Tại Australia SGK được biên soạn theo nguyên tắc “một chương trình, nhiều bộ SGK”. Có rất nhiều NXB biên soạn SGK như Macmillan Education, Oxford, Pearson,... Trong phạm vi đề tài chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc bài học trong SGK của 2 NXB: NXB Macmillan Education và Pearson.
Ở Australia, Lịch sử 7 Thế giới Cổ đại (The ancient world) tập trung vào giai đoạn từ khi cộng đồng nhân loại còn sơ khai đến cuối thời kì Cổ đại (khoảng 60000 năm trước Công nguyên – khoảng 650 sau Công Nguyên).
*Cuốn sách Lịch sử 7 của NXB Macmillan Education được in màu với tổng số 251 trang. Trong cuốn sách này kiến thức lịch sử Nội dung tạo cho học sinh quá trình làm quen với khảo cổ học, tìm hiểu các nền văn minh cổ đại, khám phá các di sản thế giới cổ đại để lại.
Điểm nổi bật thứ nhất, phần khái quát chủ đề, thường dài 6-8 dòng, giúp HS có những nhận thức đầu tiên về chủ đề chuẩn bị nghiên cứu. Ví dụ: Trong chương 3: “Ai Cập cổ đại” phần khái quát chủ đề như sau: Ai Cập là một trong những nền văn minh vĩ đại của thế giới cổ đại. Nó thống trị khu vực xung quanh sông Nile ở Bắc Phi trong 3000 năm. Khách du lịch và các học giả đến thăm Ai Cập rất kinh ngạc bởi các kim tự tháp, các kiến thức y học và toán học được
chứa đựng trong đền thờ và thư viện lớn của Alexandria. Các nhà văn Hy Lạp và La Mã đã được học và ảnh hưởng bởi chúng. Vì vậy, nền văn minh phương Tây cũng bị ảnh hưởng bởi những bộ óc vĩ đại của Ai Cập cổ đại. Bây giờ đến lượt bạn hãy theo chân của khách du lịch cổ đại; khám phá xã hội, chính phủ, tôn giáo và văn hóa của một nền văn minh vĩ đại. [48; tr.80]
Điểm nổi bật thứ hai, hệ thống hình ảnh, bản đồ, lược đồ,… vô cùng phong phú, đa dạng, chứa đựng nội dung kiến thức sâu sắc. Trước hết, kênh hình ở trong phần mở đầu, giúp HS có những nhận thức đầu tiên về chủ đề cần nghiên cứu và một sơ đồ thời gian khái quát những mốc thời gian tiêu biểu giúp HS dễ dàng trong quá trình học và ôn tập. Ví dụ: Chương 3: Ai Cập cổ đại, mở đầu chương là hình ảnh Chân dung của Pharaoh Rameses III ở đền Amen-Her- Khepshef. Cùng với đó là một biểu đồ thời gian khái quát những sự kiện, mốc thời gian chính.
Trong chương 3, Ai Cập cổ đại, để làm rõ về cuộc sống hàng ngày của người Ai Cập cổ đại, SGK đã cung cấp hình ảnh cày ruộng ở Ai Cập cổ đại, hình ảnh tuốt lúa, người dân đánh cá trên sông Nile, người nông dân bị đánh đập khi không nộp sưu thuế, người phụ nữ đi lấy nước, một cặp đôi mặc quần áo lanh đeo tranh sức để tham gia yến tiệc,... Qua những hình ảnh sinh động, HS có thể dễ dàng ghi nhớ những đặc điểm về cuộc sống và con người Ai Cập cổ đại. Hay trong nguồn 3.30, các tài nguyên và tuyến thương mại Ai Cập cổ đại [48; tr.105], giúp HS dễ dàng tìm thấy mối liên hệ giữa Ai Cập với các vùng đất xung quanh, ngay từ thời cổ đại, các tuyến giao thương đã hình thành với nhiều việc buôn bán, trao đổi nhiều mặt hàng, chủ yếu là nông sản, thổ sản: thóc gạo, cói, lanh, gỗ,.. ngoài ra còn xuất khẩu rượu, bạc.
