Tấm lòng kiên trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 67 - 74)

8. Đóng góp của đề tài

2.2.3. Tấm lòng kiên trung

Với khao khát cống hiến không thành, ôm nỗi đau bất lực trước thời cuộc, cách duy nhất Nguyễn Khuyến có thể giữ gìn nhân cách lúc này là thể hiện tấm lòng kiên

Năm 1883, với hòa ước Harman, triều đình nhà Nguyễn đã đặt nước Nam dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. Khi đó triều đình đã cử Nguyễn Khuyến làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên với mục đích dùng danh tiếng của Nguyễn Khuyến để làm nao núng tinh thần các sĩ phu yêu nước. Ông đã đã chối từ bằng cách xin từ quan về quê vì đau mắt.Nguyễn Khuyến cương quyết không hợp tác với Pháp, quyết định rời bỏ triều đình về với dân. Nhưng sau đó, ông luôn cảm thấy day dứt, ông cảm thấy mình đã trốn tránh trách nhiệm, trước cảnh nước mất nhà tan mà ông lại rút lui, bất lực. Để rồi ông lại đem hành động từ quan của bản thân ra để tự chế giễu chính mình. Ông cho rằng mình đã chạy làng lúc đất nước điêu linh:

Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

(Tự thán)

Nguyễn Khuyến tự nhận ra vị trí bản thân mình, thực chất bọn vua quan chỉ là bù nhìn, giống như phường chèo. Vua chỉ là đấng bù nhìn, nói gì đến phận làm quan như ông:

Vua chèo còn chẳng ra gì

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề

(Lời vợ anh phường chèo) Nguyễn Khuyến chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, ông không đành nhìn đất nước rơi vào tay giặc, một khác ông không cam tâm ở lại triều đình để làm bù nhìn nên ông quyết định xin cáo quan về ở ẩn. Sau khi về ở ẩn, ông sống ở làng quê và xem quê hương là chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống bình dị của mình.Nguyễn Khuyến sống khiêm tốn, trong sạch, giữ tiết tháo, chan hòa với mọi người. Lời ca ngợi tiết tháo của người đàn bà đáng thương trong bài Mẹ mốc của Nguyễn Khuyến có cái gì đó giống như sự quyết tâm không làm tay sai cho giặc của nhà thơ.

Sạch như nước, trắng như ngà, trong như huyết Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ

Có thể nói, Nguyễn Khuyến lựa chọn lui về ở ẩn là cách mà nhà thơ chọn giữ phẩm tiết của mình, đồng thời thể hiện tấm lòng thiết tha yêu nước của ông.

Tâm sự ái ưu này trong thơ Nôm Đường luật không phải đến Nguyễn Khuyến mới được bộc lộ.Nỗi buồn đau bất lực trước thời cuộc của những người hết lòng vì nước vì dân đã in đậm trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Còn có một lòng âu việc nước, Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.

(Thuật hứng - Bài số 23) Ông ý thức được trách nhiệm của mình khi ơn vua chưa báo đáp được thì vẫn phải tiếp tục làm việc, cống hiến.

Nợ quân thân chưa báo được, Hài hoa còn bện dặm thanh vân

(Ngôn chí thi - Bài số 11) Hay:

Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng, Cật chưng hồ hải đặt chưa an.

(Tự thán - Bài số 2)

Nguyễn Trãi với tấm lòng khắc khoải hướng về nhân dân, ông luôn trăn trở, không thể dứt ra mà yên về ở ẩn, vui thú điền viên được. Ông là một người có trách nhiệm cao với dân, với nước nên khi không thể thực hiện được lí tưởng của mình, ông cảm thấy tự hổ thẹn trong lòng.

Từ ngày gặp hội phong vân, Bổ báo chưa hề đặng mỗ phân. Gánh khôn đương quyền tướng phủ, Lui ngõ được đất cho thần.

Ước bề trả ơn minh chúa, Hết khỏe phù đạo thánh nhân.

Quốc phú binh cường chăng có chước, Bằng tôi nào thửa ích chưng dân.

(Trần tình - Bài số 1)

Bản thân ông cảm thấy từ ngày gặp được minh chúa, ông chưa báo đáp được ơn vua, người không có kế sách gì giúp cho đất nước như ông thì nào có ích gì cho nhân dân.

