Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.5. Tăng cường quản lý đăng ký, kê khai thuế, kế toán thuế
Về đăng ký, kê khai thuế: Đối với các doanh nghiệp tuân thủ tốt thì hạn chế kiểm tra các tờ khai, bảng kê khai thuế, gia hạn thời gian nộp hồ sơ thuế hợp lý, nới lỏng thời gian ấn định thuế khi cần thiết; Đối với các doanh nghiệp thường xảy ra vi phạm thì kiểm tra hồ sơ chặt chẽ, xác định sai phạm, ra quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp, xử phạt theo quy định; Đối với doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế không tốt, thì quản lý kê khai và xử lý vi phạm nghiêm khắc, buộc doanh nghiệp phải tuân thủ pháp Luật; Thực hiện kê khai qua mạng, tiết kiệm thời gian và chi phí, hạn chế phát sinh tiêu
Công tác quản lý, cấp mã số thuế, kê khai thuế, theo dõi biến động đối tượng nộp thuế cần được hiện đại hóa bằng công nghệ thông tin, cùng với việc thường xuyên kiểm tra, rà soát phát hiện các trường hợp thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý kê khai thuế. Công tác quản lý, giám sát kê khai thuế cần được chặt chẽ. Đôn đốc tờ khai phải nộp, đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế có số lượng tờ khai thuế lớn, việc khai và nộp tờ khai thuế này đúng hạn, ít sai sót bảo đảm khả năng huy động nguồn thu lớn vào NSNN. Tổ chức kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Công tác hoàn thuế cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vượt qua khó khăn của giai đoạn suy giảm kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Cần tăng cường sự phối hợp với cơ quan Kho bạc trong việc đối chiếu số thu nộp của Người nộp thuế.
Đẩy mạnh công tác đối chiếu số liệu giữa đội kê khai kế toán thuế và các đội chức năng, đặc biệt là các đội kiểm tra trong việc hạch toán số liệu kết quả kiểm tra thuế. Theo dõi việc kê khai những đơn vị bị truy thu, giảm lỗ, giảm khấu trừ theo kết luận kiểm tra thuế.