5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Giảm thấp thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
nghiệp ngoài quốc doanh
Do sự biến động nhanh của nên kinh tế nên một số quy định trong chính sách thuế chưa theo kịp sự vận động của thực tiễn trong nước cũng như xu hướng chung về cải cách chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới.
phù hợp hơn với thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế, việc cải cách chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Từng bước hạ thuế suất theo lộ trình rõ ràng để đảm bảo giảm mức thu nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất – kinh doanh.
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp từ ngày 10/01/2014 quy định áp dụng mức thuế suất phổ thông: Tổng doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ trở xuống mức thuế suất thuế TNDN là 20%; Tổng doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ mức thuế suất thuế TNDN là 22%. Mức thuế suất này nhìn chung phù hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình trong khu vực. Để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế cải cách thuế của các nước. Việt Nam cần giảm mức thuế suất phổ thông và không gây tác động lớn tới cân đối Ngân sách Nhà nước, đồng thời có thể công bố lộ trình giảm thuế suất từ nay đến năm 2020 về mức tương đương các nước trong khu vực ASEAN (khoảng 18%).
- Việc giảm thuế suất, theo lý thuyết sẽ dẫn đến giảm thu Ngân sách. Tuy nhiên, mức giảm thu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng. Việc giảm thuế suất cũng cần theo lộ trình công bố trước, đảm bảo tính công khai, minh bạch của chính sách thuế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất - kinh doanh qua đó góp phần tăng thu Ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam chưa có quy định ưu đãi đối với các DNNQD. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp của nhiều nước có quy định các mức thuế suất thấp hơn đối với các DNNQD nhằm khuyến khích sự phát triển của đối tượng doanh nghiệp này.
15% trong khi mức thuế suất phổ thông là 23%; Trung Quốc, Malaysia cũng quy định DNNQD áp dụng thuế suất 18% trong khi mức thuế suất phổ thông là 22%. Việc áp dụng chính sách thuế suất thấp hơn so với mức thuế suất phổ thông sẽ tạo điều kiện cho DNNQD tăng tích lũy để đầu tư, phát triển sản xuất - Kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển trở thành các doanh nghiệp lớn.
Đối với đầu tư mở rộng, chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam không có quy định về ưu đãi thuế. Thực tế cho thấy, xét về mặt lợi ích kinh tế xã hội tổng thể thì ưu đãi đối với đầu tư mở rộng trong nhiều trường hợp còn hiệu quả hơn so với việc thành lập dự án mới (tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan như tiếp cận thị trường, quản lý...).
Vì vậy, việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại là cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với DNNQD cần quy định rõ ràng, cụ thể tiêu chí, điều kiện tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế, hạn chế các trường hợp lợi dụng, gian lận thuế.