã từng có thời ở nơi “gác đông” - nơi cửa quan, mà nay phải về làm bạn với lão tiên Lâm Bô - một ẩn sĩ đời Tống, sớm hôm chỉ lấy việc trồng mai và nuôi hạc làm thú vui, bầu bạn. Hình tượng bông hoa mai giống như chính cuộc đời Nguyễn Trãi, ông đã từng nhiệt huyết, hào hứng, tin yêu và đến khi tuổi già phải lui về ẩn ở Côn Sơn, làm bạn với thiên nhiên, hoa lá… Mùa xuân trong thơ Nguyễn Trãi chứa đựng niềm khát khao tình yêu cuộc sống, mùa xuân đất nước, và mùa xuân tâm hồn con người.

Đề tài cảnh hè, mùa hè được nói nhiều trong thơ văn cổ dân tộc. Các nhà thơ trung đại đều có những bài thơ rất hay viết về mùa hè.

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

(Nguyễn Du)

Mùa hè rực rỡ thường được báo hiệu bởi những âm thanh rộn ràng trong khúc nhạc đồng quê: tiếng chim tu hú, tiếng sáo diều, tiếng ve, tiếng cười nói “lao xao” của khung cảnh đời thường. Nhưng bức tranh mùa hè của Nguyễn Khuyến lại là một bức tranh quê nhuốm màu buồn bã:

Tháng tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật oi ả, Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả Nỗi ấy ngỏ cùng ai, Cảnh này buồn cả dạ Biếng nhắp năm canh chầy Gà đã sớm giục giã.

(Than mùa hè)

Trong bốn mùa, mùa hè là mùa nóng nhất, ngột ngạt nhất. Nhưng mỗi mùa đều có những vẻ đẹp đặc trưng riêng, mùa xuân sao có được không khí như mùa hè hay mùa thu và ngược lại. Bởi vậy, mỗi mùa đều khiến cho mọi người cảm thấy thích thú.Mùa hè trong thơ Nguyễn Khuyến tuy có bứt rứt, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của nó.

Cá vượt khóm rau lên mặt nước, Bướm len lá trúc lượn rèm thưa Nhân hứng cũng vừa toan cất chén, Sấm đông rầm rập gió nồm qua

(Vịnh mùa hè)

Nguyễn Khuyến đã mang tới một mùa hè vừa nóng bức, vừa dịu ngọt, thân quen.Trời mùa hè lúc nào cũng oi bức, dễ làm cho người ta cảm thấy khó chịu nhưng bù lại mùa hẹ lại ngập tràn dàn nhạc của tiếng côn trùng mang đến một bản hòa xướng âm

thanh đặc trưng.Mùa hè là mùa của chăn tằm lấy tơ, mùa của những cánh đồng no đầy, chín mọng.

Tháng tư chơm chớm đã oi nồng, Chim hót lùm xanh tiếng lảnh trong. Con gái chăn tằm lo gió máy,

Người nhà phơi thóc chạy cơn giông.

(Ngắm chiều hè) Cả bầu trời hè tràn đầy ánh nắng như làm bừng lên cả sức sống mới căng đầy.Những hình ảnh đó được nhà thơ khắc họa một cách sinh động.

Lúa mới ngậm đồng, càng mập mạp, Tằm vừa đầy giấc, đã ngo ngoe. Được hôm trời hưởng, ngõ phên che, Lấp lánh trong mây, bóng ác lòe.

(Ngày hè, mới tạnh mưa) Bức tranh mùa hè trong thơ Nguyễn Khuyến cho ta cảm thấy sức nóng càng tăng thêm. Nhưng đằng sau đó là những hình ảnh dịu ngọt, đáng yêu, thân quen:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng, Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.

(Đến chơ nhà bác Đặng) Hình ảnh con trâu nằm nghỉ ở gốc tre trong buổi trưa hè quen thuộc và gần gũi với biết bao người Việt Nam. Hai câu thơ gợi ra cảnh một buổi trưa hè đặc trưng ở nông thôn Việt Nam.

Mùa hè trong thơ Nguyễn Trãi báo hiệu bằng tiếng ve kêu râm ran, hoa hòe nở rộ trên khắp đồng quê:

Vì ai cho cái đỗ quyên kêu,

Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu. Lại có hòe hoa chen bóng lục, Thức xuân một điểm não lòng nhau.

Hay:

Mộng lành nẩy nẩy bởi hòe trồng, Một phát xuân qua một phát trông. Có thuở ngày hè giương tán lục, Đùn đùn bóng rợp cửa tam công.

(Hòe)

Cảnh sắc mùa hè hiện ra trong thơ Nguyễn Trãi thật đẹp, đầy sức sống:

Rồi bóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên đìa đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 43) Mùa hè hiện ra với những chi tiết cụ thể, sinh động: tán hòe xanh thẫm che rợp, thạch lựu bên hiên nhà còn phun màu đỏ, sen hồng trong ao ngát mùi hương, tiếng lao xao vọng lại từ làng chài, tiếng ve như tiếng đàn vang dội lên. Bức tranh ngày hè cho thấy sức sống sinh sôi, rạo rực khắp muôn nơi.Sắc thái và cảnh vật trong bức tranh mùa hè cho thấy tâm trạng của tác giả phấn chấn trước vẻ đẹp của cuộc sống, nó đã phá vỡ cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần túy, qua đó bộc lộ niềm thiết tha lớn với cuộc đời.

