Cấu trúc phần cơ chế sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất cấu trúc bài học cho sgk lịch sử lớp 7 ở việt nam trên cơ sở nghiên cứu sgk lịch sử của australia​ (Trang 66 - 82)

Nếu không có tài liệu tham khảo SGK chỉ đơn thuần là hệ thống bài viết không có sự tương tác giữa người học với SGK. Do đó việc đề xuất các thành phần trong cơ chế sư phạm đóng vai trò quan trọng giúp SGK chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động”.

Thứ nhất, phần minh họa trực quan

Trong dạy học Lịch sử phần minh họa trực quan: tranh, ảnh, bảng, biểu, sơ đồ, lược đồ… góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện lịch sử, tránh tình trạng “hiện đại hóa” Lịch sử. Thông tin mà lưu giữ lâu trong trí nhớ là hình ảnh mà chúng ta thu được bằng trực quan. Do đó, phần trực quan trong SGK cần đa dạng, phong phú và phù hợp với nội dung bài học.

Trong chương trình SGK Lịch sử 7 hiện hành, bài 2 “Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản” có tổng cộng 3 kênh hình: Hình 3. Tàu Ca-ra-ven; Hình 4. C.Cô-lôm-bô (1451-1506); Hình 5. Những cuộc phát kiến địa lí.

Trong bài học đề xuất chúng tôi sẽ sử dụng kênh hình gồm: Hình ảnh “Con đường tơ lụa”; Bản đồ “quần đảo gia vị”; Hình ảnh “La bàn”, Hình ảnh “tàu Caravel”, Bản đồ “các cuộc phát kiến địa lí”; Hình ảnh Columbus; Hình ảnh Magellan; Hình ảnh “Tàu chở nô lệ”; Lược đồ “Sự trao đổi Columbus”.

Với hình ảnh Đài tưởng niệm Magellan ở Cebu - Philippines, chúng tôi lựa chọn hình ảnh này làm hình ảnh đại diện ở đầu bài học nhằm định hướng bài học, kích thích sự tò mò khám phá của HS. HS có thể tự đặt ra nhiều câu hỏi khi quan sát hình ảnh chủ đề như: “Đài tưởng niệm được xây dựng khi nào?” “Do ai xây dựng?”, “Tại sao đài tưởng niệm Magellan lại được xây dựng ở Philippin?” và trong quá trình đi khám phá kiến thức bài học, từng câu hỏi sẽ lần lượt được giải đáp. Hình ảnh mở đầu không chỉ định hướng vào nội dung cuộc hành trình của Magellan mà còn nhấn mạnh sự gian khó, nguy hiểm khi các nhà thám hiểm khám phá các vùng đất xa xôi, họ phải đánh đổi thậm chí cả mạng sống của mình, Magellan bị giết chết trong một cuộc giao tranh với bộ lạc trên Đảo Mactan - Cebu - Philippines.

Sơ đồ niên biểu thời gian: “Từ các cuộc khám phá đến các cuộc phát kiến lớn về địa lí”, không chỉ sơ đồ hóa những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu theo trình tự thời gian, sơ đồ bắt đầu từ chuyến đi khám phá những vùng đất mới của Huyền Trang, Marco Polo, Ibn Batuta, Trịnh Hòa giúp HS có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn, các nhà thám hiểm đã tiến hành nhiều chuyến đi đến những vùng đất xa xôi trên Trái đất ngay từ thời Trung cổ, và đó là tiền đề quan trọng cho các cuộc phát kiến địa lí sau này.

Sơ đồ “Từ các cuộc khám phá đến các cuộc phát kiến lớn về địa lý”

Hình ảnh “Con đường tơ lụa” thể hiện con đường buôn bán truyền thống nối liền châu Âu và châu Á, bắt đầu từ Trung Quốc đến tận Châu Âu, đến thế kỉ thứ XV con đường này trở nên bế tắc khi phần lớn nằm trong sự kiểm soát của người Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng, buộc châu Âu phải tiến hành các cuộc phát kiến địa lí nhằm tìm ra con đường thông thương mới.

Bản đồ “Con đường tơ lụa” (nguồn: Migolatravel.com)

Hình ảnh “Quần đảo gia vị”, hình ảnh này sử dụng kết hợp với câu hỏi nhằm khắc họa một hình ảnh Châu Á giàu có trù phú với nguồn gia vị, hương liệu phong phú như quế, hồi, hạt tiêu… và là niềm ao ước của thế giới Phương Tây. Thậm chí quần đảo Maluku trù phú nay thuộc Indonexia được nhắc tới trên bản đồ với tên gọi “Quần đảo gia vị” - “Spice Island”.