Hình ảnh: Đánh cá trên sông Nile
Điểm đặc biệt thứ ba là dưới mỗi kênh hình đều mang hệ thống câu hỏi sâu sắc, qua hệ thống câu hỏi đó GV khai thác và giúp HS tiếp thu kiến thức mới. Ví dụ, trong chương 6: Trung Quốc cổ đại, SGK Úc có đưa ra hình ảnh
nguồn 6.9 (Ly rượu đồng thời nhà Thương thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên) đi kèm với câu hỏi “Những đồ đạc được chế tác tinh xảo như nguồn 6.9 cho chúng ta biết gì về người sở hữu và sử dụng chúng trong thời cổ đại?” [48; tr.185]. Ví dụ: nguồn 6.3: sông Hoàng Hà đã thay đổi dòng chảy theo thời gian. Dựa vào nguồn 6.3, em hãy cho biết sông Hoàng Hà đã bao nhiêu lần thay đổi dòng chảy. Tại sao em cho rằng như vậy? [48; tr183]
Điểm đặc biệt thứ tư, phần tư liệu tham khảo trong bài học thường là những đoạn ngắn về những thông tin thú vị, hay thể hiện những quan điểm, đánh giá về nhân vật, sự kiện lịch sử trong bài học. Trong SGK Lịch sử Úc là phần Spotlight ví dụ: “Đội quân đất nung trong lòng đất đang đấu tranh với sự sống còn. Họ đã bảo vệ ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng trong hàng ngàn năm, nhưng những chiến binh đất nung lại đang phải đối mặt với trận chiến khó khăn nhất của họ. Các chiến binh đất nung với kích thước như người thật được khai quật cách đây ba thập kỷ tại tỉnh Thiểm Tây đang bắt đầu bị mai một, các nhà khoa học Trung Quốc và Hoa Kỳ khởi động một dự án nghiên cứu kéo dài hai năm để nghiên cứu về các tác nhân gây tổn hại đến di tích… Nếu như không có biện pháp nào được thực hiện, trong vòng 100 năm, chiến binh đất nung có thể bị ăn mòn tới mức mất hết hình dạng ban đầu và không còn bất kỳ sự thẩm mĩ nào…” [48; tr.192].
Hình ảnh: Đội quân đất nung
Tư liệu tham khảo phong phú và chiếm số lượng lớn trong SGK, đặc biệt SGK Lịch sử Úc thường tìm hiểu về các nhân vật Lịch sử có tầm quan trọng, có nhiều đóng góp vì con người làm nên lịch sử. Ví dụ trong chương 4 Hy Lạp Cổ đại: “Athens cổ đại ở đỉnh cao của vinh quang và đạt được những
thành tựu trong 50 năm từ 480 đến 430 TCN. Khoảng thời gian này thường được gọi là “thời kì hoàng kim” hay “thời kì của Pericles”. Pericles (495 – 29 TCN) sinh ra trong một gia đình cao quý. Cả gia đình, cha mẹ của ông đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Athen. Pericles là một vị tướng trong thời gian từ 443 TCN đến 429 TCN. Ông cũng chỉ có một phiếu bầu, giống như những công dân Athen khác, dưới danh nghĩa một vị tướng ông phải thực hiện các chính sách ban xuống bởi chính quyền, ngay cả khi bất đồng quan điểm. Vì tình yêu chân thật của ông với thành bang, tính chính trực, trí tuệ và tầm nhìn xa trông rộng, ông đã thuyết phục công dân Athen làm những điều ông thấy cần thiết cho thành bang của họ. Trong 431 năm TCN, Pericles thấy rằng chiến tranh với Sparta không thể tránh khỏi, vì thế ông đã dẫn đầu người Athen bắt đầu cuộc chiến tranh” [48; tr.121]. Vì con người làm nên lịch sử, lịch sử gắn liền với con người, do đó tìm hiểu về nhân vật lịch sử là điều thiết yếu, giúp cho bài học trở nên thú vị hơn, sâu sắc hơn.
Phần văn hiến tư liệu được xếp xen kẽ với phần chính văn. Phần này thường bao gồm những đoạn văn được trích từ các sách cổ liệu để hiểu tiền nhân đã viết sử như thế nào. Ví dụ: Khi viết về thần Hapi một vị thần sông Nile và lũ lụt, SGK Úc đã đưa ra đoạn trích sau:
“Ai làm ngập những cánh đồng mà thần Ra tạo ra Chúa tể của các loài cá
Làm cho loài cá trôi về phía Nam Lấp đầy các kho dự trữ
Làm đầy kho thóc
Vỗ béo từng đàn... (gia súc, gia cầm)
Mọi người được mặc quần áo từ cây lanh trên cánh đồng Ôi niềm vui khi ngài đến, Hapy
Ôi niềm vui khi ngài đến”
Sau khi phân tích tư liệu, HS tự phát hiện, kết luận về công lao và niềm tin của nhân dân Ai Cập cổ đại dành cho thần Hapy. Do người Ai Cập từ sớm canh tác nông nghiệp. Họ trồng cây lương thực như lúa mì, lúa mạch, trồng các cây khác như cói và lanh. Do cư dân chủ yếu canh tác nông nghiệp nên họ sùng bái thần Hapi - họ cho rằng ngài quản lí lượng nước lên xuống của sông Nile, đem đến phù sa màu mỡ cho những cánh đồng, đem đến thức ăn, sự dồi dào về lương thực và những mùa màng bội thu.
