II. Một số yếu tố liên quan đến bệnh loãng xƣơng của phụ nữ mãn kinh trên 5 năm trong độ tuổi 50-70 tại xã Tam Hƣng – huyện Thanh Oai – Hà Nộ
25 Vị trí gãy xương
4.3.8. Mối liên quan giữa tình trạng loãng xương với hoạt động thể lực, tập luyện
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung thì những người không tập thể dục, thể thao có nguy cơ bị loãng xương/giảm mật độ xương cao gấp 11,7 lần những người có tập thể dục thể thao thường xuyên trờn 30phỳt/ ngày một cách có ý nghĩa với p<0,001. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phượng nhận thấy là mật độ xương gót ở nhóm phụ nữ có luyện tập cao hơn 12% so với nhóm phụ nữ không luyện tập (p<0,05) [29]. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi khi phân tích đơn biến, cho thấy những người có tập thể dục thể thao có nguy cơ bị loãng xương gấp 1,71 lần so với những người không tập thể dục thể thao. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại có sự khác biệt này? Có thể lý giải cho vấn đề này như sau:
Nghiên cứu này là nghiên cứu mô tả cắt ngang tại một thời điểm vì thế chỉ mô tả tình hình luyện tập thể dục thể thao của ĐTNC nhưng không thể hiện được trước khi tập luyện họ đã bị loãng xương hay chưa hay khi cú cỏc dấu hiệu đau xương đau khớp, hoặc đi khám loãng xương ở các cơ sở y tế thì họ đã có ý thức để luyện tập thể dục thể thao hơn những người khác.
Mặt khác, đặc điểm những phụ nữ tham gia nghiên cứu chủ yếu có nghề nghiệp trước đây là làm nghề nông nghiệp, chiếm 75,5% và công việc của họ cũng không thay đổi nhiều, tỷ lệ làm nông nghiệp vẫn chiếm 77,3%. Tớnh chất công việc nặng nhọc, chịu sức nặng, sức tải nhiều nên sự cải thiện về tình trạng tập thể dục, thể thao chưa có tác dụng rõ rệt. Do vậy, khi phân tích mối liên quan giữa nghề nghiệp 5 năm trở lại đây của những phụ này thì lại thấy mối liên quan với tình trạng loãng xương.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vân Hồng, những người vận động nhiều sẽ ảnh hưởng tốt đến khối lượng xương, trái lại những người làm công việc tĩnh tại ít vận động sẽ gây những kết quả âm tính trên khung xương làm tăng sự mất xương. Đồng quan điểm với nghiên cứu này, các tác giả Phạm Văn Tú [39], Nguyễn Hiếu Nhân [25] cũng cho rằng làm việc nhiều, lao động nặng mật độ xương cao hơn người ít hoạt động.