Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu và lý thuyết nền liên quan đến đề tài nghiên cứu từ đó chọn ra mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà hàng The LOG – GEM Center (PQC).
Phương pháp định tính
Phương pháp định tính được tác giả thực hiện bằng cách thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia thời gian từ ngày 24/04/2017 đến hết ngày 30/04/2017. Tác giả tham khảo ý kiến ban giám đốc, quản lý nhà hàng The LOG và một số giảng viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh - HUTECH. Trong mỗi buổi thảo luận, tác giả nêu ra từng khái niệm, từng câu hỏi để các thành
viên trong nhóm chia sẻ ý kiến, trao đổi. Các nội dung được tác giả ghi chép cẩn thận bên cạnh đó còn ghi âm để đảm bảo các tính chính xác và đầy đủ của các thông tin. Quá trình thảo luận được lặp đi, lặp lại nhiều lần cho đến khi không còn ý kiến nào khác hoặc không lặp lại với các nhóm còn lại. Kết thúc các buổi thảo luận, tác giả xem xét, tổng hợp lại các ý kiến và mức độ lặp lại ý kiến, từ đó đi đến mô hình chính thức với những yếu tố đã được thảo luận.
Phương pháp định lượng
Cách thức tiến hành
Sau khi thiết lập bảng câu hỏi khảo sát, tác giả tiến hành khảo sát định lượng và thiết kế bảng câu hỏi. Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát cho các khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ tại nhà hàng The LOG.
Cách thức chọn mẫu và cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu là mẫu ngẫu nhiên, dữ liệu được thu thập thông qua hình thức phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp các khách hành .
Cơ sở để xác định kích thước mẫu cho đề tài được tham khảo từ mô hình phân tích nhân tố khám phá theo Hair (2006). Theo đó, kích thước mẫu được xác định dựa vào hai yếu tố: (1) Mức tối thiểu (min) = 50; (2) Số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình. Nếu mô hình có m thang đo và Pj là số biến quan sát của thang đo thứ i,ta có công thức tính như sau:
n= k.Pjmj
Trong đó, tỷ lệ của số mẫu so với 1 biến phân tích (k) là 5:1 hoặc 10:1. Nếu n nhỏ hơn mức tối thiểu thì chọn mức tối thiểu.
Áp dụng vào mô hình đang nghiên cứu, có 4 thang đo gồm: thang đo (1) có 8 biến quan sát, thang đo (2) có 10 biến quan sát, thang đo (3) có 8 biến quan sát. Với k = 5:1, ta có số mẫu tối thiểu của mô hình sẽ là:
n = 5*8 + 5*10 + 5*8 = 130 (quan sát)
Đối với phân tích nhân tố (EFA), cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát), kích thước mẫu tối thiểu là 130 quan sát và tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 biến quan sát (Hair & ctg, 1998 – trích từ Michele, 2005). Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát là 26 nên số mẫu tối thiểu cần đạt được là 130 quan sát. Tác giả đã gửi đi 350 bảng câu hỏi
nhưng chỉ thu về được 230 hồi đáp do điều kiện thực tế không đáp ứng được. Kết quả là có 230 bảng thỏa mãn yêu cầu và được sử dụng để phân tích.
Đối tượng khảo sát, thời gian thực hiện và công cụ phân tích số liệu
Đối tượng khảo sát: Khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ tại nhà hàng The LOG. (Chi tiết tham khảo phụ lục 08)
Thời gian phát và thu thập bảng khảo sát: Từ 10/06/2017 đến 20/06/2017. Thời gian xử lý thông tin: từ 21/06/2017 đến 02/07/2017.
Dữ liệu thu về được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.11 Kết quả thu thập dữ liệu điều tra Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
Số phiếu phát ra 300 100.00 Số phiếu thu về 241 80.33 Số phiếu hợp lệ 230 95.44
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tác giả phát đi 300 phiếu điều tra nhưng do điều kiện thực tế không cho phép (Nhà hàng quá đông khách, không có nhiều thời gian để khảo sát khách hàng) nên tác giả chỉ thu về được 241 phiếu, trong đó có 230 phiếu hợp lệ và 11 phiếu không hợp lệ do nhiều nguyên nhân.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích dữ liệu kết hợp việc sử dụng Word 2007 và Excel 2007.