Đặc trƣng cơ bản về thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 60 - 61)

II. Một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xƣơng của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hƣng – huyện Thanh Oai – Hà Nộ

25 Vị trí gãy xương

4.1. Đặc trƣng cơ bản về thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 379 phụ nữ mãn kinh trên 5 năm có độ tuổi từ 50-70. Các đối tượng này đều thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu: không mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa calci như: tiểu đường, suy thận, bệnh giáp trạng, các bệnh viờm loột dạ dạy tá tràng, ung thư dạ dày, điều trị corticoid kéo dài trên 30 ngày,…

Về mẫu nghiên cứu: Theo thiết kế ban đầu cỡ mẫu nghiên cứu là 394 đối tượng. Triển khai nghiên cứu chúng tôi đã thu thập được tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là 394 phụ nữ mãn kinh trên 5 năm tuổi từ 50-70, tuy nhiờn có 35 đối tượng được mời do có một số lý do riờng nờn không đến được và 5 trường hợp mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa nên cỡ mẫu còn là 379 đối tượng.

Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích tại một thời điểm. Vì vậy, phương pháp này chỉ đưa ra được tỷ lệ hiện mắc của ĐTNC tại thời điểm nghiên cứu nhưng chưa đánh giá được thực trạng thực sự của tình trạng loãng xương trong cộng đồng. Để đánh giá tình trạng loãng xương, chúng tôi chọn phương pháp siêu âm định lượng gót chân. Đây là phương pháp đã được áp dụng nhiều trên thế giới. Máy đo mật độ xương bằng siêu âm xương gút cú cấu tạo gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ vận chuyển đi cộng đồng, người được đo không phải chịu ảnh hưởng của tia xạ, chi phí thấp. Vì vậy, rất thích hợp cho chẩn đoán sàng lọc tại cộng đồng. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng máy Sonost 3000 hãng sản xuất Osteogys-Korea là loại máy đo mật độ xương gót. Do cấu trúc xương bè (trabecular) của xương gót tương tự như ở cột sống và cổ xương đùi nên người ta thấy mật độ xương gót có liên quan chặt chẽ với mật độ xương ở cổ xương đùi và cột sống. Đây cũng là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hoài Châu [5], Trần Thị Tụ Chõu [6], Nguyễn Thị Kim Dung [13], Lê Thị Bích Hằng [16]

Về độ tuổi: Đó có một số công trình nghiên cứu về tình trạng loãng xương được tiến hành ở phụ nữ trưởng thành cũng như phụ nữ mãn kinh nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung vào phụ nữ mãn kinh từ trên 5 năm ở độ tuổi 50-70. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi từ 50-70, chỳng tôi chia thành 2 nhóm tuổi: nhóm 1:50-59 tuổi, chiếm tỷ lệ 35,4%; nhóm 2: 65-70 tuổi, chiếm tỷ lệ 17,4%.

Về nghề nghiệp và trình độ học vấn: Đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu làm nghề nông nghiệp chiếm 75,5%. Hầu hết ĐTNC có trình độ học vấn cấp II, chiếm 69,1%, tỷ lệ đối tượng mù chữ là 1,8%, tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chỉ có 1,6%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung đã điều tra ở Gia Lâm cũng là một huyện ngoại thành Hà Nội với 55,1% ĐTNC là làm ruộng, trình độ học vấn cấp II là 57,5% [13]. Nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu từ 5 năm trở lại chủ yếu là làm nông nghiệp, chiếm 77,3%.

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)