Hình ảnh tàu Caravel: Loại tàu vượt đại dương do người Bồ Đào Nha chế tạo. Kênh hình chú thích những bộ phận đặc biệt tiên tiến của tàu Caravel có khả năng thực hiện những chuyến đi dài ngày trên đại dương mênh mông.

Hình ảnh “Loại tàu Caravel”

Hình ảnh La bàn: một công cụ điều hướng bằng kim từ tính, thường thể hiện 4 hoặc 8 hướng, là công cụ được các thủy thủ sử dụng trong các cuộc phát kiến địa lí.

Hình ảnh bóng đèn đội mũ cử nhân, bên dưới là tập sách vở cho mục hoạt động. Chúng tôi muốn nhấn mạnh Lịch sử phải đi liền với tư liệu, sau khi nghiên cứu và khai thác nguồn tư liệu HS cần phát huy tính sáng tạo để giải quyết các vấn đề, hoàn thành những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Đối với HS lớp 7, hình ảnh này sẽ thu hút sự chú ý của các em, tạo cảm giác thoải mái hoàn thành các nhiệm vụ bài học.

Lược đồ “Những cuộc phát kiến địa lí” với chú thích rõ ràng, thể hiện một cách khái quát hành trình của 4 cuộc phát kiến địa lí lớn. Lược đồ này giúp HS dễ dàng nắm bắt hành trình của đoàn thám hiểm: họ xuất phát từ đâu, họ đi theo hướng nào, điểm dừng của họ, những vùng đất nào được khám phá,... Thay

vì học thuộc lòng, các em có thể dễ dàng đúc kết kiến thức qua việc quan sát tiến trình trên lược đồ.

Hình ảnh Columbus kết hợp với nguồn tư liệu tóm tắt những nét cơ bản về ông. Đây là một trong những nhân vật quan trọng, cuộc phát kiến của ông đã đem đến nhiều tác động cho lịch sử loài người. GV có thể sử dụng hình ảnh hướng dẫn HS thiết kế thẻ nhớ nhân vật trong hoạt động tìm hiểu kiến thức mới hoặc kiểm tra đánh giá.

Hình ảnh Magellan kết hợp với phần tư liệu về chuyến hành trình hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất để đánh giá về những khó khăn, gian lao của các nhà thám hiểm khi bước vào hành trình khám phá những con đường mới.

Hình ảnh “Tàu buôn nô lệ” kết hợp với câu hỏi, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tác động tiêu cực mà các cuộc phát kiến địa lí đem lại. Hình ảnh người nô lệ bị nhét trong những hầm tàu tối om, chật chội, bị xem như những món hàng hóa buôn bán trao đổi. Đồng thời giúp giáo dục tư tưởng, lòng nhân đạo trong mỗi HS.

Lược đồ “Sự trao đổi Columbus” sau chuyến đi của Columbus, hệ thống sinh học: động, thực vật được trao đổi giữa Tân Thế giới và Cựu Thế giới, đem đến sự đa dạng phong phú trong hệ thống sinh học nhưng đó cũng là nguyên nhân gây lây lan bệnh dịch. Nhiều sản phẩm trước đây chưa hề được biết đến ở châu Âu nay cũng gia nhập vào sự lưu thông hàng hóa: cacao, thuốc lá, khoai tây,... thương nghiệp cũng được mở rộng ra phạm vi quốc tế.

Lược đồ: “Sự trao đổi Columbus” (Khanacademy.org)

Thứ hai, hệ thống tư liệu tham khảo

“Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Các tài liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà HS cần thu nhận. Sử dụng tài liệu tham khảo giúp HS có thêm cơ sở để hiểu bản chất các sự kiện, bài học lịch sử… là tài liệu để HS hiểu rõ hơn SGK, góp phần nâng cao chất lượng dạy học” [4; tr.84]

Để khắc họa những nội dung quan trọng của bài học, đồng thời phát triển năng lực nghiên cứu tư liệu của HS, chúng tôi bổ sung nhiều nguồn tài liệu tham khảo hướng người học vào việc phân tích, tự tìm kiếm tri thức kết hợp với hệ thống câu hỏi gợi mở. Trong chủ đề này chúng tôi bổ sung những nguồn

tư liệu khác nhau, tạo điểm nhấn khác với bài viết, câu hỏi và bài tập. Cụ thể như sau:

Chúng tôi tiến hành bổ sung nhiều tư liệu tham khảo, dưới hai hình thức. Một là thể hiện trong mục “Em có biết?”, mục này được đóng khung, hình thức khác biệt với các phần còn lại. Hai là tư liệu tham khảo được đề xuất khai thác nội dung kiến thức trong bài học, được trình bày chữ đỏ, nền hồng, được gọi tên bằng tư liệu số 1, tư liệu số 2,... một cách rõ ràng. Đối với mục “Em có biết?” mục đích nhằm cung cấp những thông tin thú vị và ngắn gọn xoay quanh chủ đề bài học, đồng thời kích thích sự tò mò và thích thú của HS. Cụ thể như sau:

“Trước khi các cuộc phát kiến lớn về địa lí diễn ra, một số nhà thám hiểm dũng cảm đã tiến hành những chuyến đi đáng khâm phục tới các vùng đất xa xôi trên trái đất. Đây là tiền đề quan trọng cho các cuộc phát kiến địa lí sau này.” Phần tư liệu này kết hợp với sơ đồ “Từ các cuộc khám phá đến những cuộc phát kiến lớn về địa lí” sẽ giúp HS có cái nhìn khái quát về những chuyến thám hiểm trên thế giới, đã được tiến hành từ thời Trung cổ: những nhân vật châu Á tìm đường đến với châu Âu, và những nhân vật châu Âu tìm nhiều con đường sang châu Á, sự hiểu biết về thế giới còn chưa nhiều. Những cuộc khám phá này chưa đem lại nhiều tác động mạnh mẽ đối với thế giới.

“Em có biết: 3 con tàu: La Pinta, La Nina và Santa Maria đều được thiết kế theo kiểu tàu Caravel.” Hành trình của Columbus gồm 90 người đi trên ba con tàu: La Pinta, La Nina, Santa Maria rời cảng Palot đi về đảo Cana sau đó đi về phía Tây trên Đại Tây Dương. Ba con tàu với tên gọi khác nhau nhưng cùng được thiết kế theo kiểu tàu Caravel - loại tàu vượt đại dương với những đặc điểm vượt trội lúc bấy giờ.

“Trước thời Trung cổ, người châu Âu, kể cả các quý tộc và hoàng thân ăn uống rất đơn giản với những món ăn đoảng vị” Nguồn: Lịch sử thế giới trung đại.

Tầng lớp quý tộc và hoàng thân châu Âu mặc dù sống trong sự sa hoa, giàu có nhưng đời sống ẩm thực thời Trung cổ vẫn còn rất nghèo nàn. Sau cuộc thám hiểm của Columbus một thế giới sinh học phong phú được mở ra, nguồn lương thực, thực phẩm phong phú khác xa thời Trung cổ.

“Khoảng 50 năm đầu khi đến châu Âu, cà chua chỉ được trồng trong các khu vườn hay các giường hoa, đôi khi được miêu tả trong các tác phẩm nghệ thuật. Cà chua vẫn là loài cây kì lạ được trồng làm cảnh, hiếm khi được sử dụng cho ẩm thực.” Nguồn: A History of the Tomato in Italy Pomodo, David Gentilcore.

Cà chua, một loại rau củ rất đỗi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có thể dễ dàng bắt gặp những món ăn chế biến từ cà chua. Thế nhưng, trong quá khứ, vào khoảng thế kỷ XVI khi cà chua bắt đầu đến châu Âu nó được trồng làm cảnh, trong các khu vườn xinh đẹp hay trong các tác phẩm nghệ thuật, để người ta chiêm ngưỡng và thưởng thức vẻ đẹp của nó. Thông tin thú vị này giúp kích thích sự tò mò của HS, vậy cà chua có xuất xứ từ đâu và tác động nào đưa nó phổ biến ra toàn thế giới.

Trong mục I, với mục đích tìm hiểu động lực và điều kiện tiến hành các cuộc phát kiến địa lí chúng tôi sử dụng 3 tư liệu tham khảo. Phần tư liệu tham khảo cụ thể như sau:

Tư liệu 1: (tư liệu hình ảnh) “Con đường tơ lụa” Tư liệu 2:

- “Ở Trung Quốc và Ấn Độ khắp mặt đất đều là vàng, còn các hương

liệu thì ngoài đồng nội đâu đâu cũng có” (Du ký Marco Polo)

- “Vàng là tất cả, ai chiếm được vàng có thể làm được tất cả những gì

người ta mong muốn, có thể đưa linh hồn người ta lên thiên đường.” (Những chuyện kỳ lạ- Marco Polo)

Đối với tư liệu 1 và 2, thể hiện mục đích kinh tế khi tiến hành các cuộc phát kiến địa lí. Trong con mắt của người châu Âu, châu Á hiện lên giàu có và trù phú, người Châu Âu khao khát vàng bạc và của cải của Phương Đông.