Bằng ta sinh uổng có làm chi. Ơn vua luống nhiều phần đội, Việc nước nào ích mỗ bề.

(Tự thán - Bài số 30)

Dù ông gặp nhiều khổ lụy nhưng tấm lòng trung với vua của Nguyễn Trãi trước sau như một:

Những vì chúa thánh âu đời trị, Há kể thân hèn tiếc tuổi tàn.

(Tự thán - Bài số 2)

Quân thân chưa báo lòng canh cánh, Tình phụ cơm trời áo cha

(Ngôn chí thi - Bài số 7) Nguyễn Trãi tiếp thu quan điểm ái dân của Khổng Mạnh. Sự tiếp thu này được chứng minh bằng chính cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Riêng với thơ Nôm được sáng tác khi nhà thơ thất sủng, tư tưởng ái dân càng được bộc lộ rõ nét:

Gia sơn đường cách muôn dặm, Ưu ái lòng phiền nửa đêm

(Tự thuật - Bài số số 4)

Bui có một niềm ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông

(Thuật hứng - Bài số 5)

Nguyễn Trãi không thể sống để hưởng trọn chữ “nhàn” bởi ông không thể quên đi trách nhiệm của mình với “dân mọn xóm làng”, “dân đen, con đỏ”, “với

những kẻ đầu xanh”. Đây có thể coi là lý tưởng, mục đích cả đời Nguyễn Trãi theo

đuổi. Mặc dù Nguyễn Trãi kế thừa tư tưởng Khổng Mạnh nhưng bản chất tư tưởng nhân dân của ông mang tính nhất quán và tiến bộ hơn quan điểm nhân dân của Khổng Mạnh.

Khổng Tử, Mạnh Tử là những người chủ trương bảo vệ nền quân chủ và hết sức đề cao quân quyền. Khổng Tử thương dân nhưng đồng thời cũng rất coi thường nhân dân. Ông gọi nhân dân là kẻ tiểu nhân, quan niệm về kẻ tiểu nhân và mối quan

hệ giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử của Khổng Mạnh mang màu sắc phong kiến rõ nét.

Khổng Tử quan niệm: “Quân tử hiểu rõ ở đạo nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ ở điều lợi”; “Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái”; “Quân tử gặp lúc cố cùng giữ mình trong sạch, tiểu nhân lúc khốn thường làm bậy”

[28, tr. 52]… Qua đó cho thấy cái nhìn của Khổng Tử với người dân là thái độ coi thường, tình thương mang tính chất ban ơn, hạ cố.

Bản thân Nguyễn Trãi luôn tự nhủ: “Lòng hãy bền đạo Khổng môn”, nhưng chính ông cũng đã không ít lần thể hiện sự rạn nứt lý tưởng nhà Nho mà ông cả đời theo đuổi: “Thân ta bị cái mũ nhà Nho đánh lừa đã lâu” hay “đọc hết sách mà chẳng

thấy gì”. Điều đó thể hiện sự mâu thuẫn trong quá trình tiếp thu tư tưởng vừa cho

thấy những nhận thức thực tế mang tính chất dân chủ, tiến bộ của Nguyễn Trãi. Thực tiễn cuộc sống và chiến đấu đã cho Nguyễn Trãi cái nhìn sâu sắc và tiến bộ hơn về người dân trong xã hội.

Khi Nguyễn Trãi bị thất sủng, trở về quê hương, sống trong cảnh đói nghèo, tấm lòng ưu quốc ái dân thể hiện rõ nét:

Bui một tấm lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

(Thuật hứng - Bài số 5)

Nguyễn Trãi hướng về dân với một niềm trân trọng và thành kính xuất phát từ tận đáy lòng.Nguyễn Trãi tự cho mình là kẻ phải đền ơn dân chúng. Khi là trọng thần hưởng lộc vua ban, Nguyễn Trãi không ơn vua mà ơn những người dân đã vất vả làm ra lộc để mình hưởng thụ:

Ăn lộc đều ơn kẻ cấy cày.

