CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.6 Cơ sở lý luận cho việc lựa chọn mô hình nghiên cứu về nâng cao động lực làm
làm việc cho người lao động
1.6.1 Các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc
Các nhà nghiên cứu Smith, Kendall và Hulin (1969) của trường Đại học Cornel đã xây dựng các chỉ số mô tả công việc (JDJ) để đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của một người thông quan các nhân tố là bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp và sự giám sát của cấp trên.
Năm 2005, TS. Trần Kim Dung và công sự đã nghiên cứu đo lường mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện ở Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số mô tả công việc (JDJ) của Smith và đồng nghiệp và cho rằng mức độ thỏa mãn công việc của NLĐ phụ thuộc vào các nhóm yếu tố: (1) bản chất công việc, (2) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3) lãnh đạo, (4) đồng nghiệp, (5) tiền lương và phúc lợi, (6) điều kiện làm việc. Mục tiêu nghiên cứu là nhằm kiểm định giá trị các thang đo (JDJ) và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của NLĐ .
Năm 2009, Châu Văn Toàn (trích “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP. Hồ Chí Minh”, luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM) cho rằng mức độ thỏa mãn công việc phụ thuộc vào các nhân tố: (1) thu nhập, (2) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3) cấp trên, (4) đặc điểm công việc, (5) phúc lợi cơ bản, (6) phúc lợi cộng thêm.
Như vậy, điểm qua các nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc ở một số lĩnh vực ta thấy chỉ số mô tả công việc (JDJ) được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến để đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên. Đây cũng là nền tảng cho việc xậy dựng mô hình nghiên cứu tạo động lực làm việc cho đề tài này.
1.6.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu về nâng cao động lực làm việc
Vấn đề nâng cao động lực làm việc được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều biện pháp tạo sự hài lòng, tạo động lực cho người lao động. Tuy nhiên để có thể áp dụng vào doanh nghiệp nào đó, thì cần phải căn cứ vào tình hình thực tế và cụ thể của doanh nghiệp đó để nghiên cứu xây dựng mô hình theo đặc thù về nội dung, tính chất công việc, văn hóa, trình độ nhận thức …. của doanh nghiệp đó.
Trong phạm vi nghiên cứu tại khách sạn New World Saigon Hotel, tác giả nhận thấy vai trò của việc nâng cao động lực cho nhân viên là vô cùng quan trọng trong quản trị nhân lực tại Công ty. Có được động lực làm việc tốt thì nhân viên mới làm tăng hiệu suất làm việc, phát huy năng lực, tăng doanh thu cho đơn vị, tạo sự hài lòng cho khách hàng,...
Với cơ sở lý thuyết nêu trên và tình hình thực tế tại khách sạn New World Saigon Hotel, kế thừa các mô hình của các tác giả đã nghiên cứu trước đây về mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu để nâng cao động lực làm việc với các nhóm nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên như sau:
- Về môi trường làm việc.
- Về mối quan hệ giữa các nhân viên trong bộ phận và cấp trên - Về lương thưởng và phúc lợi
- Về cơ hội thăng tiến - Về trách nhiệm của bản thân
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phần chương 1 đã trình bày cơ bản về cơ sở lý luận công tác tạo động lực làm việc cho người lao động. Đây là cơ sở khoa học để tiến hành khảo sát phân tích thực trạng công tác tạo động lực làm việc của nhân viên bộ phận F&B tại khách sạn New World Saigon Hotel trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN BỘ PHẬN F&B TẠI KHÁCH SẠN NEW WORLD SAIGON HOTEL