Phương tiện hữu hình là bằng chứng hữu hình của dịch vụ, hình thức bên ngoài của nhân viên phục vụ thể hiện qua ngoại hình, trang phục, biểu tượng vật chất của dịch vụ, các trang thiết bị hỗ trợ của dịch vụ.
1.4.4 Vai trò của việc nâng cao chất lượng dịch vụ
Theo Nguyễn Quyết Thắng (2014, 407): Các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng ngày nay đều nhận thức được nếu muốn tồn tại và phát triển cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ có vai trò tích cực ở rất nhiều mặt, cụ thể:
Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và tăng lợi nhuận: chất lượng dịch vụ cao giúp giữ chân các khách hàng cũ, tạo ra rất nhiều khách hàng trung thành và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Điều đó tạo ra nhiều lợi ít cho doanh nghiệp như giảm thiểu các chi phí marketing, các chi phí cho việc sửa chữa các sai sót... Ngoài ra, việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình phục vụ chặt chẽ sẽ góp phần làm cho các hao phí lao động sống và lao động vật hóa trở nên hữu ít, giảm thiểu sự lãng phí trong sử dụng lao động góp phần tăng năng suất lao động gia tặng lợi nhuận trong hoạt động.
Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị dịch vụ. Chất lượng dịch vụ của một doanh nghiệp khó được bảo đảm nếu công nghệ, trang thiết bị lạc hậu. Nó không chỉ không đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn gia tăng chi phí sử dụng lao động sống, chi phí bảo trì và các chi phí khác... Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ góp phần đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng, khách sạn.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường: Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt sẽ góp phần nâng cao uy tín sản phẩm dịch vụ của doang nghiệp, giảm thiểu được chi phí từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các nhà hàng, khách sạn của Việt Nam điều này rất quan trọng để thu hút, nâng cao thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nó giúp tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lợi ích của doanh nghiệp, du khách và người lao động: Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt sẽ tạo nên sự hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp với các đơn vị cung ứng như công ty du lịch, hàng lữ hành, vận chuyển... Đối với du khách, họ mong muốn được thực sự nghỉ ngơi, thư giãn một cách thoải mái. Khách du lịch không bao giờ tốn thời gian, tiền bạc của mình để “chuốc lấy” những phiền tối, bực mình hay khó chịu… Do đó, du khách sẽ bị thuyết phục và chấp nhận bỏ ra nhiều tiền hơn nếu biết chắc chắn rằng họ sẽ mua được những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Đối với người lao động họ thường cảm thấy tự hào khi được làm việc tại những doanh nghiệp uy tín, danh tiếng trên thị trường. Từ đó góp phần nâng cao ý thức trong công việc, tự hoàn thiện những mặt còn thiếu để đáp ứng những yêu cầu thực tế. Như vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, du khách và người lao động.