Nam sau 2018
Sự thành công trong giáo dục của Úc bắt nguồn từ tư duy và sự đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục.
Chương trình và SGK là những thành tố quan trọng quyết định sự thành bại của giáo dục. Để chuẩn bị cho công cuộc cải cách SGK sau năm 2018 chúng ta có thể học tập được kinh nghiệm khi nghiên cứu cấu trúc bài học trong SGK Úc.
Kinh nghiệm thứ nhất, nội dung chính của bài viết được trình bày khoa học, hấp dẫn. Nội dung khai thác về nhiều mặt đời sống chính trị - xã hội, làm cơ sở giúp HS hiểu biết về Lịch sử một cách sống động. Thực tế, độ dày của SGK Úc lớn hơn SGK Việt Nam tuy nhiên bài viết sâu sắc, không nặng về trình bày kiến thức một cách hàn lâm. Đặc biệt, cơ chế sư phạm đã toát lộ phương pháp tổ chức dạy học.
Kinh nghiệm thứ hai, hệ thống kênh hình trong SGK Úc đa dạng, màu sắc hài hòa, phù hợp với nội dung bài học và đối tượng HS. Cách biên soạn này phù hợp tâm lí và nhận thức của HS THCS. Nội dung kênh hình được xếp xen kẽ với phần bài viết, phù hợp với nội dung bài viết, không có những thông tin sai lệch hay làm phân tán sự chú ý của HS vào nội dung bài.
Kênh hình với số lượng lớn, đa dạng về hình thức: từ các kênh hình gốc đến các kênh hình do các tác giả, họa sĩ ngày nay gia công sư phạm, mang tính thẩm mĩ cao. Được trích nguồn và chú thích ngắn gọn.
Trong SGK Úc, phần lớn là kênh hình “nguồn” mang nội dung kiến thức sâu sắc. Kênh hình kết hợp với hệ thống câu hỏi giúp khai thác triệt để kiến thức bài học, giúp HS tự tìm kiếm kiến thức. Ngoài ra còn có kênh hình “minh họa” tăng thêm tính sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của HS.
Kinh nghiệm thứ ba, SGK Lịch sử Úc chứa đựng hệ thống tư liệu tham khảo phong phú, được trình bày trong khung với màu giấy ngà vàng mang hơi hướng cổ đại, khác biệt với các phần còn lại. Tư liệu trong SGK Úc là những đoạn trích ngắn, có nội dung súc tích, giàu hình tượng. Hệ thống tư liệu phong phú từ văn tự cổ, điều ước, tuyên thệ, văn học, nhật ký… nhằm tạo cho HS những biểu tượng cụ thể, rõ ràng về các sự kiện và nhân vật Lịch sử. Các tư
liệu tham khảo trong SGK đều có trích dẫn đầy đủ nguồn gốc xuất xứ (Tác giả, NXB, năm xuất bản, tên tài liệu,...).
Tương tự với hệ thống kênh hình, sau mỗi tư liệu tham khảo là một hệ thống câu hỏi giúp GV định hình phương pháp tổ chức dạy học, giúp HS chủ động tìm tòi kiến thức. Các tác giả viết sách không trình bày quan điểm cá nhân, đánh giá và phân tích nguồn tư liệu này. Mọi hoạt động bình luận, phân tích sẽ dành cho GV và HS trực tiếp đưa ra.
Kinh nghiệm thứ tư, hệ thống câu hỏi và bài tập đa dạng, phong phú. Câu hỏi và bài tập là phương tiện kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS trong cả quá trình học tập do đó SGK Úc luôn cố gắng biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phát triển toàn diện về nhận thức và kỹ năng cho HS. Câu hỏi và bài tập được thể hiện ở ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Cách thức đặt câu hỏi thể hiện mục tiêu của giáo dục Úc, nhằm đào tạo người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo. Do đó, cách đặt câu hỏi chú trọng đến sự nhìn nhận, đánh giá đa chiều, không gò bó người học vào bất kì khuôn khổ nào. Điểm đặc biệt của SGK Úc là số lượng câu hỏi, bài tập tỉ lệ thuận với kênh hình và tài liệu tham khảo.
Kinh nghiệm thứ năm, ngôn ngữ trong SGK Úc diễn đạt chính xác, trong sáng, gợi cảm. Ngôn ngữ diễn đạt có vai trò quan trọng trong việc biên soạn SGK, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt kiến thức giúp HS tiếp nhận thông tin, tái hiện kiến thức. Ngôn ngữ SGK Lịch sử Úc gợi cảm, trong sáng, giàu hình ảnh tạo được biểu tượng cụ thể, rõ ràng về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
Kinh nghiệm thứ sáu, về cách thức trình bày và hình thức. SGK Úc có bố cục rõ ràng, dễ hiểu. SGK có phần “giới thiệu SGK” nêu rõ tên và mục đích của các phần giúp GV và HS dễ dàng sử dụng. Bài học trong SGK được thiết kế thành các chủ đề giúp tìm hiểu kiến thức vừa khái quát vừa khai thác tư liệu ở chiều sâu. SGK chia thành hai cột tỉ lệ 50:50, phần bài viết và phần cơ chế sư
phạm có tỉ lệ hợp lí. Đối với đối tượng HS THCS, kênh hình thường có tỉ lệ bằng hoặc nhiều hơn so với kênh chữ, giúp giảm bớt áp lực học tập cho HS.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích những ưu điểm không đi vào những hạn chế của SGK Lịch sử Úc. Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới SGK ở bậc học THCS. Giáo dục phổ thông là bước đà cho con người phát triển trong đời sống xã hội do đó cần thực hiện tốt công cuộc cải cách giáo dục. Tạo điều kiện cho môn Lịch sử phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện từ trí tuệ đến kĩ năng.
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC BÀI HỌC CHO SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 7 SAU NĂM 2018 TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC BÀI HỌC SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ 7 Ở AUSTRALIA