Vị trí, nội dung, mục tiêu của chủ đề “Phát kiến địa lí”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất cấu trúc bài học cho sgk lịch sử lớp 7 ở việt nam trên cơ sở nghiên cứu sgk lịch sử của australia​ (Trang 60 - 62)

* Vị trí:

Theo chương trình môn Lịch sử 7 hiện hành, phần “Những cuộc phát kiến lớn về địa lí” là một nội dung trọng tâm trong bài 2: “Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu”, thuộc phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại, theo phân phối chương trình thì được dạy trong 1 tiết.

Theo chương trình môn Lịch sử ở trường THCS mới được ban hành thực hiện từ sau năm 2018, nội dung kiến thức về “Các cuộc phát kiến địa lí” xuất hiện 2 lần: lần 1, đây là nội dung nhỏ nằm trong phần kiến thức lớn: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI, cùng với 4 nội dung: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu; Văn hóa Phục hưng, Cải cách tôn giáo; Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại. Lần thứ 2, là một trong hai chủ đề chung có thời lượng dự kiến là 3 tiết... Trong phạm vi khóa luận, dựa trên kinh nghiệm của Australia và yêu cầu của

chương trình môn học mới, chúng tôi xây dựng nội dung kiến thức này dưới dạng một chủ đề riêng biệt.

Theo yêu cầu của Chương trình môn Lịch sử [23] chủ đề chung Phát kiến địa lí cần thực hiện được 3 nội dung lớn sau: Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí; Một số cuộc đại phát kiến địa lí; Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí với tiến trình lịch sử. Các yêu cầu cần đạt cụ thể như sau: Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí; mô tả các cuộc phát kiến địa lí: Christopher Colombus tìm ra châu Mỹ (1492- 1502), cuộc thám hiểm của Ferdinand Magellan vòng quanh Trái đất (1519- 1522) và Phân tích được tác động của các cuộc phát kiến địa lí. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi xác định mục tiêu của chủ đề:

*Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học, HS có khả năng:

1. Về kiến thức

- Mô tả được ít nhất hai cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu của: Columbus và Magellan

- Giải thích được nguyên nhân, điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý. - Đánh giá được tác động tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lý.

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện được kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày hành trình của các cuộc phát kiến địa lý; kĩ năng nghiên cứu tư liệu; kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự học.

3. Về thái độ

- Nhận thức đúng đắn về những tích cực và hạn chế của các cuộc phát kiến địa lý.

- Bồi dưỡng tinh thần học hỏi, tư duy hướng biển. => Năng lực và phẩm chất cần hình thành:

 Năng lực nhận diện và hiểu tư liệu lịch sử

 Năng lực tái hiện và trình bày lịch sử

 Năng lực đánh giá lịch sử

 Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc; tích cực tìm tòi và sáng tạo.

Đây là cơ sở quan trọng về mặt nội dung kiến thức và yêu cầu cần đạt định hướng quá trình đề xuất cấu trúc bài học cho SGK Lịch sử 7 của chúng tôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất cấu trúc bài học cho sgk lịch sử lớp 7 ở việt nam trên cơ sở nghiên cứu sgk lịch sử của australia​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)