(Bảo kính cảnh giới -Bài số 19)

Biết ơn một người trên mình đã khó, biết ơn một kẻ dưới mình thì lịch sử chưa có xưa nay. Nếu đúng theo quan niệm Nho gia thì Nguyễn Trãi là cha mẹ dân, cha mẹ mà lại đền ơn con cái thì rất hiếm. Vì sự trái ngược đó mà“Ăn lộc đền ơn kẻ cấy

cầy” được đánh giá là câu thơ vượt ra khỏi mọi phạm trù của tư tưởng Nho giáo, là

tư tưởng thân dân trong thế kỉ XV. Tư tưởng tiến bộ này trước Nguyễn Trãi chưa từng có, sau Nguyễn Trãi vài thế kỉ cũng không thấy ai. Với câu thơ này, Nguyễn Trãi chính thức đưa người dân lên một địa vị mới - vị trí làm chủ của xã hội. Thái độ của Nguyễn Trãi cho thấy ông tin tưởng vào khả năng và sức mạnh của nhân dân đồng thời trong tận tâm ông có sư trân trọng, thành kính đối với họ. Giới hạn nhận thức của thời đại không cho phép Nguyễn Trãi đưa dân chúng đứng lên dành quyền làm chủ như người cộng sản trong xã hội chủ nghĩa. Song những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi đã khẳng định tầm nhìn sâu rộng của ông về xã hội dân chủ trong tương lai. Như vậy, tư tưởng nhân dân của Nguyễn Trãi mang tính chất dân chủ. Nguyễn Trãi luôn dành tình yêu và niềm tin sâu sắc dành cho nhân dân. Sự phá vỡ ý niệm thơ ngôn chí qua chủ đề ưu quốc ái dân đã cho thấy những quan niệm mới mẻ của Nguyễn Trãi trong sự tiếp thu ý niệm truyền thống của thơ Đường luật.

Tương tự tâm tình của Nguyễn Khuyếnkhi Nguyễn Trãi bị thất sủng, trở về quê hương, sống trong cảnh đói nghèo, tấm lòng ưu quốc thể hiện rõ nét qua các tác phẩm khẳng định tấm lòng kiên trung của bậc đại nho.

* Tiểu kết chương 2:

Ở chương 2, chúng tôi tìm hiểu những chủ đề mang tính truyền thống trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đó là chủ đề thiên nhiên chủ đề ưu quốc ái dân.

Thơ ca trung đại xuất hiện hình ảnh thiên nhiên từ rất sớm, họ xem đây là đối tượng thẩm mĩ chính trong sáng tác của mình. Sự xuất hiện của thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật chứng tỏ thiên nhiên là chủ đề vĩnh cửu thể hiện những tâm sự, đặc biệt là sự u buồn, có thể làm dịu bớt những nỗi buồn. Các hình ảnh thiên nhiên gợi ra bản chất, thần thái của cảnh vật, đồng thời ẩn chứa hình bóng con người với những nỗi niềm, tâm tư, tình cảm.Trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thiên nhiên chuyên chở nỗi niềm tâm trạng.

Thiên nhiên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có sự thay đổi, cách tân theo hướng dân chủ hóa, khi mà tác giả tác giả lấy những cái bình dị, đời thường trở thành đối tượng của cái đẹp. Đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, ông đã phát triển những

yếu tố đời thường xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi, tạo thành bức tranh thiên nhiên, cảnh vật có màu sắc, dấu ấn riêng.

Nếu như tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi là thương dân, căm thù giặc, cầm vũ khí để đánh giặc thì đến Nguyễn Khuyến, đứng trước nỗi đau mất nước ông vẫn hướng tấm lòng về dân, thương dân, ghét bọn xâm lược, phi nghĩa, yên vui cảnh nghèo.

Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đều là những nhà thơ, anh hùng dân tộc mà thơ văn cũng như cuộc đời luôn gắn liền với sự nghiệp cứu dân cứu nước. Cả cuộc đời mình, hai ông chỉ mong góp sức để nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc.Đó là phương châm sống, lí tưởng mà hai tác giả lựa chọn và suốt đời phấn đấu thực hiện.

Chương 3

NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH THỜI ĐẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG TƯƠNG QUAN

VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (Trang 67 - 74)