Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Cỡ mẫu
Theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên, ta có: Z2(1-α/2) . p . q n= --- d2 Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra α: mức ý nghĩa thống kê, α = 0,05
Z(1-α/2) : hệ số tin cậy, với khoảng tin cậy 95% thì Z(1-α/2) = 1,96
p: Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh bị loãng xương ở nghiên cứu trước đây p = 0,369 [15] q: Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh không bị loãng xương, q = 1– 0,369 = 0,631
d: sai số cho phép, lấy d là 5% , d = 0,05
Thay các con số vào công thức trên, ta tính được n = 358
Dự tính 10% từ chối tham gia. Do đó số đối tượng tối thiểu cần tiến hành nghiên cứu là 394 người. Trên thực tế khi triển khai thu thập số liệu chỉ có 379 đối tượng thỏa mãn yêu cầu chọn mẫu được chọn vào nghiên cứu.
Chọn mẫu
Giai đoạn 1: Chọn xã
Chọn xã Tam Hưng thuộc huyện Thanh Oai – Hà Nội.
Sau khi chọn xã, chúng tôi đã sử dụng danh sách phụ nữ 50-70 tuổi do Trạm Y tế xã Tam Hưng cung cấp, tổng số phụ nữ có độ tuổi từ 50-70 của xã là 990 người tính đến thời điểm tháng 12/2011.
Giai đoạn 2: Chọn đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, và được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Sàng lọc ĐTNC
Lập danh sách gồm toàn bộ 990 phụ nữ 50-70 tuổi của xã Tam Hưng. Phiếu sàng lọc ban đầu (Phụ lục 1) được nghiên cứu viên và cộng tác viên gồm 8 người của xó đó trực tiếp phỏng vấn phụ nữ theo danh sách đã lập.
Bước 2: Thiết lập khung mẫu
Từ danh sách đã sàng lọc, chúng tôi lập danh sách các phụ nữ 50-70 (phụ lục 2) tuổi đủ điều kiện mãn kinh trên 5 năm, đây là khung mẫu để chọn trong bước 2 . Khung mẫu còn lại danh sách 810 phụ nữ đáp ứng tiêu chí chọn vào nghiên cứu.
Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Tính khoảng cách mẫu: khoảng cách mẫu k được tính bằng công thức: k = N/n= 810/394 ≈ 2
Trong đó: N: Số đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, N = 810 N: Số người tối thiểu cần nghiên cứu, n = 394
Thay vào công thức, ta tính được khoảng cách mẫu k xấp xỉ bằng 2.
Người đầu tiên được chọn là người được lấy mẫu ngẫu nhiên có số thứ tự nằm trong khoảng cách mẫu từ 1-2. Người thứ hai là người có số thứ tự của người thứ nhất cộng 2. Người thứ ba là người có số thứ tự của người thứ hai cộng 2. Cứ lấy như vậy cho đến khi đủ cỡ mẫu là 394 người.