5. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý Thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.3.1. Chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế TNDN về cơ bản đã bao quát được đầy đủ phạm vi, đối tượng phải nộp thuế TNDN. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số ngành nghề, lĩnh vực mới phát sinh chưa được quy định cụ thể trong Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn. Điều này làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Vì vậy, việc quản lý thuế cũng sẽ bị lúng túng vì không có cơ sở pháp lý để quản lý doanh nghiệp. Điểm hổng của chính sách thuế về mặt này sẽ rất dễ bỏ sót ĐTNT và gây thất thoát cho NSNN. Ngoài ra các quy định về giá bán, chi phí hợp lý, các ưu đãi thuế được hưởng vẫn còn rất nhiều kẽ hở để ĐTNT lợi dụng để trốn thuế làm thâm hụt NSNN, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh.
Nếu Luật thuế TNDN có thể bao quát được đầy đủ ĐTNT và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì sẽ góp phần rất lớn vào việc ổn định NSNN và phát huy tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế, các doanh nghiệp sẽ xác định được nghĩa vụ thuế của mình một cách tương đối chính xác theo quy
định của Luật thuế và hành vi gian lận trốn thuế của ĐTNT sẽ bị đẩy lùi.
1.1.3.2. Yếu tố kinh tế
Khi khủng hoảng kinh tế sẽ diễn ra, tình trạng thất nghiệp, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, doanh nghiệp ngưng nghỉ, phá sản tăng cao, nguồn tài nguyên bị sử dụng lãng phí,... thì số thu NSNN sẽ giảm mạnh. Khi nền kinh tế phát triển bền vững thì số thu thuế vào NSSN tăng lên, nhờ vậy mà hiệu quả quản lý thuế cũng được tăng lên. Vì vậy, hiệu quả quản lý thuế được gắn liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1.1.3.3. Yếu tố nội tại ngành thuế
- Năng lực trình độ, phương thức làm việc của cán bộ thuế: Trên bất kỳ
mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống xã hội, chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố tiên quyết tới sự thành công hay thất bại. Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ ngành thuế có vai trò quyết định đến sự thành công và tính hiệu quả của công cuộc thực hiện quản lý thuế. Khi đội ngũ nhân lực cao, hội đủ khả năng về trí tuệ, trình độ, phương pháp làm việc khoa học, hiện đại... thì sẽ dễ dàng hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Khi cán bộ thuế không nắm vững hệ thống quy phạm Pháp luật thuế, cơ chế chính sách của Ngành, không tinh thông quy trình nghiệp vụ và không có những phương thức làm việc khoa học thì công tác quản lý không thể đạt hiệu quả cao và ngược lại. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay, sự phát triển các ngành nghề và hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT ngày càng đa dạng, phức tạp và mức độ lách Luật, trốn thuế ngày càng tinh vi thì đòi hỏi sự chuyên sâu, chuyên nghiệp của cán bộ thuế càng phải được nâng cao.
Ngành thuế với sức mạnh là cơ quan thực thi Pháp luật về thuế, với cơ sở hạ tầng của mình, với đội ngũ cán bộ thuế được tuyển chọn kỹ lưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý ĐTNT và quản lý số thu NSNN. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì cả ba yếu tố trên cũng phải thay đổi cho
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Nếu như một trong ba yếu tố như: Chế độ chính sách, Cơ sở hạ tầng, trình độ độ ngũ cán bộ thuế không thay đổi kịp theo với thay đổi của thực tiễn công việc, thì hiệu quả quản lý thuế sẽ bị giảm xuống. Còn nếu ba yếu tố này thay đổi nhịp nhàng phù hợp với thay đổi của thực tiễn công tác thì hiệu quả quản lý thuế sẽ có chuyển biến rõ dệt.
- Sự phối kết hợp trong nội bộ ngành thuế và giữa ngành thuế với các
sở ban ngành liên quan: Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế, huy động
đúng, đủ nguồn thu cho NSNN, bên cạch các yếu tố cần thiết như đã nêu trên, thì cơ quan thuế cần phải nắm bắt kịp thời các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT. Với đặc thù hoạt động quản lý thuế theo mô hình chức năng hiện nay của ngành thuế, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng trong nội bộ ngành thuế thì cán bộ thuế ở mỗi khâu công việc mới có được cách đánh giá nhìn nhận bao quát về tình hình hoạt động của NNT để đưa ra cách ứng xử quản lý thuế phù hợp. Ngoài ra, sự phối kết hợp trong cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với hệ thống các Ngân hàng thương mại, Kho Bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường, Công an, Hải quan… sẽ hỗ trợ cho cơ quan thuế dễ dàng phát hiện ra các hành vi phạm của NNT như: kê khai không trung thực (thiếu) doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, mua bán hàng hoá bất hợp pháp không có hoá đơn chứng từ hoặc gian lận trốn thuế… Vì vậy, sự phối kết hợp không đồng bộ, thiếu nhất quán đôi khi dẫn tới việc nắm bắt thông tin về NNT thiếu chính xác, không đầy đủ tạo cơ hội cho NNT né tránh nghĩa vụ thuế, thất thu cho NSNN.
1.1.3.4. Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư
Nếu tất cả các hình thức thanh toán đều thông qua hệ thống ngân hàng thì việc quản lý thu chi, nguồn tiền của các ĐTNT sẽ được xác định rõ ràng hơn. Các hành vi gian lận về thuế sẽ khó được thực hiện hơn. Tuy nhiên, hiện nay hình thức thanh toán bằng tiền mặt lại là phổ biến và hiện tượng người dân không lấy hóa đơn diễn ra rất phổ biến. Chính điều này đã làm cho công
tác quản lý thuế TNDN gặp rất nhiều khó khăn.
1.1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế
Việc chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT được phân làm ba loại. Loại một là các ĐTNT chấp hành tốt chủ chương chính sách về luật thuế, loại hai là các ĐTNT sẽ vi phạm pháp luật thuế nếu cảm thấy khâu kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế không được chú trọng thường xuyên, loại thứ ba là loại ĐTNT cố tình vi phạm phạp pháp luật về thuế. Loại đối tượng thứ 3 tuy chiếm số lượng ít, nhưng nó chiếm phần lớn thời gian, công sức của cán bộ thuế trong việc quản lý. Vì vậy, Điều đáng nói ở đây là ngành thuế các cấp, các ngành phải tuyên truyền, vận động, thường xuyên tiến hành thanh tra kiểm tra loại đối tượng này. Để ĐTNT thuộc loại 3 chuyển dần về loại 2 và loại 1. Quản lý thuế nói chung hay quản lý thuế TNDN nói riêng có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng ý thức chấp hành pháp luật thuế của người dân ngày càng cao.