II. Một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xƣơng của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hƣng – huyện Thanh Oai – Hà Nộ
25 Vị trí gãy xương
4.3.6. Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương với khẩu phần calc
Chế độ ăn uống hợp lý là một trong hai yếu tố cơ bản nhất giúp phòng ngừa loãng xương, bên cạnh việc rèn luyện thể lực. Trong cơ thể con người, 99% lượng calci tập trung ở xương. Khi chế độ ăn uống hằng ngày không cung cấp đủ lượng calci cần thiết, calci sẽ được chuyển từ xương vào máu để duy trì nồng độ canlci hằng định trong máu. Do đó xương sẽ bị thưa và yếu đi, dần dần bệnh loãng xương được hình thành. Chế độ ăn cần đảm bảo đủ calci theo nhu cầu từng lứa tuổi, theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ sau mãn kinh cần ăn 1200 mg calci/ngày Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng thực phẩm giàu calci và thực phẩm tăng cường calci (sữa, bánh calci, phomat,…) với tăng mật độ xương của cơ thể. Một nghiên cứu được tiến hành trên 200 phụ nữ Trung Quốc tuổi từ 55-65 được bổ xung 2 ly sữa giàu calci mỗi ngày kết quả cho thấy ở nhóm can thiệp có tốc độ mất xương chậm hơn rõ rệt so với nhóm chứng . Trong nghiên cứu của Chee W.S.S và cộng sự năm 2003 trên 200 phụ nữ Trung Quốc tại Malaysia từ 55-65 tuổi đã mãn kinh hơn 5 năm, các đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm, một
nhóm bổ sung uống sữa giàu Ca (50g=1200mg=2 cốc/ngày) trong 2 năm và một nhóm ăn chế độ ăn bình thường. Kết quả nhúm cú bổ sung sữa tốc độ mất xương chậm hơn nhóm đối chứng (nhóm can thiệp : 0,13% và nhóm đối chứng 1,04% với p<0,001). Nghiên cứu cũng cho thấy ở nhúm cú bổ sung sữa Ca, nồng độ vitamin D-25 hydroxy huyết thanh đã được cải thiện rõ rệt (từ 69,1±16,1 nmol/l lên mức 86,4±22,0 nmol/l với p<0,01).
Ngược lại thì những người ít sử dụng thực phẩm giàu calci lại có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung cho thấy những người không bao giờ uống sữa có nguy cơ bị loãng xương/giảm mật độ xương cao gấp 3,8 lần so với những người uống sữa hàng ngày với p<0,001 [13].
Tuy nhiên, khi phân tích mối liên quan đơn biến chúng tôi chưa tìm ra được mối liên quan giữa khẩu phần calci với tình trạng loãng xương. Có thể do tỷ lệ đối tượng có khẩu phần calci < 500mg/ ngày chiếm một tỷ lệ khá lớn 88,9% so với 11,1% đối tượng có khẩu phần calci ≥ 500mg/ngày.