Như vậy, tư liệu tham khảo trong SGK Macmillan với số lượng phong phú, thể loại đa dạng, từ tranh ảnh lịch sử, văn bản gốc, các bài báo, các bài chuyên khảo rất có giá trị.
Điểm đặc biệt thứ năm, phần câu hỏi, bài tập trong SGK Macmillan phong phú, đa dạng, thường có:
- Câu hỏi nhận thức ở phần đầu của mỗi chủ đề. Các câu hỏi này sẽ định hướng các hoạt động tổ chức dạy học của GV và quá trình tự học của HS. Hệ thống câu hỏi khái quát toàn bộ nội dung cốt lõi của chủ đề học tập.
Ví dụ: Trong chương 3: Ai Cập Cổ đại
1, Các đặc trưng của Ai Cập cổ đại là gì?
2, Có các thành phần nào trong xã hội và cuộc sống hàng ngày của họ ở Ai Cập cổ đại?
3, Niềm tin, giá trị và tục lệ (phong tục, thói quen) của Người Ai cập cổ?
4, Người Ai Cập cổ đại đã có những liên hệ và liên lạc nào trong Ai Cập và với các xã hội khác?
5, Ai là người nắm quyền lực ở Ai Cập cổ đại?
6, Ai Cập cổ đại đã để lại cho cuộc sống hiện đại những gì? [48; tr.79]
Dựa vào hệ thống câu hỏi này, GV có thể dễ dàng triển khai các hoạt động làm sáng rõ nội dung cốt lõi của bài học
- Câu hỏi khai thác tài liệu tham khảo, kênh hình, biểu đồ,... để khai thác kiến thức trong bài viết. Trong SGK Lịch sử Úc có phần Source question yêu
cầu học sinh phân tích nguồn văn bản, hình ảnh rồi trả lời các câu hỏi liên quan để phát triển kỹ năng phân tích.
Ví dụ: Trong chương 5: La Mã Cổ đại, em hãy giải thích vì sao người La Mã cổ đại thường đến các đấu trường, dựa vào nguồn 5.7: Ngay khi nhìn thấy máu, anh ta uống nó trong sự man rợ. Anh ta bị kích động bởi sự hung ác, anh ta chiến đấu và trở nên say sưa với dục vọng khát máu như một bóng ma điên rồ [48; tr.148]. HS sau khi phân tích nguồn trên sẽ suy nghĩ về công dụng của đấu trường: là nơi các võ sĩ và nô lệ chiến đấu trước công chúng, dần trở thành nơi giải trí thời Trung cổ, nơi có hàng ngàn khán giả xem họ chém giết lẫn nhau. Đấu trường là biểu hiện của sự vinh quang, cũng là biểu hiện của sự tàn bạo thời Trung cổ.
- Câu hỏi, bài tập củng cố ôn tập sau mỗi tiết học, sau mỗi chủ đề. Các câu hỏi chia thành cấp độ: Biết, Hiểu, Vận dụng. Hệ thống câu hỏi có ưu điểm chú trọng gợi mở, khích những nhận xét, đánh giá đa chiều.
Ví dụ: Trong chương 3, Ai Cập Cổ đại Mức độ nhận biết:
1, Người nông dân làm gì trong thời gian Akhet? 2, Người nông dân làm gì trong thời gian Peret? 3, Người nông dân làm gì trong thời gian Shemu?
4, Người Ai Cập đã làm gì để tách hạt ra khỏi vỏ trấu (xát gạo)? Mức độ thông hiểu:
1, Thần Hapi đã đem đến cho Ai Cập những gì? Dựa vào nguồn 3.7: bài thánh ca về thần Hapi
2, Người Ai Cập cổ đại làm quần áo bằng chất liệu gì? Dựa theo tranh vẽ nguồn 3.9?
Mức độ vận dụng: Viết một nhật ký, đóng vai là một người nông dân hoặc vợ của người nông dân Ai Cập cổ đại. Tạo lịch (vụ mùa) trong năm.
Câu 1: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” (Gợi ý: Chứng minh rằng sông Nile quan trọng hơn sa mạc); “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile có những điều kiện tự nhiên khác so với sa mạc nhưng cũng quan trọng như vậy” (Gợi ý: Viết một vài câu về sông Nile và một vài câu về sa mạc).
