Bàn luận về tỷ lệ loãng xương theo tuổ

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 62 - 63)

II. Một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xƣơng của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hƣng – huyện Thanh Oai – Hà Nộ

25 Vị trí gãy xương

4.2.2. Bàn luận về tỷ lệ loãng xương theo tuổ

Mặc dù tỷ lệ loãng xương có khác nhau giữa các quần thể dân cư, song hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ loãng xương tăng theo độ tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng cao.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả M. Boyanov and Popivanov (2002) cho thấy rằng mật độ xương giảm dần theo tuổi khi đo mật độ xương cẳng tay bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép với tỷ lệ loãng xương ở nhóm dưới 50 tuổi là 20,45%, nhúm trờn 50 tuổi là 32,5% [46]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ loóng xương tăng dần theo độ tuổi. Mối liên quan thuận chiều này đã được chứng minh trong hầu hết các nghiên cứu cả trong và ngoài nước.

Trong nghiên cứu của Trần Thị Tụ Chõu cho thấy chỉ số BUA (hấp thụ siêu âm dải rộng) trung bình giảm dần theo nhóm tuổi một cách có ý nghĩa với p < 0,001, điều đó cũng nói lên rằng tỷ lệ loãng xương tăng dần theo nhóm tuổi [6]. Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Thủy và cộng sự cũng cho thấy mật độ xương gót và xương cẳng tay khi đo bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép giảm dần theo tuổi và cùng với nó là tỷ lệ loãng xương tăng dần theo tuổi [37].

Theo một nghiên cứu gần đây của tác giả Lưu Ngọc Giang và Nguyễn Thanh Trỳc trờn 225 đối tượng phụ nữ mãn kinh thì tỷ lệ loãng xương ở độ tuổi < 50 là 2,6%, ở độ tuổi 50-59 tỷ lệ loãng xương tăng mạnh tới 36,9% và độ tuổi 60-69 là 41,8% nhưng sang đến độ tuổi > 70 thì tỷ lệ này lại giảm xuống còn 18,7%. Sự khác biệt về tỷ lệ loãng xương giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ loãng xương bắt đầu tăng nhanh sau 55 tuổi [46]. Trong nghiên cứu của mình năm 2011, tác giả Thái Phương Oanh đã kết luận tỷ lệ loãng xương ở những phụ nữ trên 60 tuổi cao hơn 2 lần so với phụ nữ tuổi dưới 60 [28].

Khi phân nhóm tuổi, nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ loãng xương tăng theo độ tuổi. Ở tuổi 50-59, tỷ lệ loãng xương mới là 29,3% thì đến độ tuổi 60-70, tỷ lệ này đã tăng lên 1,83 lần, chiếm 53,5%. Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm thấy mối

liên quan giữa tuổi và tình trạng loãng xương cả khi phân tích đơn biến và đa biến. Khi phân tích đơn biến cho thấy, độ mạnh của sự kết hợp OR là 2,78 lần.

Có thể giải thích cho mối liên hệ này là do: ở người cao tuổi có sự mất cân bằng giữa sự tạo xương và huỷ xương, chức năng của các tế bào tạo xương bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở người già. Một nguyên nhân thứ hai là sự suy giảm hấp thu calci ở ruột và sự giảm tái hấp thu calci ở ống thận [7].

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)