Bàn luận về tỷ lệ loãng xương theo chỉ số BM

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 67 - 68)

II. Một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xƣơng của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hƣng – huyện Thanh Oai – Hà Nộ

25 Vị trí gãy xương

4.3.4. Bàn luận về tỷ lệ loãng xương theo chỉ số BM

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Ở những ĐTNC có chỉ số BMI dưới 23 thì có nguy cơ loãng xương cao hơn 1,77 lần so với những người có BMI 23. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với rất nhiều nghiên cứu, từ những nghiên cứu được tiến hành cách đây hơn chục năm như nghiên cứu của Vũ Đỡnh Chớnh, Vũ Thị Thanh Thủy, Phan Văn Tú … [8] [33] [40] đến những nghiên cứu mới được tiến hành trong những năm gần đây như nghiên cứu của Lê Thị Bích Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung, Hồ Phạm Thục Lan…[16], [13], [21]. Các nghiên cứu đều đưa ra kết quả những người có chỉ số BMI càng thấp thì tỷ lệ loãng xương càng cao

Bảng 4.1. So sánh tình trạng thể lực của ĐTNC của chỳng tôi với một số tác giả

Tác giả Cân nặng Chiều cao BMI

Chúng tôi (2012) 50,1 ± 6,8kg 151,25 ± 5,1cm 21,88 ± 2,63 Vũ Đình Chính (1996) 41,2 ± 5,5kg 148,8 ± 6,4 cm 18,61 ± 2,24 Nguyễn Thị Kim Dung (2005) 51,1 ± 7,8kg 151,25 ± 5,1cm 21,86 ± 3,03 Thái Thị Phương Oanh (2011) 52,4 ± 8,6kg 150 ± 7cm 22,3 ± 2,6

Từ các thông số trên cho thấy, so với 16 năm trước đây theo tác giả Vũ Đỡnh Chớnh (1996) thì tình trạng thể lực của phụ nữ sau mãn kinh đã tăng lên rất nhiều, tăng lên cả về cân nặng, về chiều cao và về tình trạng BMI. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đồng thuận với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2005) cũng được triển khai tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Khi so sánh với tình trạng thể lực của người cao tuổi ở khu vực nội thành Hà Nội theo nghiên cứu của tác giả Thái Thị Phương Oanh (2011) cho thấy thể lực của người cao tuổi ở nội thành cao hơn so với khu vực ngoại thành. Khi so sánh các số liệu nghiên cứu một cách tương đối (vì đối tượng và mục tiêu của các đề tài khác nhau) ta thấy rằng sự thay đổi về thể lực của người cao tuổi có chiều hướng tốt lên và có sự khác nhau về thể lực giữa khu vực nông thôn và thành thị. Mặc dù vậy nhưng các nghiên cứu qua các khoảng thời gian thì tỷ lệ loãng xương ngày càng tăng lên. Trong khuôn khổ bản luận văn này khó có thể đưa ra những lý do chắc chắn để giải thích cho vấn đề này song qua điều tra thực tế chúng tôi thấy rằng điều kiện sống, điều kiện kinh tế đang ngày một phát triển, điều kiện kinh tế tốt hơn là những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của họ nhưng đồng thời theo đó là tuổi thọ của con người ngày càng gia tăng, kéo theo đó là gia tăng số người bị mắc bệnh loãng xương.

Một phần của tài liệu Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tuổi tại xã tam hưng huyện thanh oai hà nội năm 2012 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)