II. Một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xƣơng của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hƣng – huyện Thanh Oai – Hà Nộ
25 Vị trí gãy xương
4.3.5. Mối liên quan giữa tình trạng loóng xương với tiền sử kinh nguyệt và số con sinh ra của ĐTNC
con sinh ra của ĐTNC
Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là một bệnh. Thời gian mãn kinh ảnh hưởng đến sự thay đổi mật độ xương. Theo thời gian ngoài lượng xương bị mất do thiếu estrogen sau mãn kinh, các đối tượng này còn bị mất
một lượng xương do tuổi già [15]. Việc phát hiện sớm và sử dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp để duy trì chất lượng sống của phụ nữ mãn kinh. Nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng mãn kinh theo thời gian mãn kinh, nhiều tác giả cho rằng thời gian mãn kinh càng dài thì mất xương sẽ xảy ra ngày càng nhiều [76], [10]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng có sự khác biệt rất lớn về tình trạng loãng xương với tình trạng mãn kinh. Mất xương sau mãn kinh được chia làm 2 pha: pha đầu là pha mất xương nhanh, xảy ra trong 10-15 năm đầu sau mãn kinh và pha 2 là pha mất xương chậm. Ở 2 pha này, phụ nữ phải chịu hậu quả của pha 1 và của cả pha 2 [15]. Vì vậy, chúng tôi chia thời gian mãn kinh ra 2 nhúm: nhúm 1 > 15 năm và nhóm 2 ≤ 15 năm. Kết quả chẩn đoán theo T-score chia ra làm 2 nhóm: loóng xương và không loãng xương. Chúng tôi nhận thấy: nhóm 1 có 70 người, trong đó tỷ lệ loãng xương chiếm 62,9%, tỷ lệ không loãng xương là 37,1%. Nhóm 2 có 309 người, trong đó tỷ lệ loãng xương chiếm 34%, tỷ lệ không loãng xương là 66,0%. Chúng tôi tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mãn kinh và tình trạng loãng xương tính theo T-score (p< 0,001). Loãng xương có khuynh hướng tăng theo thời gian mãn kinh. Theo tác giả Oliveira PP và cộng sự, nghiên cứu ở 385 phụ nữ sau mãn kinh ở Brazil, những phụ nữ lớn tuổi có thời gian sau mãn kinh dài, trọng lượng cơ thể và BMI cao thỡ cú nguy cơ loãng xương và gãy xương cao hơn [76]. Kết phù quả này cũng đồng thuận với kết quả nghiên cứu của các tác giả Lưu Ngọc Giang và Nguyễn Thị Trúc nghiên cứu trên 225 phụ nữ mãn kinh trong độ tuổi từ 48-85 ở thành phố Mỹ Tho [15] cho rằng thời gian sau mãn kinh càng dài, số phụ nữ có triệu chứng gợi ý loãng xương càng lớn. Điều này có thể được giải thích như sau: từ 70 tuổi trở xuống, nguyên nhân loãng xương chủ yếu là do tình trạng mãn kinh, do nồng độ estrogen giảm gây nên mất chất xương, do đó vấn đề cần làm là rút ngắn thời gian mãn kinh bằng cách sử dụng liệu pháp hormon thay thế.
Tuổi mãn kinh trung bình của nghiên cứu này là 48,2 ± 3,7 tuổi, những phụ nữ mãn kinh trước tuổi 48 thỡ cú nguy cơ bị loãng xương cao hơn 1,75 lần so với những phụ nữ mãn kinh sau từ 48 tuổi trở lên. Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh
thủy trên 255 đối tượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Xanh Pụn cũng cho thấy độ tuổi mãn kinh trung bình của người phụ nữ là 48,1 ± 4,6. Nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi mãn kinh tới nguy cơ giảm khối lượng xương, nhiều tác giả nước ngoài đã nhận xét tuổi mãn kinh thấp có mật độ xương giảm rõ rệt so với nhóm có tuổi mãn kinh cao hơn [48], [77].
Số con sinh ra là một trong những đặc điểm quan trọng về sinh sản của người phụ nữ. Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Thủy trên 255 đối tượng là các bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Xanh Pụn thỡ nhúm bệnh nhân gãy cổ xương đùi có số lần sinh con (4,5 ± 2,2) cao hơn rõ ràng so với nhúm khụng góy cổ xương đùi (3,6 ± 2,1), khác biệt với p< 0,05. Hơn nữa, tỷ lệ sinh con trên 3 lần ở nhúm góy cổ xương đùi cao hơn hẳn so với nhúm khụng góy cổ xương đùi (p<0,05) [36]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của nghiên cứu này chúng tôi chưa tìm ra mối liên quan giữa tuổi mãn kinh và số con sinh ra.