Câu 2: Vẽ một mặt cắt ngang sông Nin để trưng bày trong Bảo tàng Nhân loại. Tìm hiểu Shaduf là gì và cách thức nó hoạt động. Tạo một mô hình Shaduf, chụp ảnh quá trình và kết quả cuối cùng. Sử dụng đồ họa máy tính và chương trình hoạt hình. [48; tr.87]
Điểm đặc biệt thứ sáu, trong mục “Thử thách lịch sử”: cung cấp một loạt các dự án cho thấy bằng chứng, các nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề bao gồm cả công nghệ thông tin. Trong phần này, SGK Úc đề ra những thử thách, nhiệm vụ thú vị, yêu cầu HS vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học hoàn thành những nhiệm vụ được đề ra, bên cạnh đó còn phát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Ví dụ chủ đề 5, La Mã cổ đại: Tạo một cuộc triển lãm cho phòng trưng bày Thế giới Địa Trung Hải với chủ đề đề La Mã cổ đại: Điều kiện tự nhiên, Cuộc sống hằng ngày, Quan hệ và xung đột với các quốc gia khác, Nhân vật tiêu biểu, Di sản cho xã hội. [48; tr.170]
Mục tiêu của phần học này là rèn luyện kĩ năng độc lập làm việc với tư liệu, HS được thể hiện quan điểm riêng của mình, rèn luyện khả năng trình bày sáng tạo dưới hình thức viết luận.
*Đối với cuốn sách giáo khoa Lịch sử của NXB Pearson:
Phần mở đầu: giới thiệu nội dung chương và nội dung tiết học
Phần dẫn dắt vào bài học gồm:
Câu hỏi khái quát toàn chủ đề: Ví dụ: Trong chủ đề “Nền văn minh đầu tiên – Sumer” có bốn câu hỏi khái quát như sau:
1, Nền văn minh Sumer phát triển như thế nào?
3, Làm thế nào khảo cổ học cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội Sumer? 4, Sự đóng góp của Sumer cho các nền văn minh sau này là gì? [49; tr.36]
Giới thiệu: Các cuộc khai quật khảo cổ ở Iraq thời hiện đại đã tiết lộ một bức tranh về một nền văn minh cổ đại đáng kinh ngạc, mà chúng ta gọi là Sumer. Từ năm 3800 đến 1750 trước Công nguyên, những người thông minh và sáng tạo này đã phát triển một xã hội phức tạp với những thành thị hưng thịnh là một trong những thành thị đầu tiên trên thế giới. [49; tr.36]
Bản tóm tắt ngắn gọn: Khu vực màu mỡ giữa sông Tigris và Euphrates được gọi là Mesopotamia là nơi định cư đầu tiên của con người. Nền văn minh Sumer đã phát triển các thành thị và phương pháp canh tác tiên tiến bằng cách sử dụng tưới tiêu và máy cày. Họ đã tạo ra một cấu trúc chính trị với các vị vua cai trị và họ cũng là người đầu tiên tạo ra một hệ thống chữ viết được gọi là chữ hình nêm. Nền văn minh sơ khai này đã tác động rất lớn đến các xã hội hiện đại qua các phát minh như bánh xe và lịch. Một trong những nguồn chứng cứ phong phú nhất về Sumer được phát hiện gần đây vào đầu những năm 1900 bởi Leonard Woolley, người đã khai quật Lăng mộ Hoàng gia Ur. [49; tr.36]
-Nội dung chính: được chia thành các tiết học với tên gọi cụ thể
Điểm nổi bật thứ nhất, mục tiêu kiến thức và kĩ năng của bài học được phân chia theo tỉ lệ như sau: Khái quát về bài học chiếm 10%; Nghiên cứu chuyên sâu tiết 1,2 và 3 mỗi tiết chiếm 30%. Như vậy, khi học tập một chủ đề bất kì HS lần lượt được tiếp cận từ tổng quan tới chuyên sâu. Ví dụ: Chủ đề: “Nền văn minh đầu tiên - Sumer”: tiết 1: Khái quát; tiết 2: Đô thị, sức khỏe và các vị vua; tiết 3: Cuộc sống hàng ngày và tôn giáo; tiết 4: Phân tích nguồn tư liệu. Như vậy, sau khi đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất về Sumer: vị trí, đặc điểm; các bằng chứng phong phú… người học sẽ tiếp tục đi khám phá từng khía cạnh trong đời sống của người Sumer. vùng đất giữa các con sông; các thành thị độc lập; các bằng chứng phong phú.
Điểm nổi bật thứ hai, hệ thống tranh ảnh, bản đồ, tư liệu,… được sử dụng phong phú gắn liền với nội dung bài học. Thống kê trong chủ đề “Nền văn minh