Vai trò, ý nghĩa của sách giáo khoa Lịch sử nói chung, cấu trúc bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất cấu trúc bài học cho sgk lịch sử lớp 7 ở việt nam trên cơ sở nghiên cứu sgk lịch sử của australia​ (Trang 30 - 33)

học trong sách giáo khoa nói riêng

1.1.3.1. Đối với học sinh

SGK nói chung và SGK Lịch sử nói riêng được coi là một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, phản ánh và vận dụng những thành tựu của Khoa học giáo dục. SGK giải quyết tốt nhất việc cung cấp những sự kiện, hiện tượng lịch sử cơ bản, chính xác, khoa học và trình bày theo ý tưởng sư phạm tối ưu. Như vậy, SGK được coi như phương tiện học tập chủ yếu đối với HS, cũng có thể nói đó là người bạn đồng hành không thể thiếu khi cắp sách đến trường. SGK có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của HS.

Về kiến thức, SGK Lịch sử cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống trong suốt các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội loài người. Không chỉ đảm bảo về kiến thức, SGK còn có ý nghĩa quan trọng trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Về phát triển năng lực, kỹ năng SGK nói chung và SGK Lịch sử nói riêng là tài liệu quan trọng góp phần hình thành những kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt trong môn Lịch sử: năng lực tự học, năng lực nhận diện và hiểu tư liệu lịch sử, năng lực tái hiện và trình bày lịch sử, năng lực giải thích lịch sử, năng lực đánh giá; năng lực vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn,... SGK không chỉ cung cấp kiến thức mới mà còn tạo điều kiện trong tiến hành kiểm tra, đánh giá.

Về giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ, SGK đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức, nhân cách vì suy cho cùng nhân cách con người vẫn là vấn đề cơ bản, cốt lõi của lí luận và thực tiễn giáo dục. Từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử để bồi dưỡng phẩm chất và hình thành nhân cách HS trong đời sống xã hội. Từ nhận thức về khoa học sẽ nâng cao lòng yêu nước, ý thức tự hào, giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia, dân tộc trên thế giới,..

1.1.3.2. Đối với giáo viên

- SGK là tài liệu hỗ trợ nội dung giảng dạy: SGK cung cấp khá đầy đủ những kiến thức cơ bản, hiện đại và có hệ thống. GV có thể sử dụng trong việc chuẩn bị và tiến hành giảng dạy.

- SGK là tài liệu định hướng phương pháp giảng dạy.

SGK với cấu tạo chương - bài - đề mục rõ ràng, bên cạnh bài viết là phần cơ chế sư phạm bao gồm kênh hình, hệ thống câu hỏi,.. GV có thể dựa vào phần cơ chế sư phạm để thiết kế phương án tổ chức các hoạt động sư phạm trên lớp, hướng dẫn HS khai thác SGK tìm tòi, ôn tập kiến thức. Trong kiểm tra đánh giá, SGK là nguồn thông tin chuẩn mực để GV khai thác, thiết kế nội dung kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS.

Tuy nhiên nội dung SGK thường không bắt kịp được những nghiên cứu mới nhất của khoa học Lịch sử do đó người GV thường xuyên phải tham khảo, tiếp cận những kiến thức mới để nâng cao trình độ khoa học của mình và làm cho bài giảng đảm bảo tính sâu sắc, hiện đại. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả dạy học và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng.

Như vậy, SGK bao gồm nhiều chức năng khác nhau, khi nằm trong tay HS SGK sẽ có những chức năng khác biệt so với nằm trong tay GV. Đối với HS, SGK không chỉ có chức năng cung cấp kiến thức mà còn có giúp phát triển kĩ năng; ôn tập trong kiểm tra, đánh giá. Đối với GV, SGK là công cụ hỗ trợ nội dung giảng dạy đồng thời định hướng phương pháp giảng dạy trong quá trình dạy học.