Tư liệu 3:

“Nhà thiên văn học người Ý, Toscanelli quan niệm trái đất “hình cầu”, đối lập với quan niệm của kinh Cựu ước cho rằng trái đất “hình đĩa”. Ông dự đoán rằng đi về phía tây cũng có thể đến được châu Á. Ông đã lập một bản đồ thế giới, trong đó Ấn Độ ở bên kia Đại Tây Dương, còn bờ bên này là châu Âu.”

Tư liệu này thể hiện quan niệm của người đương thời về hình dạng của Trái đất, đã có nhiều người tin rằng “Trái đất hình cầu” đi về phía Tây sẽ tới được châu Á, nhưng họ chưa biết rằng “chắn ngang” còn có lục địa châu Mĩ - nơi người châu Âu chưa bao giờ khám phá.

Trong mục II, những cuộc phát kiến địa lí lớn, không chỉ liệt kê những cuộc phát kiến tiêu biểu mà còn cung cấp tư liệu tham khảo về những nhân vật lịch sử quan trọng như Columbus và Magellan cụ thể như sau:

Columbus: sinh ra tại Genova (Italia) vào năm 1451. Thuở thiếu niên, ông đã lênh đênh trên biển dài ngày, học cách lập bản đồ và chèo thuyền. Những cuốn sách nổi tiếng của Marco Polo đã truyền cho ông một tình yêu khám phá. Ông đã đến Bồ Đào Nha, Anh, Pháp xin tài trợ nhưng đều bị từ chối. Sau 7 năm cố gắng ông đã nhận được sự bảo trợ của vua và Nữ hoàng Tây Ban Nha.

Magellan: “Năm 1519, Magellan chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ khởi hành từ Tây Ban Nha. Vượt Đại Tây Dương, ông cho đoàn đi dọc bờ biển Nam Mĩ phát hiện eo biển dẫn tới đại dương mênh mông, ông đặt tên là Thái Bình Dương. Thái Bình Dương đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt. Đoạn đường

từ đó nhiều đảo hơn, nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một lần giao tranh với dân đảo Mactan, Magellan phải bỏ mình. Những thủy thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một thuyền với mười tám thủy thủ trở về Tây Ban Nha.”

(Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái dịch)

Con người làm nên Lịch sử, do đó việc cung cấp các tư liệu về nhân vật Lịch sử dù là chính diện hay phản diện đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức của HS, khéo léo tạo biểu tượng về các nhân vật Lịch sử. Qua đoạn tư liệu 4, Columbus hiện lên là một người kiên trì với lựa chọn của mình, gan dạ và luôn sẵn sàng chinh phục, sau một thời gian dài ông đã nhận được sự viện trợ và những thành quả xứng đáng. Đối với hành trình của Magellan, cuộc hành trình vượt đại dương hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: thủy thủ nổi loạn, cạn kiệt lương thực, năm con tàu ra đi chỉ có một quay trở về, số thương vong lớn, vì khát vọng chinh phục họ phải đánh đổi cả mạng sống nơi đất khách quê người. Một hành trình vòng quanh trái đất đầu tiên được hoàn thành, trước đây có nhiều quan niệm khác nhau về hình dạng của Trái đất, nhưng sau cuộc hành trình của Magellan người ta chỉ còn một quan niệm duy nhất đó là Trái đất hình cầu.

Trong mục III, chúng tôi tập trung phân tích những hệ quả tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí.

Tư liệu: “Người Châu Âu buộc người Indian bản địa phải làm việc trong các trang trại và hầm mỏ. Chế độ lao động khắc nghiệt và bệnh dịch đã giết chết hầu hết người bản địa. Vào những năm 1600, số người bản địa một số nơi đã giảm đến hơn 80%. Vì vậy người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bắt đầu đưa người từ Tây Phi sang làm nô lệ.” (American history: Slavery in the American

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất cấu trúc bài học cho sgk lịch sử lớp 7 ở việt nam trên cơ sở nghiên cứu sgk lịch sử của australia​ (Trang 66 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)