6. Bố cục nghiên cứu: gồm có 3 chương
1.5.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến động lực làm việc nâng cao động
cao động lực làm việc
Các nguyên tắc tạo động lực làm việc hiệu quả đã có từ rất lâu. Có lẽ ở giai đoạn nào các nhà lãnh đạo và quản lý cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực nên đã thử nghiệm nhiều cách khác nhau để truyền cảm hứng cho nó. Vấn đề tạo động lực cho người lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân sự, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm việc nâng cao năng suất lao động.
Để tạo động lực làm việc cho nhân viên không phải là công việc dễ dàng, mỗi người lao động đều có trình độ, khả năng, nhận thức, tâm lý và nhu cầu khác nhau nên các yếu tố tác động đến động lực làm việc sẽ khác nhau. Có người thì cho rằng thu nhập cao và khen thưởng là biện pháp tốt nhất để thỏa mãn, khuyến khích và động viên nhân viên làm việc, bên cạnh đó các yếu tố khác như: chế độ phúc lợi, chính sách đào tạo phát triển, môi trường làm việc …tuy không trực tiếp tạo ra động lực làm việc nhưng là các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến động lực làm việc của nhân viên và sẽ làm tăng hiệu quả của công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Qua việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc thì người quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích và động viên nhân viên làm việc. Trong công tác nâng cao động lực làm việc cho nhân viên, ta có thể nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đều xoay quanh ba yếu tố sau đây:
Công việc đảm nhận: tính hấp dẫn của công việc, mối quan hệ trong công việc, sự công nhận của cấp trên, khả năng thăng tiến.
Các chính sách của Công ty: Chính sách quản lý, chính sách đãi ngộ (các chính sách về lương, thưởng, phúc lợi…).