II. Một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xƣơng của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hƣng – huyện Thanh Oai – Hà Nộ
25 Vị trí gãy xương
4.3.1. Bàn luận về mối liên quan giữa tình trạng, loãng xương với tuổ
Theo một nghiên cứu gần đây của tác giả Lưu Ngọc Giang và Nguyễn Thanh Trỳc trờn 225 đối tượng phụ nữ mãn kinh thì tỷ lệ loãng xương ở độ tuổi < 50 là 2,6%, ở độ tuổi 50-59 tỷ lệ loãng xương tăng mạnh tới 36,9% và độ tuổi 60-69 là 41,8% nhưng sang đến độ tuổi > 70 thì tỷ lệ này lại giảm xuống còn 18,7%. Chúng tôi lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu này là phụ nữ đã mãn kinh trên 5 năm có độ tuổi từ 50-70 để quan sát thực trạng loãng xương và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tỷ lệ loãng xương. Khi phân tích đơn biến nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ loãng xương thuộc nhóm 60-70 tuổi cao hơn 2,78 lần so với phụ nữ thuộc nhóm tuổi 50-59. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001; OR= 2,78 (95%CI: 1,81-4,26). Có thể lý giải ở độ tuổi 50-70, ngoài sự mất xương nhanh do mãn kinh cộng với sự mất xương chậm nhưng kéo dài do tuổi già làm cho tổng khối xương bị mất tăng lên đáng kể và tỷ lệ loãng xương tất yếu cũng tăng lên [41]. Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy và cộng sự cũng cho thấy mật độ xương gót và xương cẳng tay khi đo bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép giảm dần theo tuổi và cùng với nó là tỷ lệ loãng xương tăng dần theo tuổi [37].
Qua phân tích ta thấy tuổi là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tình trạng loãng xương. Tuy tuổi là một yếu tố không thể thay đổi được nhưng ta có thể dự phòng
tránh loãng xương bằng cách khám sức khỏe định kỳ và bổ sung calci. Tốc độ già hóa của người Việt Nam ngày càng tăng nhanh, tỷ lệ người già ngày càng cao, các vấn đề bệnh tật của tuổi già ngày càng nhiều [30], trong đó loãng xương là một bệnh lý rất cần được quan tâm chú trọng.