1.1.3.3. Yêu cầu đổi mới về cấu trúc bài học SGK Lịch sử 7

Chương trình và SGK có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới chất lượng giáo dục các môn học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng. SGK với kiến thức nặng nề, khô khan sẽ không kích thích được niềm đam mê học tập đối với học sinh. Ngược lại, một cuốn SGK Lịch sử ngắn gọn hấp dẫn sẽ kích thích sự

tìm tòi học hỏi từ HS. Từ thực tiễn dạy học ở trường THCS chúng ta có thể thấy SGK Lịch sử hiện hành có những ưu điểm và hạn chế sau:

*Ưu điểm

 SGK Lịch sử hiện hành bám sát mục tiêu chương trình, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình bộ môn Lịch sử.

 SGK Lịch sử có nội dung kiến thức chuẩn, có những cập nhật về thành tựu mới của Khoa học Lịch sử: ví dụ: Lịch sử Champa và các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

 Nội dung SGK đảm bảo tính khoa học, vừa sức đối với đối tượng HS

 Kênh hình mặc dù số lượng không nhiều nhưng tương đối rõ ràng, có tác dụng tích cực hỗ trợ quá trình dạy và học của GV và HS

* Hạn chế:

Thứ nhất, SGK Lịch sử hiện hành mang đậm tính chất “cổ điển” khi trình bày một khối lượng dày đặc kiến thức trong 3 - 4 trang giấy. Đồng thời GV phải truyền đạt hết khối lượng kiến thức đó, gây ra hiện tượng quá tải, kiến thức nặng nề và tình trạng nhàm chán cho người học.

Thứ hai, chưa có sự cân đối giữa Lịch sử Thế giới và Lịch sử Việt Nam, chưa có sự cân bằng trong các lĩnh vực cần khai thác: chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật,... Nội dung chính trị, quân sự thường chiếm nhiều thời lượng.

Thứ ba, kiến thức trong SGK vừa thừa vừa thiếu, thừa là những nội dung mang tính hàn lâm, nội dung mang tính chất chung chung chưa khai thác chiều sâu của vấn đề, thiếu là chưa truyền tải được một số nội dung cơ bản, chưa phản ánh được nhiều thành tựu của khoa học Lịch sử ví dụ vấn đề đảo Hoàng Sa- Trường Sa… Thông thường, kiến thức Lịch sử chưa gắn với những vấn đề của đời sống thực tiễn, làm cho Lịch sử trở nên xa cách với con người.

Thứ tư, chưa có sự cân đối giữa kiến thức lí thuyết và thực hành. Giáo dục về bản chất là dạy và học cách giải quyết vấn đề. Thế nhưng, SGK Lịch sử

hiện hành nặng về truyền đạt kiến thức, chưa đưa ra nhiều bài tập dự án thực hành, HS chưa được tích cực chủ động “giải quyết các vấn đề”.

Thứ năm, Lịch sử là thứ cụ thể, sinh động, hấp dẫn, không thể tái hiện và quan sát như những bộ môn khoa học khác. Do đó nguồn tư liệu, tài liệu lịch sử rất quan trọng. Đáng tiếc, SGK Lịch sử hiện hành chưa khai thác nhiều nguồn tư liệu, tài liệu, tranh ảnh để làm nổi bật nên sự sinh động, hấp dẫn ấy. Mọi sự kiện, hiện tượng đều gắn với những nhân vật tiêu biểu, dù là nhân vật chính diện hay phản diện đều mang tính cách, phẩm chất, đóng góp riêng, nhưng SGK đã không tạo được những biểu tượng sâu sắc về nhân vật lịch sử.

Thứ sáu, SGK không chỉ hạn chế về mặt nội dung mà còn hạn chế về mặt hình thức. Bố cục, cách trình bày trong một bài học chưa bắt mắt. Nhiều bài học trình bày kiến thức dàn trải, chủ yếu mang tính thống kê sự kiện. SGK với hai màu đen trắng chưa thể hiện nhiều tính thẩm mĩ. Số lượng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh còn hạn chế so với phần “kênh chữ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất cấu trúc bài học cho sgk lịch sử lớp 7 ở việt nam trên cơ sở nghiên cứu sgk lịch sử của australia​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)