Bàn luận về tỷ lệ loãng xương theo tiền sử gãy xương, loãng xương

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 73 - 74)

II. Một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xƣơng của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hƣng – huyện Thanh Oai – Hà Nộ

25 Vị trí gãy xương

4.3.9. Bàn luận về tỷ lệ loãng xương theo tiền sử gãy xương, loãng xương

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ loãng xương ở những ĐTNC đã từng gãy xương có nguy cơ bị loãng xương gấp 2,62 lần so với những ĐTNC chưa từng gãy xương. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, nói đến hoàn cảnh gãy xương là gãy trong khi đang cử động bình thường hay gãy do lực bên ngoài tác động đến xương khiến xương bị gãy như bị tai nạn hay do ngã. Nghiên cứu của Thái Thị Phương Oanh cũng đề cập đến vấn đề tiền sử gãy và cho thấy: thực tế lâm sàng cho thấy loãng xương dẫn tới gãy xương, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu vấn đề theo chiều hướng ngược lại đó là những người đã từng gãy xương thì có khả năng loãng xương. Khối lượng chất xương hay mật độ khoáng của xương được chứng minh là có liên quan mật thiết với tỷ lệ gãy xương, khối lượng xương thấp được coi là một yếu tố nguy cơ tương đối của gãy xương. Xác định được khối xương là một biện pháp lý tưởng để phát hiện những đối tượng có nguy cơ và những biện pháp dự phòng thích hợp Những người đã từng gãy xương nên quan tâm đến vấn đề loãng xương của bản thân. Tiền sử gãy xương rất quan trọng, một người đã bị gãy xương thì nguy cơ bị gãy xương lần thứ hai gia tăng từ 2 đến 3 lần so với trung bình dân số [60].

Phân tích mối liên quan đa biến

Sau khi phân tích đa biến này chúng tôi chỉ tìm thấy 2 yếu tố có liên quan đến tình trạng loãng xương của đối tượng nghiên cứu đó là tuổi của đối tượng nghiên cứu và số năm mãn kinh của đối tượng nghiên cứu. Tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng tăng và thời gian mãn kinh càng dài thì tỷ lệ loãng xương càng tăng.

Cũng với mô hình hồi quy logistic kiểm soát các yếu tố nhiễu trong mối liên quan với biến phụ thuộc, các tác giả như Thái Phương Oanh[27], Lê Thị Bích Hằng[17], Nguyễn Thị Kim Dung[14] cũng đều có kết luận rằng nguy cơ mắc loãng xương gia tăng theo độ tuổi.

Mặc dù chưa tìm ra được mối liên quan trong phân tích đa biến giữa loãng xương với khẩu phần calci và vitamin D song kết quả phân tích đơn biến đã cho

thấy một bức tranh mộc mạc về tình trạng dinh dưỡng calci của phụ nữ nông thôn sau mãn kinh trong độ tuổi 50-70 thông qua hai yếu tố là calci và vitamin D.

Như vậy, phụ nữ nông thôn có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khá nhiều bởi tính chất công việc của họ là ra ngoài trời nắng để làm việc nhiều giờ trong ngày, tuy nhiên yếu tố khẩu phần calci lại đem lại cho họ mối nguy cơ về tình trạng loãng xương. Với khẩu phần calci trung bình/ ngày quá thấp: 310 mg/ngày, những người phụ nữ này đã không dự trữ cho mình được mật độ xương an toàn cho tuổi già. Khi bước vào độ tuổi 50-70 và mãn kinh trên 5 năm, những yếu tố được cho là có lợi cho sức khỏe xương của người phụ nữ như khẩu phần calci, vitamin D, tập luyện thể dục thể thao chưa có ý nghĩa thống kê trong khuôn khổ của luận văn này. Tuy nhiên, đề tài này có thể sẽ mở ra một hướng mới cho các đề tài về sau sẽ triển khai các nghiên cứu can thiệp giúp phụ nữ sau mãn kinh cải thiện sức khỏe xương của họ và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)