Là thi sĩ của cảnh quê, các mùa của nông thôn, Nguyễn Khuyến đã làm nhiều bài thơ về ngày xuân, mùa hạ nhưng nổi tiếng nhất với ba bài tả cảnh mùa thu. Ba bài thơ Nôm hiện ra như một đối tượng tuyệt vời: “Dường như ba bài thơ này tập trung tất cả những gì kì diệu nhất của phong cảnh thiên nhiên, dường như tất cả hồn thơ của Nguyễn

Khuyến đã được kết tinh lại ở đây trong ba bức tranh này” [19, tr. 440]. Với cảnh thu,

một đề tài gợi cảm quen thuộc của thơ văn, thơ Nôm Nguyễn Khuyến đã thoát ra cái khuôn đúc sẵn của cổ thi mà từ xưa hầu hết các thi sĩ đều vướng phải. Nguyễn Khuyến là nhà thơ đầu tiên tái tạo mùa thu bằng chính màu sắc quê hương mình. Chùm ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm đã gợi được cái hồn, cái thần, cái tinh tế của cảnh vật mùa thu, là bức tranh đặc sắc về cảnh nông thôn nước ta, nhất là cảnh chiêm trũng

miền Bắc. Cảnh vật làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến đẹp và giàu hình ảnh, đó là những hình ảnh rất đặc trưng cho làng quê rất riêng và rất Việt Nam. Dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến nông thôn Việt Nam trở lên thật đẹp, chân thực với những hình ảnh rõ ràng, rất thực và chỉ có ở làng quê Việt Nam.

Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến hiện ra qua từng câu, từng chữ làm mê lòng người.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Vịnh mùa thu)

Nguyễn Khuyến đã vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu. Làm nền cho nét chấm phá là cả một bầu trời xanh ngắt - chỉ riêng mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam mới có. Nhà thơ dùng hình ảnh “cần trúc lơ phơ” để thể hiện sự dịu dàng, man mác của gió mùa đầu thu. “Cần trúc” là một hình ảnh rất quen, rất điển hình của làng quê Việt Nam, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. “Lơ phơ”, “hắt hiu”song hành trong một câu thơ đã tạo nên sự sâu lắng, quyện vào không gian đất trời thu, hơi thu, khí thu tạo nên một mùa thu rất Việt Nam.

Đến với mùa thu trong Thu điếu, ta cảm nhận được cái gì đó cũng nhỏ bé, cũng khẽ khàng:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

(Câu cá mùa thu) Nhà thơ khắc họa cảnh tượng mùa thu có chiếc lá vàng “sẽ đưa vèo”, tiết trời lạnh lạnh làm cho mọi vật dường như lười biếng bất động. Chiếc lá vàng nhẹ đưa, nó

là dấu hiệu của mùa thu vừa thoáng qua, nhưng tác giả đã cảm nhận được bằng sự rung cảm của tâm hồn. Nguyễn Khuyến mô tả mùa thu chủ yếu qua sự cảm nhận của chính bản thân mình ở quê hương mình. Hình ảnh một chiếc thuyền “” lại còn “tẻo teo”, hình ảnh thu nhỏ hết cỡ. Trong không gian đầy ao đầm của làng quê Nguyễn Khuyến, con thuyền cũng nhỏ bé, nhẹ nhàng trôi trên ao. “Gợn” vốn là một sự chuyển động nhẹ, rất nhỏ khó thấy, vậy mà Nguyễn Khuyến dùng “hơi gợn tí” khiến cho sự chuyển động của làn sóng như có như không. Xuất phát từ sự gắn bó và qua cảm nhận tinh tế, Nguyễn Khuyến đã thu vào trong thơ nét dịu dàng, vừa hữu hình vừa vô hình của nét thu Việt Nam.

Có thể nói, Nguyễn Khuyến là người có công đầu trong việc dân tộc hóa mùa thu Việt Nam. Chùm thơ thu của ông mang đậm hồn quê xứ xở. Cảnh nông thôn bình thường, thân mến với năm gian nhà đơn sơ nhưng vô cùng gần gũi.

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy, Độ dăm ba chén đã say nhè.

(Uống rượu mùa thu)

Bài thơ đã vượt khỏi khuôn sáo nghìn xưa của những bài vịnh cảnh, vịnh vật. Đã không còn những ước lệ văn hoa sang trọng như rèm châu, lầu ngọc, chén vàng… mà thay vào đó Nguyễn Khuyến sử dụng hình ảnh giản dị, hiện thực nhà cỏ thấp le

te, đóm lập lòe, phát phơ màu khói nhạt, bóng trăng loe. Nơi nhà thơ đang uống rượu

làm thơ chỉ là ngôi nhà nhỏ làm bằng cỏ đơn sơ được lợp bằng mái dạ thấp le te. Với Nguyễn Trãi mùa thu được báo hiệu bởi hình ảnh hoa cúc nở đưa hương ngào ngạt. Hoa cúc vàng khiêm nhường tô điểm cho bầu trời thu đầy sương mù và hơi gió lạnh.

Có mấy bầu sương nhụy mới đơm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 48 - 57)